Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Quan sát ngôi sao Capella màu đỏ ánh xanh lá ở gần chân trời hướng đông bắc

Khi màn đêm buông xuống, bạn hãy nhìn thấp về gần chân trời hướng đông bắc để quan sát một ngôi sao màu đỏ ánh xanh lá, đó là ngôi sao Capella của chòm sao Auriga (người đánh xe). Tuy nhiên khi bạn quan sát Capella trên cao bầu trời thì nó có màu vàng, nếu bạn có thể du hành vào không gian tới vị trí của sao Capella thì bạn sẽ thấy nó là hệ sao đôi với hai ngôi sao màu vàng, cả hai đều có nhiệt độ bề mặt tương tự như nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời nhưng chúng sáng hơn và to lớn hơn Mặt Trời.

Ngôi sao sáng Capella tỏa sáng trên bầu trời nóc nhà của thế giới - đỉnh núi Everest của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Tác giả : Babak Tafreshi.
Ngôi sao sáng Capella tỏa sáng trên bầu trời nóc nhà của thế giới - đỉnh núi Everest của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Tác giả : Babak Tafreshi.

Sao Capella nhấp nháy màu đỏ với ánh xanh lá khi ở thấp gần chân trời nhưng khi lên cao trên bầu trời thì nó lại có màu vàng, tại sao vậy ? Thực tế là mỗi ngôi sao trên bầu trời đều trải qua quá trình đổi màu như vậy. Ánh sáng từ ngôi sao nào đó muốn tới mắt bạn phải đi qua bầu khí quyển, khi ngôi sao đó ở thấp gần chân trời thì khí quyển ở đó dầy hơn so với trên thiên đỉnh, nên khí quyển dầy sẽ làm khúc xạ ánh sáng của các ngôi sao, như là một lăng kính và đã làm điều này tương tự khi Mặt Trời vừa mọc hay vừa lặn.

Vậy tóm lại thì màu đỏ ánh xanh lá đó không phải là của sao Capella mà là do khí quyển của Trái Đất. Màu đỏ ánh xanh đó sẽ biến mất khi sao Capella mọc cao lên trên bầu trời. Nhưng tại sao các ngôi sao khác đều trải qua hiện tượng như vậy nhưng người ta lại chú ý nhiều hơn tới sao Capella ? Vì Capella là ngôi sao sáng, nó sáng thứ sáu trên bầu trời đêm, Capella xuất hiện qua đêm và mọc cao trên bầu trời trước khi bình minh tới.

Xem các sự kiện quan sát trong tuần từ 23/11 tới 29/11/2014 tại bài viết này.

+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ Astronomy, EarthSky