Vụ va chạm thiên hà trong nhóm thiên hà Stephan
Bạn đang quan sát cảnh tượng hai thiên hà sáp nhập với nhau. Một trong hai thiên hà này sẽ còn tồn tại sau vụ sáp nhập không? Hai thiên hà xoắn ốc trong NGC 7318 đang va chạm nhau. Hình ảnh chi tiết này được chụp lại bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble.
Khi các thiên hà đâm vào nhau, rất nhiều điều có thể xảy ra. Thí dụ như sự biến đổi lực hấp dẫn, sự ngưng tụ khí để bắt đầu cho sự hình thành những ngôi sao mới, và cuối cùng là hai thiên hà này kết hợp thành một.
Kể từ khi hai thiên hà này là một phần của nhóm thiên hà Stephan, đã có những dự đoán rằng một vụ va chạm giữa chúng có khả năng sẽ xảy ra trong vài tỷ năm tiếp theo. Khi sự kiện kết thúc, kết quả sẽ là nhiều ngôi sao nằm rải rác khắp nơi, một thiên hà mới và lớn hơn xuất hiện.
Thiên hà mới được tạo ra sẽ không dễ dàng xác định được bất kỳ thành phần ban đầu nào của nó. Stephan là nhóm thiên hà được xác định đầu tiên, nó cách chúng ta khoảng 300 triệu năm ánh sáng. Bạn có thể nhìn thấy nó qua một kính thiên văn vừa cỡ về phía chòm sao Pegasus (Phi Mã).
Vụ va chạm thiên hà trong nhóm thiên hà Stephan. Credit: Hubble Legacy Archive, NASA, ESA; Processing: Jose Jimenez Priego. |
Khi các thiên hà đâm vào nhau, rất nhiều điều có thể xảy ra. Thí dụ như sự biến đổi lực hấp dẫn, sự ngưng tụ khí để bắt đầu cho sự hình thành những ngôi sao mới, và cuối cùng là hai thiên hà này kết hợp thành một.
Kể từ khi hai thiên hà này là một phần của nhóm thiên hà Stephan, đã có những dự đoán rằng một vụ va chạm giữa chúng có khả năng sẽ xảy ra trong vài tỷ năm tiếp theo. Khi sự kiện kết thúc, kết quả sẽ là nhiều ngôi sao nằm rải rác khắp nơi, một thiên hà mới và lớn hơn xuất hiện.
Thiên hà mới được tạo ra sẽ không dễ dàng xác định được bất kỳ thành phần ban đầu nào của nó. Stephan là nhóm thiên hà được xác định đầu tiên, nó cách chúng ta khoảng 300 triệu năm ánh sáng. Bạn có thể nhìn thấy nó qua một kính thiên văn vừa cỡ về phía chòm sao Pegasus (Phi Mã).
Nhật Minh theo APOD