Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Quan sát Sao Thổ và các mặt trăng của nó từ tối ngày mai, 12/7

Khi ánh hoàng hôn mờ dần là lúc màn đêm đang dần bao trùm khắp cả bầu trời. Sao Thổ sẽ trở nên nổi bật ở bầu trời hướng tây nam, hành tinh này sẽ ở cao gần thiên đỉnh và lặn dần xuống thấp khi đến nửa đêm. Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 0,6, tức là sáng hơn những ngôi sao nền của chòm sao ‪‎Virgo‬ (Xử Nữ) gần đó.

Quan sát Sao Thổ và các mặt trăng của nó từ tối ngày mai, 12/7
Quan sát Sao Thổ và các mặt trăng của nó từ tối ngày mai, 12/7.

Nhận ra Sao Thổ lúc này không có gì là khó. Hãy nhìn cao lên ở gần thiên đỉnh và bạn sẽ thấy ba thiên thể sáng chụm lại thành hình tam giác, ba thiên thể này là Sao Thổ, sao ‪Arcturus‬ của chòm sao Boötes (Mục Phu) và sao ‪Spica‬ của chòm sao Virgo (Xử Nữ).


Làm sao để nhận thấy sao Arcturus hay sao Spica ? Mình đã có viết bài viết tại đây, bạn tham khảo nhé.

Trong 3 cái đó thì cái nào là Sao Thổ ? Những ngôi sao khi tỏa sáng trên bầu trời thì ánh sáng của nó bị nhấp nháy, còn hành tinh thì không. Vậy Sao Thổ là thiên thể sáng màu vàng ở bên trái hai ngôi sao kia (khi nhìn từ hướng tây nam) và nó không bị nhấp nháy.

Khi quan sát qua kính thiên văn, bạn cũng sẽ thấy được những mặt trăng của Sao Thổ. Đáng chú ý nhất là vệ tinh ‪Titan‬ - sẽ hiển thị qua kính thiên văn bình thường, nó sẽ xuất hiện ở phía bắc Sao Thổ từ ngày 1 đến 17/7 và ở phía nam Sao Thổ từ ngày 9 đến 25/7. Một chiếc kính thiên văn 4 inch sẽ cho bạn thấy những vệ tinh Tethys, Dione và Rhea nằm gần với Sao Thổ, cường độ sáng của nó sẽ là 12 khi nó ở điểm cực viễn với hành tinh khí này vào ngày 8/7. Bạn cần chiếc kính thiên văn 8 inch hoặc lớn hơn để tìm ra vệ tinh Enceladus và Mimas, hai vệ tinh này có quỹ đạo gần với Sao Thổ. Thời gian tốt nhất để quan sát chúng là vào đêm 12 và 13/7.

Bài viết trên đây được trích ra từ bài viết gốc ở đây.

Anh Tuấn Nguyễn theo Tạp chí ‪Astronomy‬