Sao Mộc nằm cực gần Sao Kim trên bầu trời chiều 27/8
Vào buổi chiều sau khi Mặt Trời lặn ngày 27/8, bạn sẽ quan sát được Sao Mộc và Sao Kim nằm cực kỳ gần nhau trên bầu trời. Chúng chỉ cách nhau 4 phút, tức là chưa được 1 độ. Đây là một khoảng cách rất gần, tới nỗi bạn sẽ thấy chúng dường như nhập lại làm một.
Cặp đôi thiên thể này sẽ xuất hiện trên bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn. Chúng đã mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 7:20 sáng, và chúng sẽ dần lặn xuống chân trời hướng tây vào 7:27 tối. Vì vậy, bạn hãy quan sát chúng ngay sau khi Mặt Trời lặn vào lúc 18 giờ 08. Bạn sẽ có được khoảng 1 tiếng để quan sát hai hành tinh này nằm gần nhau và dường như hợp lại làm một.
Vào thời điểm giao hội, Kim Tinh có độ sáng biểu kiến là -3,32, trong khi Mộc Tinh có độ sáng biểu kiến là -1,23. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Virgo (Xử Nữ, hay Trinh nữ). Bạn hãy quan sát qua ống dòm hoặc kính thiên văn để có cái nhìn rõ ràng hơn về hai chấm sáng sáng nhất bầu trời (sau Mặt Trời và Mặt Trăng) này.
Buổi chiều tiếp theo, ngày 28/8, bạn cũng sẽ quan sát được cảnh tượng tương tượng. Lúc này chúng vẫn còn rất gần nhau nhưng xa hơn một chút so với chiều 27/8. Từ ngày 29, chúng dần ra rời nhau khi Sao Mộc dần thấp xuống còn Sao Kim cao dần lên.
Đây là một sự kiện quan sát rất hiếm gặp, chỉ xảy ra từ 8 đến 12 lần trong một thế kỷ. Những lần giao hội giữa các hành tinh thường cách nhau vài độ, nhưng lần giao hội này chúng chỉ cách nhau 4 phút (1/15 độ).
Chính vì hai hành tinh nằm quá gần nhau trên bầu trời, nên chúng dường như nhập lại làm một. Lần 'nhập' gần đây nhất là vào năm 1818, và phải đợi tới năm 2065 sự kiện mới xảy ra lại lần nữa.
Tóm lại. Nhìn về bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn vào ngày 27/8 và 28/8 để quan sát Sao Kim và Sao Mộc nằm gần nhau, dường như nhập lại làm một trên bầu trời.
Sao Mộc nằm cực gần Sao Kim trên bầu trời chiều 27/8. Tác giả hình ảnh: Joseph Brimacombe. |
Cặp đôi thiên thể này sẽ xuất hiện trên bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn. Chúng đã mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 7:20 sáng, và chúng sẽ dần lặn xuống chân trời hướng tây vào 7:27 tối. Vì vậy, bạn hãy quan sát chúng ngay sau khi Mặt Trời lặn vào lúc 18 giờ 08. Bạn sẽ có được khoảng 1 tiếng để quan sát hai hành tinh này nằm gần nhau và dường như hợp lại làm một.
Vào thời điểm giao hội, Kim Tinh có độ sáng biểu kiến là -3,32, trong khi Mộc Tinh có độ sáng biểu kiến là -1,23. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Virgo (Xử Nữ, hay Trinh nữ). Bạn hãy quan sát qua ống dòm hoặc kính thiên văn để có cái nhìn rõ ràng hơn về hai chấm sáng sáng nhất bầu trời (sau Mặt Trời và Mặt Trăng) này.
Buổi chiều tiếp theo, ngày 28/8, bạn cũng sẽ quan sát được cảnh tượng tương tượng. Lúc này chúng vẫn còn rất gần nhau nhưng xa hơn một chút so với chiều 27/8. Từ ngày 29, chúng dần ra rời nhau khi Sao Mộc dần thấp xuống còn Sao Kim cao dần lên.
Đây là một sự kiện quan sát rất hiếm gặp, chỉ xảy ra từ 8 đến 12 lần trong một thế kỷ. Những lần giao hội giữa các hành tinh thường cách nhau vài độ, nhưng lần giao hội này chúng chỉ cách nhau 4 phút (1/15 độ).
Chính vì hai hành tinh nằm quá gần nhau trên bầu trời, nên chúng dường như nhập lại làm một. Lần 'nhập' gần đây nhất là vào năm 1818, và phải đợi tới năm 2065 sự kiện mới xảy ra lại lần nữa.
Tóm lại. Nhìn về bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn vào ngày 27/8 và 28/8 để quan sát Sao Kim và Sao Mộc nằm gần nhau, dường như nhập lại làm một trên bầu trời.
Anh Tuấn Nguyễn tham khảo Space, Sky and Telescope