Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Cực quang đỏ thắp sáng bầu trời Australia

Tại sao bầu trời lại phát ra ánh sáng màu đỏ? Đó là do cực quang. Một cơn bão Mặt Trời vào năm 2012, bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động của khu vực vết đen Mặt Trời 1402, phóng các hạt điện tích khiến các phân tử oxy ở thượng tầng khí quyển của Trái Đất bị phản ứng.

Cực quang đỏ thắp sáng bầu trời Australia. Hình ảnh: Alex Cherney (Terrastro, TWAN).
Cực quang đỏ thắp sáng bầu trời Australia.
Hình ảnh: Alex Cherney (Terrastro, TWAN).

Khi các electron đã trở lại trạng thái cơ bản của chúng, chúng phát ra một ánh sáng màu đỏ. Nếu phân tử oxy nằm thấp trong bầu khí quyển của Trái Đất bị tác dụng, ánh sáng sẽ chủ yếu là màu xanh lá cây.

Trong hình, cực quang màu đỏ này tỏa sáng ngay trên đường chân trời gần Flinders, bang Victoria, Australia. Tuy nhiên, bầu trời đêm đó cũng tỏa sáng bởi các thiên thể quen thuộc khác nhưng xa hơn, bao gồm phần trung tâm của Ngân Hà ở bên trái, và các thiên hà láng giềng như Đám Mây Magellan lớn và Đám Mây Magellan nhỏ ở bên phải.

Cực quang đỏ thắp sáng bầu trời Australia. Hình ảnh: Alex Cherney (Terrastro, TWAN).
Chú thích các chòm sao và thiên thể xuất hiện trong hình.
Hình ảnh và chú thích: Alex Cherney (Terrastro, TWAN).

Tác giả cũng có quay lại một đoạn video tua nhanh thời gian (timelapse) làm nổi bật cực quang trên bầu trời đêm hôm đó tạo nên khung cảnh đẹp như trong tranh vẽ, bạn có thể xem tại đây.

Tải hình lớn

Anh Thư
Theo APOD