10 năm sao chổi McNaught thắp sáng bầu trời nam bán cầu
Vào tháng 1 của năm 2007, sao chổi C/2006 P1, hay còn được biết đến là sao chổi McNaught đã tỏa sáng khắp bầu trời nam bán cầu để mọi người có thể chiêm ngưỡng được nó bằng mắt thường.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày sao chổi C/2006 P1 thống lãnh bầu trời Trái Đất. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những kỷ niệm đáng nhớ về sao chổi này, dù Việt Nam không phải là nơi tốt nhất để quan sát nó.
Đại sao chổi năm 2007 là một sao chổi không định kỳ được phát hiện vào ngày 7 tháng 8 năm 2006 bởi nhà thiên văn người Anh gốc Úc Robert H. McNaught. Nó là sao chổi sáng nhất trong vòng 40 năm trước đó, được quan sát tốt nhất vào hai tháng đầu năm của 2007.
McNaught đạt độ sáng biểu kiến cực đại lên đến -5,5, là sao chổi sáng thứ hai kể từ năm 1935, tức là hơn 70 năm trước đó. Nó đạt điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) vào 12 tháng 1 năm 2007.
Với độ sáng này, 10% dân số thế giới ở nam bán cầu có thể quan sát nó vô cùng rực rỡ trên bầu trời ban đêm và thậm chí có thể nhìn thấy nó trên bầu trời ban ngày.
Sao chổi C/2006 P1 có một quỹ đạo hình hyperbol với độ lệch tâm khá lớn sau khi đi vào bên trong Hệ Mặt Trời, độ lệch tâm sẽ giảm dần khi nó đi ra khỏi Hệ Mặt Trời nhưng nó vẫn bị lệ thuộc vào lực hấp dẫn của hệ như một sao chổi trong Đám mây Oort.
Với độ lệch tâm lớn, sao chổi có kỷ nguyên 2029 và một bán trục lớn rất lớn, vào khoảng 2050 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn (AU) bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng 149,6 triệu km). Theo đó, chu kỳ của sao chổi này là 92.600 năm, tức là phải sau ngần ấy năm, chúng ta mới quan sát lại được nó một lần nữa.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày sao chổi C/2006 P1 thống lãnh bầu trời Trái Đất. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những kỷ niệm đáng nhớ về sao chổi này, dù Việt Nam không phải là nơi tốt nhất để quan sát nó.
Sao chổi McNaught tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời thành phố Lawlers, bang Western Australia, nước Úc. Hình ảnh: Sjbmgrtl. |
Đại sao chổi năm 2007 là một sao chổi không định kỳ được phát hiện vào ngày 7 tháng 8 năm 2006 bởi nhà thiên văn người Anh gốc Úc Robert H. McNaught. Nó là sao chổi sáng nhất trong vòng 40 năm trước đó, được quan sát tốt nhất vào hai tháng đầu năm của 2007.
McNaught đạt độ sáng biểu kiến cực đại lên đến -5,5, là sao chổi sáng thứ hai kể từ năm 1935, tức là hơn 70 năm trước đó. Nó đạt điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) vào 12 tháng 1 năm 2007.
Với độ sáng này, 10% dân số thế giới ở nam bán cầu có thể quan sát nó vô cùng rực rỡ trên bầu trời ban đêm và thậm chí có thể nhìn thấy nó trên bầu trời ban ngày.
Sao chổi McNaught trên bầu trời Swifts Creek, bang Victoria, nước Úc. Hình ảnh: fir0002. |
Sao chổi C/2006 P1 vẫn tỏa sáng trên bầu trời thành phố Buenos Aires, Argentina đầy ánh đèn đô thị. Hình ảnh: Chatlas. |
Sao chổi C/2006 P1 thậm chí có thể quan sát rất rõ ràng vào ban ngày. Hình ảnh chụp ở thành phố Stuttgart, nước Đức. Hình ảnh: Stefan Seip. |
Sao chổi McNaught tỏa sáng trên bầu trời Auckland, New Zealand. Hình ảnh: Jamie Newman. |
Một chiếc máy bay đang bay ngang qua phía trước sao chổi McNaught trên bầu trời Vịnh Hout, nước Nam Phi. Hình ảnh: Richard Ball. |
Sao chổi McNaught rực rỡ trên bầu trời Cape Town, nước Nam Phi. Hình ảnh: Steve Coetzee. |
Sao chổi C/2006 P1 có một quỹ đạo hình hyperbol với độ lệch tâm khá lớn sau khi đi vào bên trong Hệ Mặt Trời, độ lệch tâm sẽ giảm dần khi nó đi ra khỏi Hệ Mặt Trời nhưng nó vẫn bị lệ thuộc vào lực hấp dẫn của hệ như một sao chổi trong Đám mây Oort.
Với độ lệch tâm lớn, sao chổi có kỷ nguyên 2029 và một bán trục lớn rất lớn, vào khoảng 2050 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn (AU) bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng 149,6 triệu km). Theo đó, chu kỳ của sao chổi này là 92.600 năm, tức là phải sau ngần ấy năm, chúng ta mới quan sát lại được nó một lần nữa.
Quang Niên