Ngày này năm xưa: Phóng vệ tinh Sputnik - vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh Sputnik 1, là vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất. Kỷ nguyên không gian đã chính thức bắt đầu từ ngày này.
Vệ tinh Sputnik 1 được Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết chế tạo và phóng thành công, trở thành vệ tinh đầu tiên bay vào quỹ đạo của Trái Đất. Đó là một quả cầu bằng hợp kim nhôm được đánh bóng, đường kính 58 cm và chỉ nặng 83,5 kg. Nó có bốn anten bên ngoài để phát sóng vô tuyến.
Sputnik 1 được phóng lên từ bãi phóng Baikonur ở Tyuratam (370 km về hướng tây nam của thị trấn Baikonur), thuộc Kazakhstan mà lúc này là một phần của Liên Xô. Từ "sputnik" trong tiếng Nga nghĩa là "người đồng hành", nhưng trong ngữ cảnh của thiên văn thì là "vệ tinh". Độ cao đạt được của vệ tinh là 947 km.
Năm 1885, Konstantin Tsiolkovsky đã lần đầu mô tả trong cuốn sách Ước mơ về Trái Đất và bầu trời của mình về cách làm thế nào một vệ tinh có thể bay vào quỹ đạo có độ cao thấp. Sputnik 1 là vệ tinh thứ nhất trong chuỗi ba vệ tinh của Liên Xô được đưa vào quỹ đạo Trái Đất.
Trong suốt 21 ngày của năm 1957, người dân trên toàn thế giới đã nghe được tiếng beep của nó trên đài phát thanh. Thiết bị phát sóng của nó được đặt trong một hộp kín, gửi đi tín hiệu ở tần số 40.002 MHz (ở bước sóng từ 15 đến 7,5 m).
Tên lửa đẩy cũng bay lên được đến quỹ đạo Trái Đất và tỏa sáng như một ngôi sao có độ sáng biểu kiến cấp 1, trong khi quả cầu vệ tinh được đánh bóng và phản chiếu ánh sáng rất tốt nhưng vì quá nhỏ nên nó có độ sáng biểu kiến vào cấp 6 (tức là ít sáng hơn độ sáng biểu kiến cấp 1).
Vệ tinh Sputnik 1 có năm nhiệm vụ khoa học chính: thử nghiệm việc đặt "mặt trăng nhân tạo" vào quỹ đạo quanh Trái Đất, cung cấp thông tin về mật độ khí quyển, tính toán độ bền của các vệ tinh nhân tạo, thực hành theo dõi vật thể ở quỹ đạo bằng sóng vô tuyến, xác định sự ảnh hưởng của sóng vô tuyến qua lớp khí quyển dày của Trái Đất, và kiểm tra những nguyên tắc cơ bản cho một vật thể nhân tạo quay quanh Trái Đất.
Tiếng kêu beep của Sputnik không chỉ là cả một thành tựu to lớn của Soviet, mà còn khẳng định nước này trên trường chính trị vào thời điểm đó. Người dân Mỹ lúc này lo ngại rằng Soviet có thể có khả năng phóng tên lửa mang vũ khí hạt nhân từ Châu Âu vào không gian và nhắm tới Hoa Kỳ, do căng thẳng theo thang giữa hai cường quốc vào lúc đó.
Do chênh lệch áp suất ở hai bên trong và ngoài của vệ tinh, nó chỉ hoạt động được ba tuần và ngưng hoạt động khi pin hóa học hết năng lượng. Những vòng bay của vệ tinh sau khi ngưng hoạt động có thể quan sát thấy được từ mặt đất. 92 ngày sau khi phóng, nó bay được 1.400 vòng quanh quỹ đạo, tương ứng 70 triệu km rồi tự phá hủy mình ở độ cao khoảng 600 km.
Sau thành công của Sputnik 1, Liên Xô thực hiện phóng Sputnik 2 vào 3/11/1957 và mang theo chú chó Laika. Thành công của hai chiếc Sputnik khiến Hoa Kỳ không thể đứng ngoài cuộc chạy đua vào không gian, và họ đã thực hiện được một việc để qua mặt Soviet, là đưa người lên Mặt Trăng vào 12 năm sau đó.
Một bản sao của vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 được lưu trữ tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ. Hình ảnh: NASA. |
Vệ tinh Sputnik 1 được Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết chế tạo và phóng thành công, trở thành vệ tinh đầu tiên bay vào quỹ đạo của Trái Đất. Đó là một quả cầu bằng hợp kim nhôm được đánh bóng, đường kính 58 cm và chỉ nặng 83,5 kg. Nó có bốn anten bên ngoài để phát sóng vô tuyến.
Sputnik 1 được phóng lên từ bãi phóng Baikonur ở Tyuratam (370 km về hướng tây nam của thị trấn Baikonur), thuộc Kazakhstan mà lúc này là một phần của Liên Xô. Từ "sputnik" trong tiếng Nga nghĩa là "người đồng hành", nhưng trong ngữ cảnh của thiên văn thì là "vệ tinh". Độ cao đạt được của vệ tinh là 947 km.
Năm 1885, Konstantin Tsiolkovsky đã lần đầu mô tả trong cuốn sách Ước mơ về Trái Đất và bầu trời của mình về cách làm thế nào một vệ tinh có thể bay vào quỹ đạo có độ cao thấp. Sputnik 1 là vệ tinh thứ nhất trong chuỗi ba vệ tinh của Liên Xô được đưa vào quỹ đạo Trái Đất.
Trong suốt 21 ngày của năm 1957, người dân trên toàn thế giới đã nghe được tiếng beep của nó trên đài phát thanh. Thiết bị phát sóng của nó được đặt trong một hộp kín, gửi đi tín hiệu ở tần số 40.002 MHz (ở bước sóng từ 15 đến 7,5 m).
Tên lửa đẩy cũng bay lên được đến quỹ đạo Trái Đất và tỏa sáng như một ngôi sao có độ sáng biểu kiến cấp 1, trong khi quả cầu vệ tinh được đánh bóng và phản chiếu ánh sáng rất tốt nhưng vì quá nhỏ nên nó có độ sáng biểu kiến vào cấp 6 (tức là ít sáng hơn độ sáng biểu kiến cấp 1).
Xem video trên YouTube
Âm thanh tiếng beep của vệ tinh Sputnik 1 phát qua sóng vô tuyến.
Âm thanh tiếng beep của vệ tinh Sputnik 1 phát qua sóng vô tuyến.
Vệ tinh Sputnik 1 có năm nhiệm vụ khoa học chính: thử nghiệm việc đặt "mặt trăng nhân tạo" vào quỹ đạo quanh Trái Đất, cung cấp thông tin về mật độ khí quyển, tính toán độ bền của các vệ tinh nhân tạo, thực hành theo dõi vật thể ở quỹ đạo bằng sóng vô tuyến, xác định sự ảnh hưởng của sóng vô tuyến qua lớp khí quyển dày của Trái Đất, và kiểm tra những nguyên tắc cơ bản cho một vật thể nhân tạo quay quanh Trái Đất.
Tiếng kêu beep của Sputnik không chỉ là cả một thành tựu to lớn của Soviet, mà còn khẳng định nước này trên trường chính trị vào thời điểm đó. Người dân Mỹ lúc này lo ngại rằng Soviet có thể có khả năng phóng tên lửa mang vũ khí hạt nhân từ Châu Âu vào không gian và nhắm tới Hoa Kỳ, do căng thẳng theo thang giữa hai cường quốc vào lúc đó.
Do chênh lệch áp suất ở hai bên trong và ngoài của vệ tinh, nó chỉ hoạt động được ba tuần và ngưng hoạt động khi pin hóa học hết năng lượng. Những vòng bay của vệ tinh sau khi ngưng hoạt động có thể quan sát thấy được từ mặt đất. 92 ngày sau khi phóng, nó bay được 1.400 vòng quanh quỹ đạo, tương ứng 70 triệu km rồi tự phá hủy mình ở độ cao khoảng 600 km.
Một kỹ thuật viên đang làm việc với vệ tinh Sputnik 1. Hình ảnh: Sovfoto. |
Sau thành công của Sputnik 1, Liên Xô thực hiện phóng Sputnik 2 vào 3/11/1957 và mang theo chú chó Laika. Thành công của hai chiếc Sputnik khiến Hoa Kỳ không thể đứng ngoài cuộc chạy đua vào không gian, và họ đã thực hiện được một việc để qua mặt Soviet, là đưa người lên Mặt Trăng vào 12 năm sau đó.
Tuấn Anh
theo EarthSky