Ngày này năm xưa : Tàu vũ trụ New Horizons đến Diêm Vương Tinh
Vào ngày 14 tháng 7 năm 2015, phi thuyền New Horizons của NASA đến Diêm Vương Tinh và cách hành tinh lùn này 12.500 km, làm cho nó trở thành phi thuyền đầu tiên bay ngang Diêm Vương Tinh (Pluto) ở khoảng cách gần như thế.
New Horizons là một tàu thăm dò không gian liên hành tinh thuộc chương trình New Frontiers của NASA. Được thiết kế Phòng thí nghiệm vật lý (APL) thuộc Đại học Johns Hopkins và Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI). Nhiệm vụ chính của dự án này là bay ngang Diêm Vương Tinh cùng các vệ tinh Charon, Nix, Styx, Hydra và Kerberos của nó, rồi tiếp tục bay xa vào không gian để nghiên cứu các thiên thể trong Vành đai Kuiper.
Tàu New Horizons được phóng lên từ Trạm Không quân Cape Canaveral, bang Florida vào ngày 19 tháng 1 năm 2006. Sau đó nó đi trực tiếp vào quỹ đạo quanh Trái Đất với tốc độ 16,26 km mỗi giây rồi thoát khỏi quỹ đạo. Tiếp theo nó tiếp cận Sao Mộc ở điểm gần nhất với khoảng cách 2,3 triệu km vào ngày 28 tháng 2 năm 2007. Sao Mộc sẽ cung cấp một lực hấp dẫn giúp New Horizons tăng tốc, và nó cũng có dịp làm một nghiên cứu ngắn về hành tinh khổng lồ này.
Sau khi đến Sao Mộc, tàu New Horizons bật chế độ ngủ đông rồi dừng hầu hết mọi hoạt động cho đến ngày 6 tháng 12 năm 2014, tàu tiếp tục hoạt động để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với Diêm Vương Tinh. Ngày 15 tháng 1 năm 2015, tàu bắt đầu giai đoạn tiếp cận hành tinh lùn Pluto.
Phi thuyền này là con tàu nhanh nhất từng được tạo ra bởi con người, nó đi qua Mặt Trăng chỉ 9 tiếng sau khi phóng và tới Mộc Tinh vào một năm sau đó. Và sau khi trải qua gần một thập kỷ lang thang trong Thái Dương hệ, New Horizons đã tới hành tinh lùn Diêm Vương. Diêm Vương Tinh đã là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời khi New Horizons được phóng lên, thiên thể xa xôi này chưa từng được một thiết bị nào ghé thăm và chụp hình ở khoảng cách gần như vậy.
NASA vừa quyết định mở rộng sứ mệnh New Horizons để tàu có thể đi sâu hơn vào Vành đai Kuiper và tiếp cận một thiên thể ở nơi đây, được gọi là 2014 MU69. Đây là một trong những thiên thể được hình thành đầu tiên vào lúc bình minh của hệ Mặt Trời, dự kiến kế hoạch tiếp cận của tàu vũ trụ với thiên thể này là vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. [Xem chi tiết]
Ngày này năm xưa : Tàu vũ trụ New Horizons đến Diêm Vương Tinh. |
New Horizons là một tàu thăm dò không gian liên hành tinh thuộc chương trình New Frontiers của NASA. Được thiết kế Phòng thí nghiệm vật lý (APL) thuộc Đại học Johns Hopkins và Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI). Nhiệm vụ chính của dự án này là bay ngang Diêm Vương Tinh cùng các vệ tinh Charon, Nix, Styx, Hydra và Kerberos của nó, rồi tiếp tục bay xa vào không gian để nghiên cứu các thiên thể trong Vành đai Kuiper.
Tàu New Horizons được phóng lên từ Trạm Không quân Cape Canaveral, bang Florida vào ngày 19 tháng 1 năm 2006. Sau đó nó đi trực tiếp vào quỹ đạo quanh Trái Đất với tốc độ 16,26 km mỗi giây rồi thoát khỏi quỹ đạo. Tiếp theo nó tiếp cận Sao Mộc ở điểm gần nhất với khoảng cách 2,3 triệu km vào ngày 28 tháng 2 năm 2007. Sao Mộc sẽ cung cấp một lực hấp dẫn giúp New Horizons tăng tốc, và nó cũng có dịp làm một nghiên cứu ngắn về hành tinh khổng lồ này.
Sau khi đến Sao Mộc, tàu New Horizons bật chế độ ngủ đông rồi dừng hầu hết mọi hoạt động cho đến ngày 6 tháng 12 năm 2014, tàu tiếp tục hoạt động để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với Diêm Vương Tinh. Ngày 15 tháng 1 năm 2015, tàu bắt đầu giai đoạn tiếp cận hành tinh lùn Pluto.
Phi thuyền này là con tàu nhanh nhất từng được tạo ra bởi con người, nó đi qua Mặt Trăng chỉ 9 tiếng sau khi phóng và tới Mộc Tinh vào một năm sau đó. Và sau khi trải qua gần một thập kỷ lang thang trong Thái Dương hệ, New Horizons đã tới hành tinh lùn Diêm Vương. Diêm Vương Tinh đã là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời khi New Horizons được phóng lên, thiên thể xa xôi này chưa từng được một thiết bị nào ghé thăm và chụp hình ở khoảng cách gần như vậy.
NASA vừa quyết định mở rộng sứ mệnh New Horizons để tàu có thể đi sâu hơn vào Vành đai Kuiper và tiếp cận một thiên thể ở nơi đây, được gọi là 2014 MU69. Đây là một trong những thiên thể được hình thành đầu tiên vào lúc bình minh của hệ Mặt Trời, dự kiến kế hoạch tiếp cận của tàu vũ trụ với thiên thể này là vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. [Xem chi tiết]