M là gì ? NGC là gì ? IC là gì ? Tìm hiểu về các danh mục thiên thể
Khi tìm hiểu thiên văn học, bạn thường thấy các thiên thể như tinh vân, thiên hà, cụm sao, ... ngoài cái tên gọi thông thường ra thì chúng còn có một cái tên khác gồm chữ NGC, IC, M, ... và những con số ở sau. Vậy những chữ cái đó có ý nghĩa là gì ? Bạn hãy cùng Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay tìm hiểu về nó trong bài viết này nhé.
NGC là chữ viết tắt của New General Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars (nghĩa trong Việt ngữ là Danh mục chung mới về các tinh vân và cụm sao), là một danh mục nổi tiếng liệt kê các thiên thể sâu trên bầu trời. Nó gồm 7840 thiên thể, những thiên thể này được gọi là Thiên thể NGC. Nó là một trong những danh mục lớn nhất và đầy đủ nhất, do vậy nó có chứa các thiên thể nằm sâu và xa địa cầu như các tinh vân, các thiên hà, các cụm sao.
Danh mục này được biên soạn bởi John Louis Emil Dreyer vào năm 1888 và nó là phiên bản mới của danh mục John Herschel về các tinh vân và cụm sao (John Herschel's Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars). Dreyer công bố một danh mục gồm những thiên thể bổ sung vào thêm cho danh mục NGC, được gọi là IC là chữ viết tắt của Index Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars.
IC được xuất bản lần đầu vào năm 1895 với 1520 thiên thể, lần xuất bản thứ nhì vào năm 1908 với 3866 thiên thể. Vậy tổng cộng IC gồm có 5386 thiên thể. Ngoài ra, nó còn có một bản sửa lỗi sai được xuất bản vào năm 1912.
Nhiều thiên thể ở bán cầu nam chưa được đưa vào danh mục nhiều và chưa kỹ lưỡng. Ngoài ra nhiều người quan sát bầu trời ở bán cầu bắc cũng phát hiện ra có nhiều chỗ sai sót trong danh mục, và kết quả là danh mục RNCC là chữ viết tắt của Revised New General Catalogue bởi Jack W. Sulentic và William G. Tifft ra mắt năm 1973 cùng danh mục NGC2000.0 bởi Sinnott được ra mắt vào năm 1988 nhằm nỗ lực sửa những lỗi sai trong danh mục NGC và IC.
Còn M là chữ viết tắt của Messier, là tên của nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier (1730 – 1817) đã liệt kê ra cuốn danh mục này. Messier là người săn tìm các sao chổi, nhưng ông luôn bị thất vọng khi gặp những thiên thể giống sao chổi nhưng không phải là sao chổi, và thế là ông biên soạn ra cuốn danh mục nhằm giúp những người khác không bị lãng phí thời giờ khi muốn quan sát sao chổi nhưng cứ gặp những thiên thể giống nhưng không phải sao chổi.
> Bài chi tiết Danh mục các Thiên thể Messier
Với sự hợp tác của người trợ lý Pierre Méchain, cuốn danh mục này bao gồm 103 thiên thể được ông liệt kê ra trong suốt cuộc đời của mình, nhiều thiên thể khác được thêm vào sau này bởi các nhà thiên văn học. Cuốn danh mục được xuất bản lần đầu với 45 thiên thể vào năm 1774, sau đó xuất bản lần thứ nhì vào năm 1781 với tổng cộng là 110 thiên thể.
Các thiên thể trong cuốn danh mục Messier chỉ chứa các thiên thể quan sát được ở bán cầu bắc và một vài thiên thể quan sát được ở từ vĩ độ 35° của bán cầu nam, cho nên hai đám mây Magellan lớn và nhỏ là kỳ quan của bầu trời đêm bán cầu nam không có mặt trong danh mục này. Nhiều thiên thể trong danh mục Messier có thể quan sát được bằng mắt thường và nhiều thiên thể khác quan sát qua ống nhòm hay kính thiên văn cỡ nhỏ.
Ngoài ra còn các danh mục nổi bật khác và có vai trò quan trọng như :
• Book of Fixed Stars của Azophi xuất bản năm 964 mô tả chi tiết về hàng ngàn ngôi sao và lần đầu tiên miêu tả thiên hà Andromeda và hai đám mây Magellan.
• Uranometria star atlas của Johann Bayer được xuất bản vào năm 1603 với hơn 1200 ngôi sao, tên của những ngôi sao được đánh dấu bằng chữ cái Hy Lạp (viết thường) cùng tên chòm sao đó, thí dụ như sao Alpha Centauri (α Centauri) tức là sao α của chòm sao Centaurus (Nhân mã).
• Historia coelestis Britannica star atlas của John Flamsteed xuất bản vào năm 1725, ông đánh dấu các ngôi sao bằng các chữ số và sắp xếp theo xích kinh, thí dụ như sao 61 Cygni.
• Henry Draper Catalogue bởi Henry Draper được ra mắt từ năm 1918 tới 1924 với hơn 225 ngàn ngôi sao được đặt tên bởi chữ HD đi kèm với 6 chữ số.
![]() |
Có nhiều danh mục thiên thể, như NGC, IC, M, ... Hình minh họa : The Evolving Universe. |
NGC là chữ viết tắt của New General Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars (nghĩa trong Việt ngữ là Danh mục chung mới về các tinh vân và cụm sao), là một danh mục nổi tiếng liệt kê các thiên thể sâu trên bầu trời. Nó gồm 7840 thiên thể, những thiên thể này được gọi là Thiên thể NGC. Nó là một trong những danh mục lớn nhất và đầy đủ nhất, do vậy nó có chứa các thiên thể nằm sâu và xa địa cầu như các tinh vân, các thiên hà, các cụm sao.
![]() |
Thiên hà xoắn ốc NGC 3982 với nhiều cánh tay xoắn ốc chứa nhiều ngôi sao sáng các cụm sao và các thiên thể khác. Nó trải rộng 30 ngàn năm ánh sáng và cách địa cầu khoảng 68 triệu năm ánh sáng. Bạn có thể quan sát nó ở khu vực chòm sao Ursa Major (Gấu lớn). Tác giả : Stephen Smartt (U. Cambridge), HST, ESA, NASA. |
Danh mục này được biên soạn bởi John Louis Emil Dreyer vào năm 1888 và nó là phiên bản mới của danh mục John Herschel về các tinh vân và cụm sao (John Herschel's Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars). Dreyer công bố một danh mục gồm những thiên thể bổ sung vào thêm cho danh mục NGC, được gọi là IC là chữ viết tắt của Index Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars.
IC được xuất bản lần đầu vào năm 1895 với 1520 thiên thể, lần xuất bản thứ nhì vào năm 1908 với 3866 thiên thể. Vậy tổng cộng IC gồm có 5386 thiên thể. Ngoài ra, nó còn có một bản sửa lỗi sai được xuất bản vào năm 1912.
Nhiều thiên thể ở bán cầu nam chưa được đưa vào danh mục nhiều và chưa kỹ lưỡng. Ngoài ra nhiều người quan sát bầu trời ở bán cầu bắc cũng phát hiện ra có nhiều chỗ sai sót trong danh mục, và kết quả là danh mục RNCC là chữ viết tắt của Revised New General Catalogue bởi Jack W. Sulentic và William G. Tifft ra mắt năm 1973 cùng danh mục NGC2000.0 bởi Sinnott được ra mắt vào năm 1988 nhằm nỗ lực sửa những lỗi sai trong danh mục NGC và IC.
Còn M là chữ viết tắt của Messier, là tên của nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier (1730 – 1817) đã liệt kê ra cuốn danh mục này. Messier là người săn tìm các sao chổi, nhưng ông luôn bị thất vọng khi gặp những thiên thể giống sao chổi nhưng không phải là sao chổi, và thế là ông biên soạn ra cuốn danh mục nhằm giúp những người khác không bị lãng phí thời giờ khi muốn quan sát sao chổi nhưng cứ gặp những thiên thể giống nhưng không phải sao chổi.
> Bài chi tiết Danh mục các Thiên thể Messier
![]() |
Tinh vân Con cua thuộc chòm sao Taurus (Con bò vàng). Tác giả : NASA, ESA, J. Hester and A. Loll (Arizona State University). |
Với sự hợp tác của người trợ lý Pierre Méchain, cuốn danh mục này bao gồm 103 thiên thể được ông liệt kê ra trong suốt cuộc đời của mình, nhiều thiên thể khác được thêm vào sau này bởi các nhà thiên văn học. Cuốn danh mục được xuất bản lần đầu với 45 thiên thể vào năm 1774, sau đó xuất bản lần thứ nhì vào năm 1781 với tổng cộng là 110 thiên thể.
Các thiên thể trong cuốn danh mục Messier chỉ chứa các thiên thể quan sát được ở bán cầu bắc và một vài thiên thể quan sát được ở từ vĩ độ 35° của bán cầu nam, cho nên hai đám mây Magellan lớn và nhỏ là kỳ quan của bầu trời đêm bán cầu nam không có mặt trong danh mục này. Nhiều thiên thể trong danh mục Messier có thể quan sát được bằng mắt thường và nhiều thiên thể khác quan sát qua ống nhòm hay kính thiên văn cỡ nhỏ.
Ngoài ra còn các danh mục nổi bật khác và có vai trò quan trọng như :
• Book of Fixed Stars của Azophi xuất bản năm 964 mô tả chi tiết về hàng ngàn ngôi sao và lần đầu tiên miêu tả thiên hà Andromeda và hai đám mây Magellan.
• Uranometria star atlas của Johann Bayer được xuất bản vào năm 1603 với hơn 1200 ngôi sao, tên của những ngôi sao được đánh dấu bằng chữ cái Hy Lạp (viết thường) cùng tên chòm sao đó, thí dụ như sao Alpha Centauri (α Centauri) tức là sao α của chòm sao Centaurus (Nhân mã).
• Historia coelestis Britannica star atlas của John Flamsteed xuất bản vào năm 1725, ông đánh dấu các ngôi sao bằng các chữ số và sắp xếp theo xích kinh, thí dụ như sao 61 Cygni.
• Henry Draper Catalogue bởi Henry Draper được ra mắt từ năm 1918 tới 1924 với hơn 225 ngàn ngôi sao được đặt tên bởi chữ HD đi kèm với 6 chữ số.
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ Wikipedia Anh ngữ