Ngày này năm xưa: Ngày sinh nhà khoa học người Anh Stephen Hawking
Ngày 8 tháng 1 năm 1942, Stephen Hawking đã ra đời ở Oxford, Anh quốc. Ông là nhà vật lý lý thuyết người Anh, nhà vũ trụ học, tác giả viết sách và là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết của trường Đại học Cambridge.
Stephen William Hawking được sinh ra tại Oxford, miền nam nước Anh. Khi ông 8 tuổi, gia đình đã chuyển đến sống tại St Alban, một thành phố ở phía bắc London. Sau khi tốt nghiệp trung học, Hawking đăng ký học tại trường College University, Oxford theo ý định của cha.
Ban đầu, ông định học Toán nhưng do thời điểm đó trường College University không có chuyên ngành này nên Hawking chuyển sang học Vật lý và đã tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc vào năm 1962.
Sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực thiên văn ở trường, Hawking nhận thấy ông thích hợp hơn với các nghiên cứu lý thuyết và chuyển đến làm nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge, chuyên ngành Vũ trụ học.
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, ông làm việc tại trường cao đẳng Gonville and Caius, Đại học Cambridge. Từ năm 1979, Hawking đảm nhận chức vụ Giáo sư Lucasian Toán học tại khoa Toán ứng dụng và Vật lý lý thuyết Đại học Cambridge.
Là một nhà khoa học đầy tài năng, nhưng Hawking cũng đã phải chịu một bất hạnh lớn lao. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, các bác sĩ phát hiện ra ông bị bệnh Amyotrophic lateral sclerosis (một chứng bệnh thần kinh, gây thoái hóa các neuron điều khiển hoạt động của cơ bắp). Hawking đã mất dần khả năng vận động cơ, ông phải tựa thân mình vào một chiếc ghế và làm việc, giao tiếp với sự hỗ trợ của máy tính.
Lãnh vực nghiên cứu chủ yếu của Hawking là vũ trụ học lý thuyết và hấp dẫn lượng tử, tìm hiểu về những định luật cơ bản chi phối toàn vũ trụ. Cùng với Roger Penrose, Hawking đã chỉ ra rằng thuyết Tương đối tổng quát của Einstein cho phép kết luận không gian và thời gian được bắt đầu bằng Big Bang (Vụ nổ lớn) và kết thúc trong các hố đen.
Các kết quả thu được cho thấy sự cần thiết của một học thuyết thống nhất giữa thuyết Tương đối tổng quát và thuyết Lượng tử. Hawking đã chỉ ra rằng các hố đen không 'đen' hoàn toàn, chúng cũng phát xạ (Hawking radiation), bốc hơi và biến mất. Ông cũng đã đưa ra những phỏng đoán về việc vũ trụ không có biên trong thời gian ảo.
Ông có nhiều công trình khoa học quan trọng, trong đó có sự cộng tác với Roger Penrose về định luật kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết Tương đối tổng quát, các dự đoán lý thuyết của ông về các hố đen phát ra bức xạ mà thường được gọi là Bức xạ Hawking.
Ông là thành viên danh dự của Hội đồng Nghệ thuật Hoàng gia Anh quốc, thành viên suốt đời của Học viện Khoa học Hoàng gia và đã được nhận Huy chương Tự do bởi Tổng thống Barack Obama, giải thưởng công dân danh giá ở Hoa Kỳ. Hawking là Giáo sư Lucasian về Toán học ở Đại học Cambridge từ 1979 tới 2009.
Ông đạt nhiều thành công với các tác phẩm khoa học phổ biến trong công chúng của mình, cuốn sách Lược sử thời gian (A Brief History of Time) của ông đạt kỷ lục khi trụ hạng những sách bán chạy nhất trên Thời báo British Sunday suốt 237 tuần lễ.
Ngoài ra, ngày này của năm 1642 là ngày nhà khoa học Galileo Galilei người Ý qua đời ở tuổi 78. Ba trăm năm sau ngày Galilei qua đời chính là ngày sinh của Hawking. [Đọc bài viết]
Stephen William Hawking được sinh ra tại Oxford, miền nam nước Anh. Khi ông 8 tuổi, gia đình đã chuyển đến sống tại St Alban, một thành phố ở phía bắc London. Sau khi tốt nghiệp trung học, Hawking đăng ký học tại trường College University, Oxford theo ý định của cha.
Ban đầu, ông định học Toán nhưng do thời điểm đó trường College University không có chuyên ngành này nên Hawking chuyển sang học Vật lý và đã tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc vào năm 1962.
Sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực thiên văn ở trường, Hawking nhận thấy ông thích hợp hơn với các nghiên cứu lý thuyết và chuyển đến làm nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge, chuyên ngành Vũ trụ học.
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, ông làm việc tại trường cao đẳng Gonville and Caius, Đại học Cambridge. Từ năm 1979, Hawking đảm nhận chức vụ Giáo sư Lucasian Toán học tại khoa Toán ứng dụng và Vật lý lý thuyết Đại học Cambridge.
Là một nhà khoa học đầy tài năng, nhưng Hawking cũng đã phải chịu một bất hạnh lớn lao. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, các bác sĩ phát hiện ra ông bị bệnh Amyotrophic lateral sclerosis (một chứng bệnh thần kinh, gây thoái hóa các neuron điều khiển hoạt động của cơ bắp). Hawking đã mất dần khả năng vận động cơ, ông phải tựa thân mình vào một chiếc ghế và làm việc, giao tiếp với sự hỗ trợ của máy tính.
Lãnh vực nghiên cứu chủ yếu của Hawking là vũ trụ học lý thuyết và hấp dẫn lượng tử, tìm hiểu về những định luật cơ bản chi phối toàn vũ trụ. Cùng với Roger Penrose, Hawking đã chỉ ra rằng thuyết Tương đối tổng quát của Einstein cho phép kết luận không gian và thời gian được bắt đầu bằng Big Bang (Vụ nổ lớn) và kết thúc trong các hố đen.
Các kết quả thu được cho thấy sự cần thiết của một học thuyết thống nhất giữa thuyết Tương đối tổng quát và thuyết Lượng tử. Hawking đã chỉ ra rằng các hố đen không 'đen' hoàn toàn, chúng cũng phát xạ (Hawking radiation), bốc hơi và biến mất. Ông cũng đã đưa ra những phỏng đoán về việc vũ trụ không có biên trong thời gian ảo.
Ông có nhiều công trình khoa học quan trọng, trong đó có sự cộng tác với Roger Penrose về định luật kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết Tương đối tổng quát, các dự đoán lý thuyết của ông về các hố đen phát ra bức xạ mà thường được gọi là Bức xạ Hawking.
Ông là thành viên danh dự của Hội đồng Nghệ thuật Hoàng gia Anh quốc, thành viên suốt đời của Học viện Khoa học Hoàng gia và đã được nhận Huy chương Tự do bởi Tổng thống Barack Obama, giải thưởng công dân danh giá ở Hoa Kỳ. Hawking là Giáo sư Lucasian về Toán học ở Đại học Cambridge từ 1979 tới 2009.
Ông đạt nhiều thành công với các tác phẩm khoa học phổ biến trong công chúng của mình, cuốn sách Lược sử thời gian (A Brief History of Time) của ông đạt kỷ lục khi trụ hạng những sách bán chạy nhất trên Thời báo British Sunday suốt 237 tuần lễ.
Ngoài ra, ngày này của năm 1642 là ngày nhà khoa học Galileo Galilei người Ý qua đời ở tuổi 78. Ba trăm năm sau ngày Galilei qua đời chính là ngày sinh của Hawking. [Đọc bài viết]
Quang Niên
Theo Wikipedia English
Theo Wikipedia English