Bản tin Thiên văn học - Số 1, Tuần 7 năm 2017
Đây là chương trình phát thanh thiên văn hàng tuần của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay. Ngọc Diệp, xin chào quý vị và các bạn.
Xin chào các bạn. Bạn đang nghe chương trình mới của Ftvh. Đây là chương trình được phát đi song song với các chương trình video đã có, nhằm tạo cho bạn một cách thức mới để cập nhật tin tức thiên văn và những sự kiện quan sát bầu trời.
Chương trình này sử dụng chủ yếu là âm thanh để truyền thông tin, được phát chính trên kênh SoundCloud của Ftvh. Những hình ảnh minh họa cần thiết sẽ được đăng tải trên trang tin của Ftvh ở bài viết tương ứng, cũng như ở bài phát thanh được đăng tải trên kênh YouTube.
Chỉ 10 phút vào thứ hai đầu tuần, bạn sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về thiên văn thế giới và Việt Nam, cũng như những sự kiện quan sát nổi bật trong tuần. Mời các bạn đón nghe vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần, trên các kênh mạng xã hội của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
Hôm nay, là ngày 13 tháng 2 năm 2017, nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Đinh Dậu. Ftvh xin gởi đến các bạn những nội dung chính như sau:
Kỷ niệm một năm phát hiện sóng hấp dẫn
NASA cho biết sẽ không có sự sống ở Proxima Centauri b
Phát hiện bằng chứng về một loại hố đen mới
453 năm ngày sinh nhà thiên văn Galileo Galilei
Quan sát Mặt Trăng và Sao Mộc giao hội
Và những nội dung khác nữa, mời các bạn cùng theo dõi.
Đầu tiên xin mời bạn đến với mục Tin tức.
Tuần lễ này đánh dấu kỷ niệm một năm ngày các nhà khoa học ở Đài Quan sát Sóng hấp dẫn Giao thoa kế qua tia laser (LIGO) phát hiện ra sóng hấp dẫn. Đây là một trong những sự kiện khoa học lớn nhất của năm 2016, là bằng chứng đầu tiên về một điều mà nhà khoa học Albert Einstein đã dự đoán từ đúng một thế kỷ trước đó.
Các nhà khoa học phát hiện sóng hấp dẫn bởi tín hiệu đến từ sự va chạm của hai hố đen được quan sát vào ngày 14/9/2015 tại Livingston, Louisiana và Hanford, Washington. Các hố đen va chạm nhau mà LIGO quan sát được đã tạo ra một cơn bão, ở đó thời gian trôi nhanh, tăng tốc dần rồi chậm lại, sau lại tăng tốc.
Và cũng theo một công bố mới đây của LIGO, họ cho biết đã có thể tự tạo ra sóng hấp dẫn. Bằng cách dựa theo những nguyên lý hoạt động của sóng hấp dẫn trong vũ trụ thực tế, nhóm các nhà khoa học tại LIGO đã thử nghiệm ý tưởng của họ qua một mô hình toán học lượng tử trên máy tính.
Kết quả là họ đã tạo được một gợn sóng không-thời gian thực sự nhưng còn rất nhỏ và chỉ mới tồn tại trên máy tính. Tuy nhiên ý tưởng này có một ý nghĩa xa hơn. Cơ học lượng tử cho rằng các hạt nhỏ như các điện tử có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc, điều này khiến các nhà khoa học lên ý tưởng áp dụng nó cho những vật chất lớn hơn.
Thậm chí khi điều này có thể thực sự xảy ra, nó cũng không duy trì trong một thời gian dài đủ để cho chúng ta có một cái nhìn rõ nét hơn về cơ học lượng tử. Đây là một ý tưởng thú vị nhưng dường như chưa thực sự khả thi, hy vọng trong tương lai xa, các khoa học gia sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về thế giới lượng tử qua những cách mà ta còn chưa nghĩ đến.
–––––
Vào tháng 8 năm ngoái, các nhà khoa học vui mừng thông báo rằng đã phát hiện một hành tinh không chỉ giống với Trái Đất và nằm gần chúng ta nhất, mà còn là một hành tinh rất tiềm năng trong việc tồn tại và phát triển sự sống.
Hành tinh này là Proxima Centauri b, một hành tinh xoay quanh ngôi sao Proxima Centauri – ngôi sao gần với Mặt Trời nhất, cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng. Hành tinh này xoay quanh ngôi sao chủ của nó ở khoảng cách vừa đủ để tồn tại những điều kiện thiết yếu cho sự sống.
Tuy nhiên, NASA vừa công bố một phương pháp mới để khảo sát xem liệu một ngoại hành tinh nào đó có thực sự tồn tại sự sống, và kết quả khi áp dụng phương pháp này với Proxima Centauri b là không, hành tinh này thực chẳng khác gì một hành tinh chết.
Theo đó, ngoài những yếu tố về quỹ đạo, còn nhiều điều khác ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống còn của sinh vật trên ngoại hành tinh đó. Dù Proxima Centauri b nằm trong vùng thích hợp để tồn tại sự sống, nhưng ngôi sao chủ của nó liên tục bùng nổ những cơn bão điện tích và bay thẳng về hướng hành tinh này.
Những vụ phun trào năng lượng trong môi trường liên hành tinh phóng một lượng lớn các hạt điện tích vào không gian bay về phía các hành tinh, những hạt điện tích này tác động với các phân tử khí trong khí quyển của hành tinh, khiến chúng bị ion hóa và phá vỡ thành phần cấu tạo phân tử.
Qua thời gian, quá trình này làm các phân tử khí bị thoát ra ngoài rồi trôi vào không gian, gây xói mòn khí quyển của hành tinh. Do đó, Proxima Centauri b đã bị mất đi bầu khí quyển của mình, tương tự như Mặt Trời đã từng đối xử với Sao Hỏa – người hàng xóm của chúng ta.
–––––
Các nhà nghiên cứu vừa cho biết đã tìm thấy bằng chứng của một loại hố đen mới, có khối lượng gấp 2.200 lần so với Mặt Trời, nằm ẩn mình trong một cụm sao dày đặc. Loại hố đen này được gọi là hố đen tầm trung, nó có mức khối lượng trung bình, nặng hơn các hố đen nhỏ và nhẹ hơn các hố đen to.
Bằng chứng này được tìm thấy sau khi các nhà khoa học quan sát cụm sao 47 Tucanae trong chòm sao Tucana (Đỗ Quyên). Cụm sao 47 Tucanae chứa hàng ngàn ngôi sao cùng khoảng hai mươi pulsar trong một không gian hình cầu có đường kính chỉ khoảng 120 năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu từ lâu vẫn tìm kiếm về sự tồn tại của một hố đen bên trong lõi của cụm sao này.
Khi quan sát 47 Tucanae, họ thấy rằng có một lực bí ẩn khuấy động tất cả những ngôi sao cũng như những pulsar của cụm. Sau khi thực hiện mô phỏng lại với máy tính, họ nhận thấy rằng có một hố đen có khối lượng vào khoảng 2.200 lần khối lượng Mặt Trời.
Hố đen tầm trung được ví như viên gạch nối giữa những hố đen nhỏ và những hố đen siêu khổng lồ. Chúng có thể là những hố đen nguyên thủy trước khi phát triển thành những con quái vật khổng lồ nằm tại tâm thiên hà mà chúng ta thấy ngày nay.
–––––
Trong tuần lễ này, tuần thứ 7 của năm 2017, chúng ta có những sự kiện như sau:
Ngày 15 tháng 2, kỷ niệm 453 năm ngày sinh nhà thiên văn người Ý Galileo Galilei. Ông là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng khoa học, cải tiến kính thiên văn và là người đầu tiên dùng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Ông được mệnh danh là cha đẻ của quan sát thiên văn, thiên văn học, vật lý học và khoa học hiện đại.
Cũng vào ngày 15 tháng 2 của 4 năm trước, năm 2013, một thiên thạch lớn đã bay vào bầu khí quyển của Trái Đất rồi nổ tung trên bầu trời tỉnh Chelyabinsk của Nga cùng những vùng phụ cận.
Thiên thạch này bay với tốc độ 54.000 km/giờ, tức là nhanh hơn 44 lần so với tốc độ âm thanh. Nó giải phóng mức năng lượng gấp 30 lần so với hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Đây là sự kiện thiên thể va chạm Trái Đất lớn nhất kể từ vụ nổ thiên thạch ở Tunguska vào năm 1908.
Ngày 17 tháng 2 năm 1959, vệ tinh Vanguard 2 của NASA được phóng lên không gian. Nhiệm vụ chính của chiếc vệ tinh này là đo đạc lượng ánh sáng Mặt Trời bao phủ Trái Đất cũng như bị phản xạ ngược ra vũ trụ.
Ngày 18 tháng 2 tới đây, NASA cùng SpaceX sẽ cho phóng sứ mệnh thương mại Cargo lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) bởi tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Kennedy ở Florida. Đây là chuyến bay đầu tiên của SpaceX sau khi hiện đại hóa thiết bị theo chuẩn của NASA.
Và ngày 18 tháng 2 chúng ta sẽ bắt đầu tiết Vũ thủy, một trong 24 tiết khí theo lịch của phương Đông cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí là mưa ẩm đối với vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Vào thời điểm này, kinh độ Mặt Trời sẽ bằng 330 độ.
–––––
Hôm nay là ngày 17 tháng Giêng, nghĩa là Mặt Trăng đã đạt pha Trăng tròn vào 3 ngày trước. Vậy trong tuần lễ này bạn sẽ quan sát được Trăng trương huyền khuyết dần mọc lên từ bầu trời hướng đông sau 9 giờ tối, và Mặt Trăng sẽ đạt pha hạ huyền vào ngày cuối tuần.
Vào ngày 15 tháng 2 tới, Mặt Trăng sẽ giao hội cùng Sao Mộc. Mặt Trăng và Sao Mộc sẽ nằm gần nhau trên bầu trời, chúng sẽ cách nhau 2 độ 33 phút. Bạn hãy quan sát chúng từ 22 giờ 14 phút ở bầu trời hướng đông, chúng sẽ lên cao nhất vào 03:39 ở cao 71° so với chân trời hướng nam, rồi bị lu mờ dần sau 6 giờ sáng.
Vào thời điểm giao hội, Mặt Trăng có độ sáng biểu kiến là -11,8, trong khi Sao Mộc có độ sáng biểu kiến là -1,8. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Virgo (Trinh nữ). Với khoảng cách như vậy, bạn sẽ khó quan sát chúng vừa một trường nhìn của kính thiên văn. Nhưng bạn vẫn có thể quan sát bằng mắt thường.
Vào Chủ Nhật ngày 19 tháng 2, Mặt Trăng sẽ đạt pha Trăng hạ huyền. Trăng hạ huyền là trăng bán nguyệt của nửa tháng âm lịch sau ngày rằm. Trăng hạ huyền mọc lên từ nửa đêm, cao nhất vào bình minh. Trăng hạ huyền có nửa bên trái sáng, nửa bên phải tối.
Mặt Trăng hôm này sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông từ 00:39. Lên cao nhất trên bầu trời vào 05:53 sáng, cao 64° so với chân trời hướng nam. Lúc này nó sẽ vẫn còn ở đó nhưng bạn phải quan sát kỹ mới thấy được vì nó chìm trong ánh sáng ban ngày của Mặt Trời.
Bạn cũng đừng quên quan sát Sao Kim và Sao Hỏa, là hai chấm sáng treo trên bầu trời hướng tây sau mỗi buổi chiều hoàng hôn. Hiện tại cả hai hành tinh đang trong thời gian khuất dần khỏi bầu trời, nên qua từng ngày chúng sẽ xuất hiện thấp hơn ở gần chân trời hướng tây.
–––––
Đó là tất cả những gì của tuần này. Chúc bạn một tuần làm việc tràn đầy năng lượng và gặt hái được những thành công.
Chương trình được thực hiện bởi Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
• Nội dung:
Tuấn Anh
anhtuan@ftvh.org,
Khánh Duy
khanhduy@ftvh.org
• Thuyết minh:
Ngọc Diệp
ngocdiep@ftvh.org
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại bạn vào 7 giờ sáng thứ hai tuần sau, ngày 20 tháng 2 năm 2017. Xin chào tạm biệt.
Xin chào các bạn. Bạn đang nghe chương trình mới của Ftvh. Đây là chương trình được phát đi song song với các chương trình video đã có, nhằm tạo cho bạn một cách thức mới để cập nhật tin tức thiên văn và những sự kiện quan sát bầu trời.
Chương trình này sử dụng chủ yếu là âm thanh để truyền thông tin, được phát chính trên kênh SoundCloud của Ftvh. Những hình ảnh minh họa cần thiết sẽ được đăng tải trên trang tin của Ftvh ở bài viết tương ứng, cũng như ở bài phát thanh được đăng tải trên kênh YouTube.
Chỉ 10 phút vào thứ hai đầu tuần, bạn sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về thiên văn thế giới và Việt Nam, cũng như những sự kiện quan sát nổi bật trong tuần. Mời các bạn đón nghe vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần, trên các kênh mạng xã hội của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
Hôm nay, là ngày 13 tháng 2 năm 2017, nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Đinh Dậu. Ftvh xin gởi đến các bạn những nội dung chính như sau:
Kỷ niệm một năm phát hiện sóng hấp dẫn
NASA cho biết sẽ không có sự sống ở Proxima Centauri b
Phát hiện bằng chứng về một loại hố đen mới
453 năm ngày sinh nhà thiên văn Galileo Galilei
Quan sát Mặt Trăng và Sao Mộc giao hội
Và những nội dung khác nữa, mời các bạn cùng theo dõi.
Đầu tiên xin mời bạn đến với mục Tin tức.
Tuần lễ này đánh dấu kỷ niệm một năm ngày các nhà khoa học ở Đài Quan sát Sóng hấp dẫn Giao thoa kế qua tia laser (LIGO) phát hiện ra sóng hấp dẫn. Đây là một trong những sự kiện khoa học lớn nhất của năm 2016, là bằng chứng đầu tiên về một điều mà nhà khoa học Albert Einstein đã dự đoán từ đúng một thế kỷ trước đó.
Các nhà khoa học phát hiện sóng hấp dẫn bởi tín hiệu đến từ sự va chạm của hai hố đen được quan sát vào ngày 14/9/2015 tại Livingston, Louisiana và Hanford, Washington. Các hố đen va chạm nhau mà LIGO quan sát được đã tạo ra một cơn bão, ở đó thời gian trôi nhanh, tăng tốc dần rồi chậm lại, sau lại tăng tốc.
Và cũng theo một công bố mới đây của LIGO, họ cho biết đã có thể tự tạo ra sóng hấp dẫn. Bằng cách dựa theo những nguyên lý hoạt động của sóng hấp dẫn trong vũ trụ thực tế, nhóm các nhà khoa học tại LIGO đã thử nghiệm ý tưởng của họ qua một mô hình toán học lượng tử trên máy tính.
Kết quả là họ đã tạo được một gợn sóng không-thời gian thực sự nhưng còn rất nhỏ và chỉ mới tồn tại trên máy tính. Tuy nhiên ý tưởng này có một ý nghĩa xa hơn. Cơ học lượng tử cho rằng các hạt nhỏ như các điện tử có thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc, điều này khiến các nhà khoa học lên ý tưởng áp dụng nó cho những vật chất lớn hơn.
Thậm chí khi điều này có thể thực sự xảy ra, nó cũng không duy trì trong một thời gian dài đủ để cho chúng ta có một cái nhìn rõ nét hơn về cơ học lượng tử. Đây là một ý tưởng thú vị nhưng dường như chưa thực sự khả thi, hy vọng trong tương lai xa, các khoa học gia sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về thế giới lượng tử qua những cách mà ta còn chưa nghĩ đến.
–––––
Vào tháng 8 năm ngoái, các nhà khoa học vui mừng thông báo rằng đã phát hiện một hành tinh không chỉ giống với Trái Đất và nằm gần chúng ta nhất, mà còn là một hành tinh rất tiềm năng trong việc tồn tại và phát triển sự sống.
Hành tinh này là Proxima Centauri b, một hành tinh xoay quanh ngôi sao Proxima Centauri – ngôi sao gần với Mặt Trời nhất, cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng. Hành tinh này xoay quanh ngôi sao chủ của nó ở khoảng cách vừa đủ để tồn tại những điều kiện thiết yếu cho sự sống.
Tuy nhiên, NASA vừa công bố một phương pháp mới để khảo sát xem liệu một ngoại hành tinh nào đó có thực sự tồn tại sự sống, và kết quả khi áp dụng phương pháp này với Proxima Centauri b là không, hành tinh này thực chẳng khác gì một hành tinh chết.
Theo đó, ngoài những yếu tố về quỹ đạo, còn nhiều điều khác ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống còn của sinh vật trên ngoại hành tinh đó. Dù Proxima Centauri b nằm trong vùng thích hợp để tồn tại sự sống, nhưng ngôi sao chủ của nó liên tục bùng nổ những cơn bão điện tích và bay thẳng về hướng hành tinh này.
Những vụ phun trào năng lượng trong môi trường liên hành tinh phóng một lượng lớn các hạt điện tích vào không gian bay về phía các hành tinh, những hạt điện tích này tác động với các phân tử khí trong khí quyển của hành tinh, khiến chúng bị ion hóa và phá vỡ thành phần cấu tạo phân tử.
Qua thời gian, quá trình này làm các phân tử khí bị thoát ra ngoài rồi trôi vào không gian, gây xói mòn khí quyển của hành tinh. Do đó, Proxima Centauri b đã bị mất đi bầu khí quyển của mình, tương tự như Mặt Trời đã từng đối xử với Sao Hỏa – người hàng xóm của chúng ta.
–––––
Các nhà nghiên cứu vừa cho biết đã tìm thấy bằng chứng của một loại hố đen mới, có khối lượng gấp 2.200 lần so với Mặt Trời, nằm ẩn mình trong một cụm sao dày đặc. Loại hố đen này được gọi là hố đen tầm trung, nó có mức khối lượng trung bình, nặng hơn các hố đen nhỏ và nhẹ hơn các hố đen to.
Bằng chứng này được tìm thấy sau khi các nhà khoa học quan sát cụm sao 47 Tucanae trong chòm sao Tucana (Đỗ Quyên). Cụm sao 47 Tucanae chứa hàng ngàn ngôi sao cùng khoảng hai mươi pulsar trong một không gian hình cầu có đường kính chỉ khoảng 120 năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu từ lâu vẫn tìm kiếm về sự tồn tại của một hố đen bên trong lõi của cụm sao này.
Khi quan sát 47 Tucanae, họ thấy rằng có một lực bí ẩn khuấy động tất cả những ngôi sao cũng như những pulsar của cụm. Sau khi thực hiện mô phỏng lại với máy tính, họ nhận thấy rằng có một hố đen có khối lượng vào khoảng 2.200 lần khối lượng Mặt Trời.
Hố đen tầm trung được ví như viên gạch nối giữa những hố đen nhỏ và những hố đen siêu khổng lồ. Chúng có thể là những hố đen nguyên thủy trước khi phát triển thành những con quái vật khổng lồ nằm tại tâm thiên hà mà chúng ta thấy ngày nay.
–––––
Trong tuần lễ này, tuần thứ 7 của năm 2017, chúng ta có những sự kiện như sau:
Ngày 15 tháng 2, kỷ niệm 453 năm ngày sinh nhà thiên văn người Ý Galileo Galilei. Ông là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng khoa học, cải tiến kính thiên văn và là người đầu tiên dùng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Ông được mệnh danh là cha đẻ của quan sát thiên văn, thiên văn học, vật lý học và khoa học hiện đại.
Cũng vào ngày 15 tháng 2 của 4 năm trước, năm 2013, một thiên thạch lớn đã bay vào bầu khí quyển của Trái Đất rồi nổ tung trên bầu trời tỉnh Chelyabinsk của Nga cùng những vùng phụ cận.
Thiên thạch này bay với tốc độ 54.000 km/giờ, tức là nhanh hơn 44 lần so với tốc độ âm thanh. Nó giải phóng mức năng lượng gấp 30 lần so với hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Đây là sự kiện thiên thể va chạm Trái Đất lớn nhất kể từ vụ nổ thiên thạch ở Tunguska vào năm 1908.
Ngày 17 tháng 2 năm 1959, vệ tinh Vanguard 2 của NASA được phóng lên không gian. Nhiệm vụ chính của chiếc vệ tinh này là đo đạc lượng ánh sáng Mặt Trời bao phủ Trái Đất cũng như bị phản xạ ngược ra vũ trụ.
Ngày 18 tháng 2 tới đây, NASA cùng SpaceX sẽ cho phóng sứ mệnh thương mại Cargo lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) bởi tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Kennedy ở Florida. Đây là chuyến bay đầu tiên của SpaceX sau khi hiện đại hóa thiết bị theo chuẩn của NASA.
Và ngày 18 tháng 2 chúng ta sẽ bắt đầu tiết Vũ thủy, một trong 24 tiết khí theo lịch của phương Đông cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí là mưa ẩm đối với vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Vào thời điểm này, kinh độ Mặt Trời sẽ bằng 330 độ.
–––––
Hôm nay là ngày 17 tháng Giêng, nghĩa là Mặt Trăng đã đạt pha Trăng tròn vào 3 ngày trước. Vậy trong tuần lễ này bạn sẽ quan sát được Trăng trương huyền khuyết dần mọc lên từ bầu trời hướng đông sau 9 giờ tối, và Mặt Trăng sẽ đạt pha hạ huyền vào ngày cuối tuần.
Vào ngày 15 tháng 2 tới, Mặt Trăng sẽ giao hội cùng Sao Mộc. Mặt Trăng và Sao Mộc sẽ nằm gần nhau trên bầu trời, chúng sẽ cách nhau 2 độ 33 phút. Bạn hãy quan sát chúng từ 22 giờ 14 phút ở bầu trời hướng đông, chúng sẽ lên cao nhất vào 03:39 ở cao 71° so với chân trời hướng nam, rồi bị lu mờ dần sau 6 giờ sáng.
Vào thời điểm giao hội, Mặt Trăng có độ sáng biểu kiến là -11,8, trong khi Sao Mộc có độ sáng biểu kiến là -1,8. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Virgo (Trinh nữ). Với khoảng cách như vậy, bạn sẽ khó quan sát chúng vừa một trường nhìn của kính thiên văn. Nhưng bạn vẫn có thể quan sát bằng mắt thường.
Vào Chủ Nhật ngày 19 tháng 2, Mặt Trăng sẽ đạt pha Trăng hạ huyền. Trăng hạ huyền là trăng bán nguyệt của nửa tháng âm lịch sau ngày rằm. Trăng hạ huyền mọc lên từ nửa đêm, cao nhất vào bình minh. Trăng hạ huyền có nửa bên trái sáng, nửa bên phải tối.
Mặt Trăng hôm này sẽ mọc lên ở bầu trời hướng đông từ 00:39. Lên cao nhất trên bầu trời vào 05:53 sáng, cao 64° so với chân trời hướng nam. Lúc này nó sẽ vẫn còn ở đó nhưng bạn phải quan sát kỹ mới thấy được vì nó chìm trong ánh sáng ban ngày của Mặt Trời.
Bạn cũng đừng quên quan sát Sao Kim và Sao Hỏa, là hai chấm sáng treo trên bầu trời hướng tây sau mỗi buổi chiều hoàng hôn. Hiện tại cả hai hành tinh đang trong thời gian khuất dần khỏi bầu trời, nên qua từng ngày chúng sẽ xuất hiện thấp hơn ở gần chân trời hướng tây.
–––––
Đó là tất cả những gì của tuần này. Chúc bạn một tuần làm việc tràn đầy năng lượng và gặt hái được những thành công.
Chương trình được thực hiện bởi Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
• Nội dung:
Tuấn Anh
anhtuan@ftvh.org,
Khánh Duy
khanhduy@ftvh.org
• Thuyết minh:
Ngọc Diệp
ngocdiep@ftvh.org
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại bạn vào 7 giờ sáng thứ hai tuần sau, ngày 20 tháng 2 năm 2017. Xin chào tạm biệt.