Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Những sự kiện thiên văn nổi bật năm 2017

Những sự kiện thiên văn nổi bật năm 2017Năm 2016 đã khép lại với nhiều sự kiện thiên văn thú vị dành cho bạn quan sát. Năm 2017 này cũng vậy, rất nhiều sự kiện thiên văn chờ đợi bạn. Hãy cùng Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay điểm qua những sự kiện nổi bật trong năm mới này nhé.




Ở mỗi sự kiện được nhắc đến trong video, tại góc màn hình sẽ xuất hiện một QR code, bạn hãy quét mã QR để đến trang bài viết chi tiết và đọc cụ thể hơn về sự kiện đó. Hoặc bạn có thể bấm vào liên kết ở mỗi sự kiện để đọc bài viết chi tiết.

 1.  Mưa sao băng Quadrantid 
> Xem chi tiết

Như thường lệ mọi năm, cứ vào những ngày đầu tiên của năm mới, thiên nhiên sẽ dành tặng cho chúng ta một trong những cơn mưa sao băng lớn nhất và đẹp nhất trong năm.

Mưa sao băng Quadrantid là một cơn mưa sao băng lớn, với lượng sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm có thể đạt đến 120 vệt. Tâm điểm của cơn mưa sao băng này nằm ở chòm sao Bootes (Mục Phu, hay Thợ săn gấu).

Cực điểm mưa sao băng Quadrantid năm 2017 sẽ rơi vào 9 giờ tối ngày 3 tháng 1. Nhưng bạn phải đợi đến sau 2 giờ sáng ngày 4 tháng 1 mới quan sát được vì chòm sao Bootes lúc này mới mọc lên từ chân trời hướng đông.

Năm nay tuy cực điểm rơi vào đêm có trăng thượng huyền tháng Chạp, nhưng Mặt Trăng đã lặn từ trước nửa đêm và để lại cho bạn cả bầu trời tối, thật lý tưởng để quan sát mưa sao băng. Mặt Trăng sẽ không gây trở ngại cho trận mưa sao băng này.

Vậy là, bạn chỉ cần tìm một địa điểm ở ngoại ô, không có ánh sáng thành phố, nằm dài ra mặt đất rồi hướng mắt lên bầu trời hướng đông sau 2 giờ sáng để chiêm ngưỡng màn trình diễn mưa sao băng tuyệt vời.

 2.  Hai lần quan sát rất tốt Sao Kim 
> Xem chi tiết Lần 1
> Xem chi tiết Lần 2

Tiếp theo cũng trong tháng đầu tiên của năm. Vào ngày 12 tháng 1, Sao Kim sẽ đạt vị trí xa nhất về hướng đông. Tức là hành tinh sáng nhất bầu trời sẽ lên cao nhất và ở lại bầu trời lâu nhất, cho bạn cơ hội tốt nhất để quan sát và chụp ảnh hành tinh này.

Từ 6 giờ chiều, bạn hãy nhìn về hướng tây để thấy được Sao Kim đang tỏa sáng ở độ cao khoảng 30 độ so với chân trời. Sao Kim sẽ có độ sáng biểu kiến là -4,1 trong đêm này và bạn sẽ có khoảng 3 tiếng đồng hồ để quan sát trước khi nó lặn vào 9 giờ tối.

Trong năm nay, Sao Kim sẽ có một lần quan sát tốt nữa vào rạng sáng ngày 3 tháng 6, khi nó nằm xa nhất về phía tây của Mặt Trời.

Từ 3 giờ sáng ngày 3 tháng 6, bạn hãy nhìn về hướng đông để thấy nữ thần Venus mọc dần lên ở đây. Hành tinh này sẽ có độ sáng biểu kiến là -3,9 và cao khoảng 40 độ trên bầu trời khi Mặt Trời gần mọc.

 3.  Nhật thực hình khuyên 

Trong ba kiểu nhật thực gồm nhật thực một phần, nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên, thì Nhật thực hình khuyên đem lại hình ảnh đẹp hơn cả. 

Khi Nhật thực hình khuyên xảy ra, Mặt Trăng cũng sẽ che khuất bề mặt Mặt Trời như Nhật thực toàn phần, nhưng không che khuất toàn bộ mà để Mặt Trời bao xung quanh thành một chiếc nhẫn lửa.

Ngày 26 tháng 2 tới sẽ xảy ra hiện tượng Nhật thực hình khuyên đẹp mắt này, nhưng rất tiếc là Việt Nam sẽ không quan sát được nó.

Những khu vực nằm về một nửa phía nam của Nam Mỹ, của phía nam Châu Phi và nam Đại Tây Dương sẽ quan sát được một phần lần nhật thực này.

Thành phố Comodoro Rivadavia, miền nam Argentina, sẽ quan sát được tốt nhất lần nhật thực này. Hãy nhớ quan sát Nhật thực hình khuyên từ 10 giờ đến 14 giờ (giờ Argentina) ngày 26 tháng 2, nếu bạn sống ở khu vực này.

 4.  Sao Mộc đạt vị trí trực đối 

Hành tinh khí khổng lồ to lớn nhất Hệ Mặt Trời sẽ đến vị trí đối diện thẳng với Trái Đất vào lúc 4 giờ 28 phút rạng sáng ngày 8 tháng 4. Điều này có nghĩa là, cả đêm 7 cho đến rạng sáng 8 tháng 4, bạn sẽ quan sát được rất tốt hành tinh này.

Sao Mộc sẽ mọc lên bầu trời hướng đông từ khi màn đêm vừa buông xuống, lên cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm và lặn đi ở hướng tây khi ánh dương dần ló dạng. Gã khổng lồ sẽ có độ sáng biểu kiến là -2,1 và nằm cách chúng ta 4,46 đơn vị thiên văn (khoảng 667,2 triệu km).

 5.  Sao Thổ đạt vị trí trực đối 

Tiếp nối Sao Mộc, Sao Thổ với hệ thống vành đai rực rỡ của mình sẽ đạt vị trí trực đối – tức là vị trí nằm đối diện thẳng – so với Trái Đất vào ngày 15 tháng 6 tới đây. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn sẽ có một đêm thật tuyệt vời để chiêm ngưỡng nó.

Ngay khi màn đêm vừa bao trùm trời đất, Sao Thổ với độ sáng biểu kiến +0,2 sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng đông rồi tăng dần lên cao trên đỉnh đầu vào nửa đêm, và lặn đi ở chân trời tây khi ánh sáng ngày mới sắp đến.

Đây là thời điểm rất thích hợp để quan sát và chụp hình hành tinh khí khổng lồ này, khi nó nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời, ở khoảng cách gần chúng ta nhất với 9,04 đơn vị thiên văn (khoảng 1,4 tỷ cây số).

 6.  Nguyệt thực một phần 

Tối ngày 7 và rạng sáng ngày 8 tháng 8 tới đây, ở Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng Nguyệt thực một phần. Đây là hiện tượng đáng chú ý nhất trong năm nay tại Việt Nam.

Mặt Trăng tối hôm đó sẽ bị tối đi 24% bề mặt của mình. Nguyệt thực bắt đầu từ 22:51 tối ngày 7 cho đến 03:51 sáng ngày 8, nghĩa là người dân Việt Nam sẽ quan sát được trọn lần nguyệt thực này.

Thời gian cụ thể như sau: Mặt Trăng tiến vào vùng nửa tối từ 22:51 và tiến vào vùng bóng tối Trái Đất từ 00:23. Cực đại nguyệt thực vào 01:21. Mặt Trăng rời khỏi vùng bóng tối Trái Đất từ 02:18 rồi cuối cùng rời khỏi vùng nửa tối từ 03:51.

 7.  Mưa sao băng Perseid 

Tiết trời mùa thu dễ chịu chào đón bạn với cơn mưa sao băng Perseid, một trong ba cơn mưa sao băng không nên bỏ lỡ trong năm. Đây là một cơn mưa sao băng lớn với lượng sao băng trung bình mỗi giờ vào lúc cực điểm lên đến 100 vệt.

Cực điểm mưa sao băng Perseid năm nay rơi vào khoảng thời gian từ 9 giờ tối ngày 12 tháng 8 cho đến 9 giờ sáng ngày 13 tháng 8. Rất không may khi năm nay có sự xuất hiện của Mặt Trăng khá sáng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến buổi quan sát của bạn.

Chòm sao Perseus – tâm điểm của mưa sao băng Perseid – sẽ mọc lên bầu trời hướng đông bắc từ sau nửa đêm, nên thời gian bạn sẽ quan sát là từ sau nửa đêm ngày 13 tháng 8.

 8.  Nhật thực toàn phần 

Ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ xảy ra Nhật thực toàn phần hiếm đối với người dân sống ở Hoa Kỳ, đã 38 năm rồi người dân sống ở quốc gia này chưa được quan sát lần Nhật thực toàn phần nào. Tại Việt Nam sẽ không quan sát được lần nhật thực này.

Người dân sống tại thành phố Cerulean và thành phố Hopkinsville thuộc tiểu bang Kentucky sẽ quan sát được hoàn toàn pha cực đại của Nhật thực toàn phần này. 

Nếu bạn sống ở đây, hãy bắt đầu quan sát từ 10:56 cho đến 13:51, pha toàn phần sẽ diễn ra từ 12:24 đến 12:26 và Mặt Trời sẽ bị che khuất hoàn toàn lúc 12:25, tất cả thời gian vừa đề cập đều tính theo múi giờ chuẩn miền Trung Hoa Kỳ (CST) tại tây Kentucky.

 9.  Sao Hải Vương đạt vị trí trực đối 

Hành tinh xa nhất Hệ Mặt Trời sẽ nằm đối mặt với Trái Đất và Mặt Trời, nó sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời và đến gần nhất với Trái Đất vào ngày 5 tháng 9 tới đây.

Sao Hải Vương sẽ mọc lên bầu trời từ sau khi Mặt Trời lặn, lên cao nhất vào nửa đêm và lặn đi trước khi Mặt Trời mọc. Sao Hải Vương sẽ có độ sáng biểu kiến là +7,6 trong đêm này, nghĩa là bạn phải quan sát qua kính thiên văn chứ không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Tuy nhiên, dù quan sát qua kính thiên văn bạn cũng chỉ thấy nó như là một dấu chấm màu xanh vì nó nằm quá xa so với chúng ta.

 10.  Mưa sao băng Geminid 

Và cuối cùng, không thể không kể đến mưa sao băng Geminid. Một cơn mưa sao băng lớn với lượng sao băng trung bình mỗi giờ lúc cực điểm lên đến 120 vệt. Cực điểm Geminid năm 2017 sẽ diễn ra vào 13 giờ 30 phút ngày 14/12.

Để quan sát mưa sao băng Geminid, bạn hãy ra ngoài trời và nhìn về hướng đông bắc sau 11 giờ khuya, khi chòm sao Gemini đã lên cao, và tiếp tục ngắm cho đến rạng sáng hôm sau.

Năm nay Mặt Trăng sẽ xuất hiện trễ, mãi sau 3 giờ sáng Mặt Trăng mới mọc lên ở chân trời hướng đông, nên bạn sẽ có cả đêm tối trời thật tuyệt vời để quan sát mưa sao băng Geminid.

Bạn nhớ đừng bỏ sót bất cứ sự kiện quan sát nào trong năm 2017 này nhé. Ngoài những sự kiện kể trên đây, còn rất nhiều những sự kiện thiên văn lớn nhỏ khác, sẽ được Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay thông báo và hướng dẫn chi tiết cho bạn khi gần đến ngày sự kiện diễn ra.

Để xem chi tiết toàn bộ các sự kiện thiên văn của năm 2017 này, mời các bạn truy cập trang Lịch thiên văn của Ftvh tại địa chỉ: http://lichthienvan.ftvh.org/

Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.

––––––––––
• Nội dung và thực hiện video:
Quang Niên
quangnien@Ftvh.org

• Thuyết minh:
Xuân Oanh
oanhxuan@Ftvh.org

• Hình ảnh và video đã sử dụng:

Huelux - 4K Ultra HD
Dakotalapse
https://goo.gl/90WzKF
(00:15 - 00:51)
(05:12 - 05:41)
(08:37 - 08:56)

Meteor Shower 2013
Wesley Liikane
https://goo.gl/8CvLHy
(00:52 - 01:09)

Venus in the Night sky
Martin J Powell
https://goo.gl/tMcLNs
(01:30 - 01:45)

Venus reflected in the Pacific Ocean
Brocken Inaglory
https://goo.gl/31QkRc
(02:02 - 02:11)

Annular Solar Eclipse over New Mexico 
Colleen Pinski
https://goo.gl/T4B5hG
(02:25 - 02:33)

Annular Solar Eclipse Time-Lapse May 22, 2012 Ring of Fire
Kenneth Brandon - Dark Sky Chaser
https://goo.gl/zStPjE
(02:33 - 02:51)

Annular eclipse "ring of fire"
Kevin Baird
https://goo.gl/H8fHRj
(02:51 - 02:58)

26 February 2017 — Annular Solar Eclipse
Timeanddate.com
https://goo.gl/qGOedp
(02:58 - 03:06)

Annular eclipse
Tyler Blessing
(03:06 - 03:23)

Jupiter Converge
Alan Dyer
https://goo.gl/yGT4MP
(03:23 - 03:40)

Jupiter in Morning Skies
Babak Tafreshi (TWAN)
https://goo.gl/oxijq5
(03:51 - 04:00)

Saturn in 2012
Cosmoscon
https://goo.gl/qD09P0
(04:00 - 04:16)

Spring Saturn
olof1
https://goo.gl/vhZgau
(04:31 - 04:45)

Partial Lunar Eclipse
Fred Espenak
https://goo.gl/MV3Nty
(04:46 - 04:56)

Partial Lunar Eclipse
Timeanddate.com
https://goo.gl/Ac6en7
(04:56 - 05:12)

Perseid Meteor Shower 2013
Jeff Sullivan
https://goo.gl/NFlf3F
(05:42 - 06:15)
(07:28 - 08:09)

Total Solar Eclipse from Queensland Australia
conemmil 
https://goo.gl/40BM02
(06:28 - 06:45)

Great American Eclipse
Timeanddate.com
https://goo.gl/aPl8ir
(06:45 - 06:54)

3D Planet Neptune
Eyre Studios
https://goo.gl/VhRxK2
(06:55 - 07:06)

Skylights - Timelapse Video
Knate Myers
https://goo.gl/egf4ZZ
(08:13 - 08:37)

• Hình ảnh mô phỏng bầu trời đêm
bởi phần mềm Stellarium
http://stellarium.org/

• Nhạc nền:
Melange
Anvion
https://goo.gl/ddarYC