Tàu Cassini chụp hình ảnh rõ nét về vành đai băng giá của Sao Thổ
Tàu vũ trụ Cassini của NASA vừa chụp được hình ảnh cận cảnh gần nhất từ trước đến nay về vành đai Sao Thổ, cho thấy mức độ chi tiết chưa từng có về chiếc vành đai băng giá này. Hình ảnh được thực hiện khi tàu bay ở quỹ đạo bên ngoài của hệ thống vành đai chính của Sao Thổ.
Những hình ảnh mới nhất cho thấy rõ những chi tiết nhỏ đến 550 mét, tức tương đương như khi quan sát rõ những tòa nhà cao nhất của Trái Đất từ không gian. Những gì bạn nhìn thấy trong hình, là vành đai A của Sao Thổ – cấu trúc vành đai sáng và lớn nằm ở ngoài cùng, cách Sao Thổ 134.500 km.
Ở vị trí này, Cassini cũng nằm gần với vành đai F của Sao Thổ, một vành đai được tạo nên từ những hạt bụi rất nhỏ, khiến tàu vũ trụ có thể bị va vào do không nhận thấy được nó.
“Vật chất tạo nên vành đai F rất nhỏ và mảnh, chúng chỉ vài micron. Ta không thấy được nó nhưng cảm nhận được khi lắng nghe âm thanh của chúng va vào tàu vũ trụ. Những hạt này rất nhỏ nên dù có va chạm cũng không gây ảnh hưởng đến tàu”, nhà khoa học Linda Spilker phụ trách ở sứ mệnh Cassini cho biết.
Tàu Cassini thật ra đã từng đến gần chiếc vành đai mỏng này vào lần đầu tiên nó bay đến Sao Thổ hồi 13 năm trước, nhưng lúc này vì một vài lý do nên chất lượng hình ảnh thu được không tốt, ta không ghi được hình ảnh của nó vào lúc trước.
Trước đây vào năm 2004, tàu di chuyển với tốc độ rất nhanh do vừa phải vượt cuộc hành trình hàng triệu cây số, vì thế khi chụp ảnh tàu chỉ chụp ảnh đơn chứ không phơi sáng. Những bức ảnh đơn có chất lượng không cao do thiếu sáng, không làm nổi bật chủ thể.
Giờ đây, tàu đã đạt tốc độ ổn định, chậm rãi hơn so với những năm đầu tiên. Những hình ảnh của tàu chụp lại đều được phơi sáng lâu, khiến hình ảnh thu được nhiều ánh sáng hơn và đem lại chi tiết cao hơn.
Tàu vũ trụ Cassini sẽ bắt đầu cái chết xoáy của mình từ ngày 26/4 tới đây, nó sẽ quay liên tục 22 vòng quanh Sao Thổ, bay luồn lách qua khoảng cách giữa Sao Thổ và các vệ tinh của nó.
Trong suốt những vòng quay này, nó sẽ nhìn vũ trụ lần cuối bằng cách ghi lại những hình ảnh ở khoảng cách cực kỳ gần và ở những góc nhìn chưa từng có trước đây. Để rồi nó chính thức rời khỏi quỹ đạo bay và đâm sầm vào bề mặt khí dày đặc của Sao Thổ vào ngày 15/9, nó sẽ vụt sáng lên như một sao băng khi lao vào Sao Thổ với tốc độ rất lớn.
“Khi bước vào những ngày tháng cuối cùng của sứ mệnh, tốt hơn là chúng ta cho tàu bay xa ra ngoài để có được những góc nhìn đẹp hơn về Sao Thổ mà từ trước đến nay chúng ta vẫn chưa ghi lại được”, trưởng nhóm phụ trách về hình ảnh của sứ mệnh Cassini, ông Carolyn Porco đến từ Viện Nghiên cứu Khoa học Không gian Boulder ở Colorado, cho biết.
Tại sao NASA không để Cassini tiếp tục bay sau khi kết thúc nhiệm vụ như tàu vũ trụ Voyager – hiện nay đã bay rời khỏi Hệ Mặt Trời? Bởi vì hai vệ tinh băng giá Enceladus và Titan có khả năng tồn tại nước dạng lỏng, tiềm năng tồn tại sự sống, nên NASA muốn tránh nguy cơ Cassini sẽ đâm sầm vào hai vệ tinh này, khiến chúng bị lây nhiễm vi trùng từ Trái Đất.
Hình ảnh vành đai B, vành đai nằm ở bên ngoài của Sao Thổ. Hình ảnh này chi tiết hơn gấp hai lần so với lần đầu tiên nó quan sát khu vực này. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech. |
Những hình ảnh mới nhất cho thấy rõ những chi tiết nhỏ đến 550 mét, tức tương đương như khi quan sát rõ những tòa nhà cao nhất của Trái Đất từ không gian. Những gì bạn nhìn thấy trong hình, là vành đai A của Sao Thổ – cấu trúc vành đai sáng và lớn nằm ở ngoài cùng, cách Sao Thổ 134.500 km.
Ở vị trí này, Cassini cũng nằm gần với vành đai F của Sao Thổ, một vành đai được tạo nên từ những hạt bụi rất nhỏ, khiến tàu vũ trụ có thể bị va vào do không nhận thấy được nó.
Vành đai A với mật độ vật chất dày đặc nằm cách Sao Thổ 134.500 km. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech. |
“Vật chất tạo nên vành đai F rất nhỏ và mảnh, chúng chỉ vài micron. Ta không thấy được nó nhưng cảm nhận được khi lắng nghe âm thanh của chúng va vào tàu vũ trụ. Những hạt này rất nhỏ nên dù có va chạm cũng không gây ảnh hưởng đến tàu”, nhà khoa học Linda Spilker phụ trách ở sứ mệnh Cassini cho biết.
Tàu Cassini thật ra đã từng đến gần chiếc vành đai mỏng này vào lần đầu tiên nó bay đến Sao Thổ hồi 13 năm trước, nhưng lúc này vì một vài lý do nên chất lượng hình ảnh thu được không tốt, ta không ghi được hình ảnh của nó vào lúc trước.
Trước đây vào năm 2004, tàu di chuyển với tốc độ rất nhanh do vừa phải vượt cuộc hành trình hàng triệu cây số, vì thế khi chụp ảnh tàu chỉ chụp ảnh đơn chứ không phơi sáng. Những bức ảnh đơn có chất lượng không cao do thiếu sáng, không làm nổi bật chủ thể.
Giờ đây, tàu đã đạt tốc độ ổn định, chậm rãi hơn so với những năm đầu tiên. Những hình ảnh của tàu chụp lại đều được phơi sáng lâu, khiến hình ảnh thu được nhiều ánh sáng hơn và đem lại chi tiết cao hơn.
Cái nhìn cận cảnh hơn về một khu vực thuộc vành đai B của Sao Thổ. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech. |
Tàu vũ trụ Cassini sẽ bắt đầu cái chết xoáy của mình từ ngày 26/4 tới đây, nó sẽ quay liên tục 22 vòng quanh Sao Thổ, bay luồn lách qua khoảng cách giữa Sao Thổ và các vệ tinh của nó.
Trong suốt những vòng quay này, nó sẽ nhìn vũ trụ lần cuối bằng cách ghi lại những hình ảnh ở khoảng cách cực kỳ gần và ở những góc nhìn chưa từng có trước đây. Để rồi nó chính thức rời khỏi quỹ đạo bay và đâm sầm vào bề mặt khí dày đặc của Sao Thổ vào ngày 15/9, nó sẽ vụt sáng lên như một sao băng khi lao vào Sao Thổ với tốc độ rất lớn.
Một vùng thuộc vành đai A của Sao Thổ. Những vết trắng nhỏ chính là các tia vũ trụ và bức xạ tạo nên bởi các hạt điện tích gần hành tinh. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech. |
“Khi bước vào những ngày tháng cuối cùng của sứ mệnh, tốt hơn là chúng ta cho tàu bay xa ra ngoài để có được những góc nhìn đẹp hơn về Sao Thổ mà từ trước đến nay chúng ta vẫn chưa ghi lại được”, trưởng nhóm phụ trách về hình ảnh của sứ mệnh Cassini, ông Carolyn Porco đến từ Viện Nghiên cứu Khoa học Không gian Boulder ở Colorado, cho biết.
Tại sao NASA không để Cassini tiếp tục bay sau khi kết thúc nhiệm vụ như tàu vũ trụ Voyager – hiện nay đã bay rời khỏi Hệ Mặt Trời? Bởi vì hai vệ tinh băng giá Enceladus và Titan có khả năng tồn tại nước dạng lỏng, tiềm năng tồn tại sự sống, nên NASA muốn tránh nguy cơ Cassini sẽ đâm sầm vào hai vệ tinh này, khiến chúng bị lây nhiễm vi trùng từ Trái Đất.
Khánh Duy
Theo Science Alert