Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Quan sát nguyệt thực nửa tối tại Việt Nam sáng ngày 11/2

Quan sát nguyệt thực nửa tối tại Việt Nam sáng ngày 11/2Việt Nam sẽ quan sát được Nguyệt thực nửa tối từ 05:35 sáng ngày 11/2. Nguyệt thực nửa tối chỉ làm giảm một phần độ sáng của Mặt Trăng, không làm Mặt Trăng biến thành màu đỏ.

Nguyệt thực nửa tối lần này Mặt Trăng sẽ lọt 24% bề mặt vào bóng nửa tối của Trái Đất. Hiện tượng sẽ bắt đầu diễn ra từ 07:45, tuy nhiên lúc này Mặt Trăng đã lặn, nên bạn hãy quan sát từ 05:35 sáng cho đến khi Mặt Trăng lặn đi vào sau 6 giờ sáng.

So sánh bề mặt Mặt Trăng trước và trong khi xảy ra Nguyệt thực nửa tối ngày 20/11/2002. Hình ảnh: Fred Espenak.
So sánh bề mặt Mặt Trăng trước (trái) và trong khi (phải) xảy ra Nguyệt thực nửa tối ngày 20/11/2002. Hình ảnh: Fred Espenak.

Khi xảy ra Nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng sẽ đi vào phần rìa tối ngoài cùng của Trái Đất, vùng này được gọi là vùng nửa tối, hay penumbra trong tiếng Anh. Khi Mặt Trăng lọt vào phần này, nó sẽ bị Trái Đất che bớt ánh sáng, nhưng chỉ một phần bóng tối mờ, kết quả là độ sáng của Mặt Trăng sẽ bị giảm và tối đi chút xíu.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, cả ba thiên thể nằm gần thẳng hàng nhau. Như vậy, Trái Đất sẽ che đi một phần ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, kết quả là Mặt Trăng sẽ bị tối đi.

Nếu như ba thiên thể này nằm thẳng hàng, sẽ xảy ra Nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng sẽ bị che ánh sáng hoàn toàn, và chỉ có ánh sáng bước sóng dài như bước sóng màu đỏ mới đi qua được lớp khí quyển của Trái Đất, kết quả là Mặt Trăng sẽ có màu đỏ cam khi xảy ra Nguyệt thực toàn phần.

Những khu vực trên thế giới sẽ quan sát được Nguyệt thực nửa tối ngày 11/2/2016 được tô màu tím. Việt Nam quan sát được lúc trăng mọc vào buổi sáng. Hình ảnh: Timeanddate.com.
Những khu vực trên thế giới sẽ quan sát được Nguyệt thực nửa tối ngày 11/2/2016 được tô màu tím. Việt Nam quan sát được lúc trăng mọc vào buổi sáng. Hình ảnh: Timeanddate.com.

Mặc dù là độ sáng bề mặt của Mặt Trăng lúc xảy ra Nguyệt thực nửa tối có giảm, nhưng nó không rõ ràng, bạn phải quan sát thật kỹ và có một đôi mắt nhận biết tốt, hoặc chụp hình lại rồi so sánh, mới có thể nhận ra sự thay đổi độ sáng của Mặt Trăng lúc này.

Dưới đây là lịch trình diễn ra Nguyệt thực nửa tối ở Việt Nam.
(1): Mặt Trăng tiến vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất
(2): Mặt Trăng mọc
(3): Mặt Trăng lặn
(4): Cực đại nguyệt thực
(5): Mặt Trăng rời vùng bóng nửa tối của Trái Đất

Thành phố (1)
ngày 11
(2)
ngày 10
(3)
ngày 11
(4)
ngày 11
(5)
ngày 11
Cần Thơ 05:35 18:33 06:04 07:45 09:54
Mỹ Tho 05:35 18:31 06:02 07:45 09:54
Sài Gòn 05:35 18:29 06:02 07:45 09:54
Nha Trang 05:35 18:17 05:53 07:45 09:54
Đà Nẵng 05:35 18:18 06:01 07:45 09:54
Vinh 05:35 18:26 06:14 07:45 09:54
Hà Nội 05:35 18:20 06:17 07:45 09:54
Hải Phòng 05:35 18:30 06:13 07:45 09:54
Lào Cai 05:35 18:30 06:26 07:45 09:54

Nguyệt thực nửa tối là một sự kiện không đáng quan sát, vì độ sáng của Mặt Trăng thay đổi không nhiều, mắt thường sẽ khó nhận thấy được sự thay đổi này. Trong năm nay, Việt Nam sẽ quan sát được Nguyệt thực một phần vào ngày 8/8, xem chi tiết tại đây.

Quang Niên