Cuộc giao hội gần của những cặp thiên thể trên bầu trời tháng bảy này
Những hành tinh sáng tô điểm cho cả bầu trời hoàng hôn và bình minh trong tháng bảy này. Trong khoảng từ ngày 21 đến 22/7, Sao Kim sẽ gặp ngôi sao sáng nhất của chòm sao Leo sau khi hoàng hôn và khi bình minh sắp đến Sao Hỏa và Sao Mộc sẽ gặp mặt nhau trên bầu trời sáng sớm. Những hành tinh khí khổng lồ ở xa như Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương sẽ mọc dần cao lên trên bầu trời sau nửa đêm.
Mặc dù cho Mặt Trời sẽ lặn trễ vào mùa hè thì một viên ngọc sáng vẫn đang mời gọi bạn quan sát ở hướng tây ngay trong ánh hoàng hôn - đó là Sao Kim - Sao Kim sẽ tỏa sáng rực rỡ trong ánh sáng hoàng hôn, nó sẽ lên không cao quá trên bầu trời và đi theo Mặt Trời lặn dần xuống ngay khi trời tối.
Trăng khuyết ngày 10/7 sẽ ở gần với Sao Kim, hai thiên thể này chỉ cách nhau 7° trời và Mặt Trăng sẽ nằm bên dưới trái với Sao Kim. Hai ngày sau đó, Sao Kim sẽ đi qua chòm sao Leo (Sư Tử) và đi dần về ngôi sao sáng nhất chòm sao Sư Tử là sao Regulus. Vào chiều tối ngày 21/7, sao Regulus và Sao Kim sẽ cách nhau khoảng 5°.
Khi ánh hoàng hôn mờ dần là lúc màn đêm đang dần bao trùm khắp cả bầu trời. Sao Thổ sẽ trở nên nổi bật ở bầu trời hướng tây nam, hành tinh này sẽ ở cao gần thiên đỉnh và lặn dần xuống thấp khi đến nửa đêm. Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 0,6, tức là sáng hơn những ngôi sao nền của chòm sao Virgo (Xử Nữ) gần đó.
Nhận ra Sao Thổ lúc này không có gì là khó. Hãy nhìn cao lên ở gần thiên đỉnh và bạn sẽ thấy ba thiên thể sáng chụm lại thành hình tam giác, ba thiên thể này là Sao Thổ, sao Arcturus của chòm sao Boötes (Mục Phu) và sao Spica của chòm sao Virgo (Xử Nữ).
Trong 3 cái đó, cái nào là Sao Thổ ? Những ngôi sao khi tỏa sáng trên bầu trời thì ánh sáng của nó bị nhấp nháy, còn hành tinh thì không. Vậy Sao Thổ là thiên thể sáng màu vàng ở bên trái hai ngôi sao kia (khi nhìn từ hướng tây nam) và nó không bị nhấp nháy.
Khi quan sát qua kính thiên văn, bạn cũng sẽ thấy được những mặt trăng của Sao Thổ. Đáng chú ý nhất là vệ tinh Titan - sẽ hiển thị qua kính thiên văn bình thường, nó sẽ xuất hiện ở phía bắc Sao Thổ từ ngày 1 đến 17/7 và ở phía nam Sao Thổ từ ngày 9 đến 25/7. Một chiếc kính thiên văn 4 inch sẽ cho bạn thấy những vệ tinh Tethys, Dione và Rhea nằm gần với Sao Thổ, cường độ sáng của nó sẽ là 12 khi nó ở điểm cực viễn với hành tinh khí này vào ngày 8/7. Bạn cần chiếc kính thiên văn 8 inch hoặc lớn hơn để tìm ra vệ tinh Enceladus và Mimas, hai vệ tinh này có quỹ đạo gần với Sao Thổ. Thời gian tốt nhất để quan sát chúng là vào đêm 12 và 13/7.
Tiếp theo là hành tinh khí khổng lồ và lạnh giá - Sao Hải Vương. Hành tinh này sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 7,8 và dễ dàng nhìn thấy qua một chiếc ống nhòm. Bạn có thể thấy nó ở chòm sao Bảo Bình, chòm sao này sẽ mọc lên sau nửa đêm và lên cao dần khi bình minh đang đến. Khu vực nền xung quanh khá ít sao sáng nên bạn có thể xác định hành tinh này dễ dàng.
Đầu tiên là xác định ngôi sao Sigma Aquarii (σ Aqr) với độ sáng biểu kiến là 4,8, và Sao Hải Vương sẽ nằm cách ngôi sao này 0,7° ở hướng tây bắc vào ngày 1/7 và cách 1,1° về hướng tây vào ngày 31/7.
Sao Thiên Vương sẽ mọc lên cao từ sau nửa đêm rồi tỏa sáng cho đến sáng trong giữa tháng bảy và xem tốt nhất ở hướng đông nam trước khi bình minh. Hành tinh này sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 5,8 trong khu vực chòm sao Pisces (Song Ngư). Bạn sẽ không nhìn thấy nhiều sao sáng ở khu vực này - và đây là thuận lợi để tìm ra Sao Thiên Vương. Ngôi sao có độ sáng 4,4 độ Delta Piscium (δ Psc) cách 3.5° về hướng bắc so với Sao Thiên Vương, bạn thậm chí có thể phát hiện ra ngôi sao này bằng mắt thường tại những vùng nông thôn thật tối trời.
Bạn hãy dậy sớm trong tháng bảy này để thưởng thức những hành tinh đang tỏa sáng trước bình minh nhé. Sao Hỏa sẽ mọc lên trong ba tuần đầu tiên của tháng 7 và tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 1,6 ở bầu trời hướng đông trước khi Mặt Trời mọc. Sao Hỏa sẽ đi từ chòm sao Taurus (Kim Ngưu) qua chòm sao Gemini (Song Tử) vào khoảng giữa tháng bảy và vượt qua hướng nam ở chỗ cụm sao mở M35 vào ngày 16 và 17/7.
Hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc sẽ đến gần và cách Sao Hỏa 1° vào ngày 22/7, vào buổi tối trước đó là ngày 21/7 thì Sao Kim và sao Regulus cũng đã giao hội gần như thế này (đầu bài viết). Hai hành tinh này sẽ được nhìn rõ thông qua một chiếc kính viễn vọng nhỏ.
Sao Kim sẽ tham gia vào buổi trình diễn bầu trời vào tuần cuối cùng của tháng 7. Bắt đầu từ ngày 25/7, hành tinh này sẽ nằm bên dưới Sao Hỏa 7.5° và chỉ cách đường chân trời 5°, Sao Thủy nằm đó 45 phút trước khi Mặt Trời mọc.
Sao Thủy có độ sáng 1,0 vào những ngày đầu và sẽ nhanh chóng đạt được độ sáng 0,0 vào ngày 31/7, lúc này nó sẽ ở cao hơn về hướng đông bắc trước khi Mặt Trời mọc.
Ba hành tinh buổi sáng là Sao Thủy, Sao Hỏa và Sao Mộc đều nằm trong khu vực chòm sao Gemini, chúng nằm bên phải hai ngôi sao Castor và Pollux và nằm bên trái những ngôi sao đang mọc cao dần lên của chòm sao Orion (Lạp Hộ). Hãy nhìn lên khu vực cao hơn những hành tinh, đó là chòm sao Auriga (Ngự Phu) và Taurus (Kim Ngưu) cùng với cụm sao Pleiades (M45).
Chúc bạn có những đêm quan sát tuyệt vời và những buổi sáng bình minh thật đẹp.
Mặc dù cho Mặt Trời sẽ lặn trễ vào mùa hè thì một viên ngọc sáng vẫn đang mời gọi bạn quan sát ở hướng tây ngay trong ánh hoàng hôn - đó là Sao Kim - Sao Kim sẽ tỏa sáng rực rỡ trong ánh sáng hoàng hôn, nó sẽ lên không cao quá trên bầu trời và đi theo Mặt Trời lặn dần xuống ngay khi trời tối.
Trăng khuyết ngày 10/7 sẽ ở gần với Sao Kim, hai thiên thể này chỉ cách nhau 7° trời và Mặt Trăng sẽ nằm bên dưới trái với Sao Kim. Hai ngày sau đó, Sao Kim sẽ đi qua chòm sao Leo (Sư Tử) và đi dần về ngôi sao sáng nhất chòm sao Sư Tử là sao Regulus. Vào chiều tối ngày 21/7, sao Regulus và Sao Kim sẽ cách nhau khoảng 5°.
Khi ánh hoàng hôn mờ dần là lúc màn đêm đang dần bao trùm khắp cả bầu trời. Sao Thổ sẽ trở nên nổi bật ở bầu trời hướng tây nam, hành tinh này sẽ ở cao gần thiên đỉnh và lặn dần xuống thấp khi đến nửa đêm. Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 0,6, tức là sáng hơn những ngôi sao nền của chòm sao Virgo (Xử Nữ) gần đó.
Nhận ra Sao Thổ lúc này không có gì là khó. Hãy nhìn cao lên ở gần thiên đỉnh và bạn sẽ thấy ba thiên thể sáng chụm lại thành hình tam giác, ba thiên thể này là Sao Thổ, sao Arcturus của chòm sao Boötes (Mục Phu) và sao Spica của chòm sao Virgo (Xử Nữ).
Trong 3 cái đó, cái nào là Sao Thổ ? Những ngôi sao khi tỏa sáng trên bầu trời thì ánh sáng của nó bị nhấp nháy, còn hành tinh thì không. Vậy Sao Thổ là thiên thể sáng màu vàng ở bên trái hai ngôi sao kia (khi nhìn từ hướng tây nam) và nó không bị nhấp nháy.
Khi quan sát qua kính thiên văn, bạn cũng sẽ thấy được những mặt trăng của Sao Thổ. Đáng chú ý nhất là vệ tinh Titan - sẽ hiển thị qua kính thiên văn bình thường, nó sẽ xuất hiện ở phía bắc Sao Thổ từ ngày 1 đến 17/7 và ở phía nam Sao Thổ từ ngày 9 đến 25/7. Một chiếc kính thiên văn 4 inch sẽ cho bạn thấy những vệ tinh Tethys, Dione và Rhea nằm gần với Sao Thổ, cường độ sáng của nó sẽ là 12 khi nó ở điểm cực viễn với hành tinh khí này vào ngày 8/7. Bạn cần chiếc kính thiên văn 8 inch hoặc lớn hơn để tìm ra vệ tinh Enceladus và Mimas, hai vệ tinh này có quỹ đạo gần với Sao Thổ. Thời gian tốt nhất để quan sát chúng là vào đêm 12 và 13/7.
Tiếp theo là hành tinh khí khổng lồ và lạnh giá - Sao Hải Vương. Hành tinh này sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 7,8 và dễ dàng nhìn thấy qua một chiếc ống nhòm. Bạn có thể thấy nó ở chòm sao Bảo Bình, chòm sao này sẽ mọc lên sau nửa đêm và lên cao dần khi bình minh đang đến. Khu vực nền xung quanh khá ít sao sáng nên bạn có thể xác định hành tinh này dễ dàng.
Đầu tiên là xác định ngôi sao Sigma Aquarii (σ Aqr) với độ sáng biểu kiến là 4,8, và Sao Hải Vương sẽ nằm cách ngôi sao này 0,7° ở hướng tây bắc vào ngày 1/7 và cách 1,1° về hướng tây vào ngày 31/7.
Sao Thiên Vương sẽ mọc lên cao từ sau nửa đêm rồi tỏa sáng cho đến sáng trong giữa tháng bảy và xem tốt nhất ở hướng đông nam trước khi bình minh. Hành tinh này sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 5,8 trong khu vực chòm sao Pisces (Song Ngư). Bạn sẽ không nhìn thấy nhiều sao sáng ở khu vực này - và đây là thuận lợi để tìm ra Sao Thiên Vương. Ngôi sao có độ sáng 4,4 độ Delta Piscium (δ Psc) cách 3.5° về hướng bắc so với Sao Thiên Vương, bạn thậm chí có thể phát hiện ra ngôi sao này bằng mắt thường tại những vùng nông thôn thật tối trời.
Bạn hãy dậy sớm trong tháng bảy này để thưởng thức những hành tinh đang tỏa sáng trước bình minh nhé. Sao Hỏa sẽ mọc lên trong ba tuần đầu tiên của tháng 7 và tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 1,6 ở bầu trời hướng đông trước khi Mặt Trời mọc. Sao Hỏa sẽ đi từ chòm sao Taurus (Kim Ngưu) qua chòm sao Gemini (Song Tử) vào khoảng giữa tháng bảy và vượt qua hướng nam ở chỗ cụm sao mở M35 vào ngày 16 và 17/7.
Hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc sẽ đến gần và cách Sao Hỏa 1° vào ngày 22/7, vào buổi tối trước đó là ngày 21/7 thì Sao Kim và sao Regulus cũng đã giao hội gần như thế này (đầu bài viết). Hai hành tinh này sẽ được nhìn rõ thông qua một chiếc kính viễn vọng nhỏ.
Sao Kim sẽ tham gia vào buổi trình diễn bầu trời vào tuần cuối cùng của tháng 7. Bắt đầu từ ngày 25/7, hành tinh này sẽ nằm bên dưới Sao Hỏa 7.5° và chỉ cách đường chân trời 5°, Sao Thủy nằm đó 45 phút trước khi Mặt Trời mọc.
Sao Thủy có độ sáng 1,0 vào những ngày đầu và sẽ nhanh chóng đạt được độ sáng 0,0 vào ngày 31/7, lúc này nó sẽ ở cao hơn về hướng đông bắc trước khi Mặt Trời mọc.
Ba hành tinh buổi sáng là Sao Thủy, Sao Hỏa và Sao Mộc đều nằm trong khu vực chòm sao Gemini, chúng nằm bên phải hai ngôi sao Castor và Pollux và nằm bên trái những ngôi sao đang mọc cao dần lên của chòm sao Orion (Lạp Hộ). Hãy nhìn lên khu vực cao hơn những hành tinh, đó là chòm sao Auriga (Ngự Phu) và Taurus (Kim Ngưu) cùng với cụm sao Pleiades (M45).
Chúc bạn có những đêm quan sát tuyệt vời và những buổi sáng bình minh thật đẹp.
Anh Tuấn Nguyễn theo Tạp chí Astronomy