Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Bão Mặt Trời năm 1967 suýt gây ra chiến tranh hạt nhân

Thế giới đã gần như đến bờ vực của thảm họa hạt nhân vào năm 1967, sau khi một cơn bão Mặt Trời làm gián đoạn tín hiệu vô tuyến của các trạm phát sóng vào lúc căng thẳng nhất của Chiến tranh lạnh.

Sự việc trong thời gian Chiến tranh lạnh mà ít ai biết đến, một cuộc xung đột quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng có lẽ đã xảy ra nếu không có nỗ lực vừa chớm nở của Không quân Hoa Kỳ để giám sát hoạt động của Mặt Trời.

Một đợt bùng nổ năng lượng trên Mặt Trời vào ngày 31/8/2012. Credit: NASA.
Một đợt bùng nổ năng lượng trên Mặt Trời vào ngày 31/8/2012. Credit: NASA.



Ngày 23/5/1967, Không Quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị lực lượng cho một cuộc tấn công hạt nhân vì cho rằng sự gián đoạn tín hiệu radar của quốc gia và từng khu vực được gây ra bởi Liên Xô. Các nhà dự báo thời tiết không gian khi đó dự báo rằng một cơn bão Mặt Trời sẽ ảnh hưởng đến sóng vô tuyến của các trạm phát sóng. Điều này ngăn chặn được một thảm họa chết người.

Cựu sĩ quan Không quân Hoa Kỳ đã lần đầu mô tả sự kiện đáng kinh ngạc này trong một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Space Weather của Liên hiệp Địa vật lý Hoa Kỳ.

“Thực tế là vì chúng tôi được đầu tư từ rất sớm trong việc quan sát các cơn bão năng lượng Mặt Trời và dự báo về địa từ trường, nếu không tác động của cơn bão từ lên Trái Đất đã nghiêm trọng hơn rất nhiều”, nhà vật lý không gian Delores Knipp tại Đại học Colorado ở Boulder, Hoa Kỳ, là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Quân đội Mỹ đã bắt đầu giám sát các hoạt động của Mặt Trời và thời tiết trong vũ trụ từ cuối những năm 1950. Đến những năm 1960, một chi đội của Không quân ra đời – Air Weather Service (AWS) – chuyên theo dõi sự phun trào năng lượng của Mặt Trời.

Bề mặt Mặt Trời vào ngày 23/5/1967 với khu vực sáng màu ở gần giữa hình là nơi những đợt phun trào mạnh mẽ diễn ra. Credit: Kho lưu trữ lịch sử NSO.
Bề mặt Mặt Trời vào ngày 23/5/1967 với khu vực sáng màu ở gần giữa hình là nơi những đợt phun trào mạnh mẽ diễn ra. Credit: Kho lưu trữ lịch sử NSO.




Những đợt phun trào năng lượng và bức xạ dữ dội nhưng ngắn ngủi từ bầu khí quyển Mặt Trời có thể dẫn đến rối loạn mạng lưới điện trên Trái Đất và làm gián đoạn liên lạc thông tin qua sóng vô tuyến.

Đợt bùng nổ ngày 23/5/1967 đã làm gián đoạn radar ở ba khu vực cảnh báo tên lửa đạn đạo nằm xa về phía bắc của bắc bán cầu. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào các khu vực này, gồm cả hoạt động gây nhiễu, đều được xem là hành động chiến tranh.

Sử dụng thông tin từ Trạm chỉ huy Quốc phòng Hàng không vũ trụ Bắc Mỹ cho rằng việc gián đoạn các thông tin từ gây ra bởi Mặt Trời chứ không phải Liên Xô. Kết quả là hàng loạt vũ khí hạt nhân sắp được triển khai đã được ngừng lại.

Đây là một dự báo chính xác của quân đội về cơn bão Mặt Trời, ngăn cản sự kiện này trở thành một thảm họa hạt nhân. Quân đội Hoa Kỳ từ đó nhận ra tầm quan trọng của thời tiết không gian và xây dựng một hệ thống dự báo mạnh mẽ hơn.