Hành tinh có bầu khí quyển dày cách chúng ta chỉ 39 năm ánh sáng
Một hành tinh có kích thước lớn gấp Trái Đất 1,2 lần được tìm thấy vào năm 2015, theo một nghiên cứu mới cho thấy nó có bầu khí quyển dày và có khả năng tồn tại rất nhiều nước.
Một hành tinh đất đá và nóng hơn Trái Đất, được phát hiện quay xung quanh một ngôi sao nhỏ gần chúng ta vào hơn một năm trước đây. Nó là ứng cử viên tiềm năng nhất cho việc tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Hành tinh này được đặt tên là GJ1132b, lớn gấp 1,2 lần so với Trái Đất, được cấu tạo chủ yếu từ đất đá và sắt. Các nhà khoa học đã thực hiện quan sát cận cảnh về hành tinh này và xác nhận nó có một bầu khí quyển dày đặc. Việc một hành tinh có bầu khí quyển dày, gợi ý rằng hành tinh đó có thể chứa nhiều nước.
Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi tiến sĩ John Southworth giảng dạy tại Đại học Keele, thực hiện nghiên cứu về khí quyển của hành tinh bằng cách sử dụng phương pháp quá cảnh để phát hiện những ngoại hành tinh.
Khi hành tinh đi qua phía trước một ngôi sao, nó che bớt một phần ánh sáng của ngôi sao đó. Từ Trái Đất ta có thể thấy được sự sụt giảm độ sáng của ngôi sao, và ta biết được có một hành tinh quay quanh ngôi sao đó.
GJ1132b khiến ánh sáng từ ngôi sao chủ của nó giảm đi 0,3% mỗi 1,6 ngày. Các nhà nghiên cứu dựa vào quang phổ quan sát được và cho thấy hành tinh có những dấu hiệu ban đầu là một hành tinh giàu nước.
Sử dụng kính viễn vọng MPG rộng 2,2 mét của Đài Quan sát Nam Châu Âu ở Chile, nhóm nghiên cứu theo dõi 9 lần quá cảnh vượt qua của GJ1132b qua những bước sóng ánh sáng khác nhau.
“Chúng tôi biết rằng những hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất sẽ có khả năng duy trì một bầu khí quyển dày”, tiến sĩ Southworth cho biết.
GJ1132b quay quanh một ngôi sao lùn lớp M có tên gọi là Gliese 1132, khoảng cách của chúng gần hơn so với khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt Trời, nghĩa là nó nhận được lượng bức xạ gấp 19 lần so với Trái Đất nhận được từ Mặt Trời.
Hệ hành tinh này nằm cũng rất gần với chúng ta, nó chỉ cách Mặt Trời 39 năm ánh sáng. Khi lần đầu tiên phát hiện được nó, các nhà thiên văn mô tả đây là hành tinh quan trọng nhất bên ngoài Hệ Mặt Trời từng được phát hiện.
“Hành tinh này được quan tâm đặc biệt bởi dựa vào độ mờ đi của ngôi sao lùn lớp M, ta biết được hành tinh này cách ngôi sao chủ một khoảng cách vừa đủ, tức là nó nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống”, các tác giả cho biết trong bài nghiên cứu.
Ước tính bề mặt của hành tinh này có mức nhiệt độ vào khoảng từ 136 độ C đến 306 độ C. Con số này cho thấy đây là một nơi quá nóng để con người có thể sinh sống, nhưng nó vẫn đủ mát để có một bầu khí quyển đáng kể.
“Kích thước của hành tinh cũng quyết định thành phần bên trong nó, như một hành tinh đất đá như Trái Đất hay một hành tinh giàu có nước lỏng”, các tác giả cho biết thêm.
Một hành tinh đất đá và nóng hơn Trái Đất, được phát hiện quay xung quanh một ngôi sao nhỏ gần chúng ta vào hơn một năm trước đây. Nó là ứng cử viên tiềm năng nhất cho việc tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Hình ảnh đồ họa ngôi sao Gliese 1132 khi nhìn từ phía sau của hành tinh GJ1132b. Hình ảnh: Dana Berry. |
Hành tinh này được đặt tên là GJ1132b, lớn gấp 1,2 lần so với Trái Đất, được cấu tạo chủ yếu từ đất đá và sắt. Các nhà khoa học đã thực hiện quan sát cận cảnh về hành tinh này và xác nhận nó có một bầu khí quyển dày đặc. Việc một hành tinh có bầu khí quyển dày, gợi ý rằng hành tinh đó có thể chứa nhiều nước.
Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi tiến sĩ John Southworth giảng dạy tại Đại học Keele, thực hiện nghiên cứu về khí quyển của hành tinh bằng cách sử dụng phương pháp quá cảnh để phát hiện những ngoại hành tinh.
Khi hành tinh đi qua phía trước một ngôi sao, nó che bớt một phần ánh sáng của ngôi sao đó. Từ Trái Đất ta có thể thấy được sự sụt giảm độ sáng của ngôi sao, và ta biết được có một hành tinh quay quanh ngôi sao đó.
GJ1132b khiến ánh sáng từ ngôi sao chủ của nó giảm đi 0,3% mỗi 1,6 ngày. Các nhà nghiên cứu dựa vào quang phổ quan sát được và cho thấy hành tinh có những dấu hiệu ban đầu là một hành tinh giàu nước.
Sử dụng kính viễn vọng MPG rộng 2,2 mét của Đài Quan sát Nam Châu Âu ở Chile, nhóm nghiên cứu theo dõi 9 lần quá cảnh vượt qua của GJ1132b qua những bước sóng ánh sáng khác nhau.
“Chúng tôi biết rằng những hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất sẽ có khả năng duy trì một bầu khí quyển dày”, tiến sĩ Southworth cho biết.
Hành tinh GJ1132b lớn hơn Trái Đất 16 lần, nhưng ngôi sao của nó – sao Gliese 1132 – nhỏ hơn một phần năm so với Mặt Trời của chúng ta. Hình ảnh: Nature. |
GJ1132b quay quanh một ngôi sao lùn lớp M có tên gọi là Gliese 1132, khoảng cách của chúng gần hơn so với khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt Trời, nghĩa là nó nhận được lượng bức xạ gấp 19 lần so với Trái Đất nhận được từ Mặt Trời.
Hệ hành tinh này nằm cũng rất gần với chúng ta, nó chỉ cách Mặt Trời 39 năm ánh sáng. Khi lần đầu tiên phát hiện được nó, các nhà thiên văn mô tả đây là hành tinh quan trọng nhất bên ngoài Hệ Mặt Trời từng được phát hiện.
“Hành tinh này được quan tâm đặc biệt bởi dựa vào độ mờ đi của ngôi sao lùn lớp M, ta biết được hành tinh này cách ngôi sao chủ một khoảng cách vừa đủ, tức là nó nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống”, các tác giả cho biết trong bài nghiên cứu.
Ước tính bề mặt của hành tinh này có mức nhiệt độ vào khoảng từ 136 độ C đến 306 độ C. Con số này cho thấy đây là một nơi quá nóng để con người có thể sinh sống, nhưng nó vẫn đủ mát để có một bầu khí quyển đáng kể.
“Kích thước của hành tinh cũng quyết định thành phần bên trong nó, như một hành tinh đất đá như Trái Đất hay một hành tinh giàu có nước lỏng”, các tác giả cho biết thêm.
Quang Niên
Theo Dailymail