Phát hiện hành tinh lùn mới của Hệ Mặt Trời
Các nhà khoa học vừa xác định được sự tồn tại của một hành tinh lùn mới trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, ở khoảng cách khoảng 13,6 tỷ km so với Mặt Trời.
Hành tinh lùn mới phát hiện có kích cỡ gấp 70 lần diện tích Thành phố Hồ Chí Minh, hay gấp 44 lần diện tích Hà Nội, đường kính của nó vào khoảng 530 km. Có tên gọi là 2014 UZ224, nó mất 1.100 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời.
Hành tinh lùn 2014 UZ224 được phát hiện bởi một nhóm các sinh viên Đại học Michigan, dẫn đầu bởi nhà vật lý David Gerdes. Họ xác định được hành tinh lùn này trong khi khảo sát một bản đồ khổng lồ của các thiên hà được tạo nên bởi dự án Khảo sát Năng lượng tối (DES).
Để xác định một thiên thể thuộc Hệ Mặt Trời trong bản đồ khổng lồ của những thiên hà xa xôi, họ chỉ cần theo dõi vào một đối tượng đang chuyển động nhanh hơn so với các thiên thể nền.
“Các thiên thể trong Hệ Mặt Trời gần hơn so với những vì sao ở xa, nên khi bạn theo dõi chúng trong một thời gian ngắn, chúng đã thay đổi vị trí rất nhiều trên bầu trời so với những ngôi sao khác,” nhà vật lý Gerdes cho biết trong một bài phỏng vấn trên đài NPR.
Sau đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một phần mềm máy tính chuyên dụng để nối kết các điểm chuyển động của thiên thể đó, và xác nhận rằng các điểm đó là cùng một thiên thể.
“Thường thì chúng tôi chỉ quan sát một khu vực nào đó của bầu trời trong một đêm duy nhất. Nhưng đối với thiên thể này, chúng tôi tiếp tục quan sát lại sau hai tuần và năm đêm tiếp đó, rồi một lần nữa vào bốn tháng sau. Chúng tôi nối các điểm lại, dù việc này khá khó khăn do thời gian cách nhau không đều,” Gerdes cho biết thêm.
Phát hiện này đã được công nhận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), nhưng quyết định có thể đưa thiên thể này vào hàng ngũ các hành tinh lùn của Hệ Mặt Trời hay không, lại là một chuyện khác.
2014 UZ224 có lẽ sẽ sớm trở thành thành viên mới nhất của gia đình hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời, gồm Ceres, Eris, Haumea, Makemake, và nổi tiếng nhất là Sao Diêm Vương. Mặc dù chỉ có 5 hành tinh lùn được công nhận chính thức, nhưng các nhà khoa học cho rằng có đến hơn 100 hành tinh lùn vẫn chưa được phát hiện trong khu vực Vành đai Kuiper.
Vào tháng 7 vừa qua, một hành tinh lùn được phát hiện và có tên gọi là 2015 RR245 [Xem bài viết]. Cả hai hành tinh lùn 2015 RR245 và 2014 UZ224 nếu xét về mặt tính chất thì đều vượt xa các tiêu chuẩn để trở thành một hành tinh lùn, nó tiến gần đến tính chất của một hành tinh hơn.
Tuy có nhiều sự khác biệt, nhưng điều quan trọng nhất để phân biệt một hành tinh và một hành tinh lùn, là dựa vào kích cỡ của nó. Một hành tinh sẽ có kích cỡ đủ lớn để tạo thành hình dạng cầu do lực hấp dẫn mạnh của nó.
Nhà thiên văn Mike Brown từ Viện Công nghệ California – người đã vận động thành công việc 'giáng cấp' Sao Diêm Vương xuống thành một hành tinh lùn vào năm 2006 – giải thích rằng, bất kỳ một thiên thể nào có hình dạng cầu với đường kính lớn hơn 400 km tồn tại ở khu vực Vành đai Kuiper, đều đủ điều kiện để được gọi là một hành tinh lùn.
Nhưng tại sao các nhà thiên văn lại quan tâm đến hình dạng khối cầu? Ông Brown cho biết rằng, một thiên thể chuyển từ một hình dạng không định hình sang hình dạng khối cầu sẽ có khả năng có nhiều tính chất mà các nhà thiên văn muốn nghiên cứu.
“Việc thiên thể chuyển từ hình dạng không định hình sang hình cầu là một việc rất quan trọng đối với các thiên thể trong Hệ Mặt Trời, việc này đánh dấu sự thay đổi về địa chất và các đặc tính khác của thiên thể đó,” ông giải thích.
Tuy nhiên, việc phân biệt giữa một hành tinh và một hành tinh lùn thì còn khá mới mẻ và có vẻ chủ quan một chút. Brown có 'chuẩn' riêng của mình để xác định một hành tinh này lùn hơn một hành tinh khác. Chúng ta vẫn chờ đợi xem IAU có quyết định xem 2015 RR245 và 2014 UZ224 chính thức là hành tinh lùn không.
Hình ảnh mô phỏng góc nhìn từ hành tinh lùn Sedna. Nhà vật lý David Gerdes cho rằng khung cảnh từ hành tinh lùn 2014 UZ224 cũng tương tự như thế này. Credit: NASA, ESA and Adolf Schaller. |
Hành tinh lùn mới phát hiện có kích cỡ gấp 70 lần diện tích Thành phố Hồ Chí Minh, hay gấp 44 lần diện tích Hà Nội, đường kính của nó vào khoảng 530 km. Có tên gọi là 2014 UZ224, nó mất 1.100 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời.
Hành tinh lùn 2014 UZ224 được phát hiện bởi một nhóm các sinh viên Đại học Michigan, dẫn đầu bởi nhà vật lý David Gerdes. Họ xác định được hành tinh lùn này trong khi khảo sát một bản đồ khổng lồ của các thiên hà được tạo nên bởi dự án Khảo sát Năng lượng tối (DES).
Để xác định một thiên thể thuộc Hệ Mặt Trời trong bản đồ khổng lồ của những thiên hà xa xôi, họ chỉ cần theo dõi vào một đối tượng đang chuyển động nhanh hơn so với các thiên thể nền.
“Các thiên thể trong Hệ Mặt Trời gần hơn so với những vì sao ở xa, nên khi bạn theo dõi chúng trong một thời gian ngắn, chúng đã thay đổi vị trí rất nhiều trên bầu trời so với những ngôi sao khác,” nhà vật lý Gerdes cho biết trong một bài phỏng vấn trên đài NPR.
Sau đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một phần mềm máy tính chuyên dụng để nối kết các điểm chuyển động của thiên thể đó, và xác nhận rằng các điểm đó là cùng một thiên thể.
“Thường thì chúng tôi chỉ quan sát một khu vực nào đó của bầu trời trong một đêm duy nhất. Nhưng đối với thiên thể này, chúng tôi tiếp tục quan sát lại sau hai tuần và năm đêm tiếp đó, rồi một lần nữa vào bốn tháng sau. Chúng tôi nối các điểm lại, dù việc này khá khó khăn do thời gian cách nhau không đều,” Gerdes cho biết thêm.
Phát hiện này đã được công nhận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), nhưng quyết định có thể đưa thiên thể này vào hàng ngũ các hành tinh lùn của Hệ Mặt Trời hay không, lại là một chuyện khác.
2014 UZ224 có lẽ sẽ sớm trở thành thành viên mới nhất của gia đình hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời, gồm Ceres, Eris, Haumea, Makemake, và nổi tiếng nhất là Sao Diêm Vương. Mặc dù chỉ có 5 hành tinh lùn được công nhận chính thức, nhưng các nhà khoa học cho rằng có đến hơn 100 hành tinh lùn vẫn chưa được phát hiện trong khu vực Vành đai Kuiper.
Vào tháng 7 vừa qua, một hành tinh lùn được phát hiện và có tên gọi là 2015 RR245 [Xem bài viết]. Cả hai hành tinh lùn 2015 RR245 và 2014 UZ224 nếu xét về mặt tính chất thì đều vượt xa các tiêu chuẩn để trở thành một hành tinh lùn, nó tiến gần đến tính chất của một hành tinh hơn.
Tuy có nhiều sự khác biệt, nhưng điều quan trọng nhất để phân biệt một hành tinh và một hành tinh lùn, là dựa vào kích cỡ của nó. Một hành tinh sẽ có kích cỡ đủ lớn để tạo thành hình dạng cầu do lực hấp dẫn mạnh của nó.
Nhà thiên văn Mike Brown từ Viện Công nghệ California – người đã vận động thành công việc 'giáng cấp' Sao Diêm Vương xuống thành một hành tinh lùn vào năm 2006 – giải thích rằng, bất kỳ một thiên thể nào có hình dạng cầu với đường kính lớn hơn 400 km tồn tại ở khu vực Vành đai Kuiper, đều đủ điều kiện để được gọi là một hành tinh lùn.
Nhưng tại sao các nhà thiên văn lại quan tâm đến hình dạng khối cầu? Ông Brown cho biết rằng, một thiên thể chuyển từ một hình dạng không định hình sang hình dạng khối cầu sẽ có khả năng có nhiều tính chất mà các nhà thiên văn muốn nghiên cứu.
“Việc thiên thể chuyển từ hình dạng không định hình sang hình cầu là một việc rất quan trọng đối với các thiên thể trong Hệ Mặt Trời, việc này đánh dấu sự thay đổi về địa chất và các đặc tính khác của thiên thể đó,” ông giải thích.
Tuy nhiên, việc phân biệt giữa một hành tinh và một hành tinh lùn thì còn khá mới mẻ và có vẻ chủ quan một chút. Brown có 'chuẩn' riêng của mình để xác định một hành tinh này lùn hơn một hành tinh khác. Chúng ta vẫn chờ đợi xem IAU có quyết định xem 2015 RR245 và 2014 UZ224 chính thức là hành tinh lùn không.
Anh Tuấn Nguyễn theo Science Alert