Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Cái nhìn sâu thẳm nhất vào Tinh vân Orion

Thiết bị quan sát ánh sáng hồng ngoại HAWK-I trên kính VLT của ESO đặt tại Chile vừa thực hiện một cái nhìn sâu nhất từ trước đến nay vào trung tâm của Tinh vân Orion. Những hình ảnh ngoạn mục cho thấy sao lùn nâu nhiều hơn gấp 10 lần và các thiên thể có khối lượng cỡ hành tinh bị cô lập nhiều hơn so với hiểu biết của chúng ta trước đây.

Cái nhìn sâu thẳm nhất vào Tinh vân Orion qua thiết bị HAWK-I của kính VLT. Credit: ESO/H. Drass et al..
Cái nhìn sâu thẳm nhất vào Tinh vân Orion qua thiết bị HAWK-I của kính VLT. Credit: ESO/H. Drass et al..

Tinh vân Orion nổi tiếng trải rộng khoảng 24 năm ánh sáng trong chòm sao Orion (Thợ săn), và được nhìn thấy từ Trái Đất bằng mắt thường, như một vệt sáng mờ trong chòm Orion. Tinh vân Orion được chiếu sáng mạnh bởi bức xạ tia cực tím từ những ngôi sao nóng được sanh ra ngay bên trong nó, khí sẽ được ion hóa và phát sáng lên.

Cái nhìn gần gũi với Tinh vân Orion đã cho chúng ta một thử nghiệm lý tưởng để hiểu rõ hơn về lịch sử quá trình hình thành sao, và xác định có bao nhiêu ngôi sao với những kiểu khối lượng khác nhau. Hình ảnh mới này cho chúng ta một sự phấn kích, bởi nó cho thấy một sự giàu có bất ngờ của các thiên thể có khối lượng rất thấp.

"Hiểu và thu thập thêm nhiều hiểu biết về Tinh vân Orion là rất quan trọng, giúp ta hình thành những giả thuyết hình thành sao. Giờ đây chúng ta biết rằng, cách những thiên thể có khối lượng nhỏ được hình thành phụ thuộc vào môi trường xung quanh của chúng." Amelia Bayo, tại Đại học Valparaíso ở Chile và phòng thí nghiệm thiên văn Max-Planck của Đức, là đồng tác giả của phát hiện và cũng là thành viên chủ chốt của đội nghiên cứu, cho biết.

Hình ảnh cắt những phần nổi bật trong cấu trúc của Tinh vân Orion trong hình ảnh mới vừa được chụp bởi máy ảnh hồng ngoại HAWK-I trên kính VLT của ESO. Credit: ESO/H. Drass et al.
Hình ảnh cắt những phần nổi bật trong cấu trúc của Tinh vân Orion trong hình ảnh mới vừa được chụp bởi máy ảnh hồng ngoại HAWK-I trên kính VLT của ESO. Credit: ESO/H. Drass et al.

Các nhà thiên văn sẽ 'đếm' xem có bao nhiêu thiên thể có khối lượng nhỏ như vậy trong những vùng như Tinh vân Orion, để cố gắng tìm được điểm chung giữa chúng và biết được quá trình hình thành sao. Trước nghiên cứu này, những ngôi sao có khối lượng nhỏ ta tìm thấy có khối lượng bằng khoảng một phần tư so với Mặt Trời. Giờ đây chúng ta đã và sẽ phát hiện thêm được những đối tượng có khối lượng nhỏ hơn nữa phân bố rải rác trong các vùng hình thành sao.

Bây giờ các nhà khoa học đã có thể tin tưởng rằng số lượng các sao kích thước nhỏ như hành tinh có thể nhiều hơn so với cách suy nghĩ trước đây của chúng ta. Tuy nhiên, công nghệ quan sát những ngôi sao nhỏ như vậy thì hiện nay không tồn tại. Trong tương lai, ESO sẽ dự kiến cho ra mắt European Extremely Large Telescope (Kính Viễn vọng Cực kỳ lớn của Âu châu, hay E-ELT) vào năm 2024, được thiết kế để theo đuổi những thiên thể này.