Bầu trời trong tuần từ 9/11 tới 15/11/2014
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ nhì của tháng 11 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ quan sát được hai nhóm sao đặc trưng của bầu trời đêm mùa hè và bầu trời đêm mùa thu, mưa sao băng Taurids xuất phát từ cụm sao Pleiades, trăng hạ huyền tỏa sáng cùng hành tinh Mộc.
Chủ nhật, 9/11/2014.
Chiều tối nay bạn hãy nhìn thấp về bầu trời hướng tây nam để quan sát hai thiên thể màu cam đang tỏa sáng ở đó. Thiên thể đầu tiên xin giới thiệu tới các bạn đó là hành tinh Hỏa, đây là hành tinh anh em với địa cầu và nó có màu đỏ cam trên bầu trời của chúng ta. Nó sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 1,12 vào chiều tối nay ở trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung) và ở gần nhóm sao Cái bình trà cũng thuộc chòm sao này. Như Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay đã giới thiệu vào tuần rồi, gần vị trí của hành tinh Hỏa có một cụm sao cầu xinh đẹp được gọi là M22, bạn hãy xem lại bài viết cũ để quan sát cụm sao này tại đây.
Thiên thể tiếp theo nữa đó chính là sao Antares màu đỏ cam. Đây là một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng, nó là ngôi sao sáng thứ mười bảy trên bầu trời đêm. Nó thuộc về chòm sao Scorpius (Bò cạp) và chòm sao này sẽ lặn mất sau khi ánh hoàng hôn vừa biến mất vì nó là chòm sao của mùa hè nhưng thời gian này là của mùa đông, tức là bạn sẽ khó quan sát được ngôi sao này vào chiều nay.
Thứ hai, 10/11/2014.
Hãy ngước nhìn thẳng lên bầu trời đêm nay để quan sát hai nhóm sao đặc trưng của bầu trời đêm mùa hè và bầu trời đêm mùa đông. Nhóm sao đầu tiên là Hình vuông lớn của con ngựa bay (The Great Square of Pegasus), hình vuông này được tạo nên từ bốn ngôi sao Algenib, Alpheratz, Scheat và Markab của chòm sao Pegasus (Con ngựa bay). Và nhóm sao tiếp theo là Tam giác mùa hè, nó được tạo nên từ ba ngôi sao Vega (sao Chức Nữ), Altair (sao Ngưu Lang) và sao Deneb lần lượt của ba chòm sao Lyra (Thiên Cầm), Aquila (Thiên Ưng) và Cygnus (Thiên Nga).
Từ khi trời vừa tối bạn hãy nhìn thẳng lên trên đỉnh đầu để quan sát được cái hình vuông và thấp hơn bên dưới về hướng tây để quan sát được cái hình tam giác. Nhóm sao Tam giác mùa hè sẽ lặn từ sau 9 giờ tối ở chân trời hướng tây và nhóm sao Hình vuông lớn của con ngựa bay sẽ lặn từ sau 3 giờ sáng cũng ở hướng đó.
Để bắt gặp những nhóm sao này không có gì là khó hết. Đầu tiên bạn hãy xác định cho mình sao Polaris hay còn gọi là sao Bắc cực, nó nằm thấp ở hướng bắc, quanh năm suốt tháng bạn sẽ thấy được ngôi sao này ở vị trí đó mãi. Từ sao Bắc cực hãy kéo một đường thằng lên đi ngang qua ngôi sao Caph của chòm sao Cassiopeia (Thiên hậu) rồi bạn sẽ tới được ngôi sao Alpheratz của hình vuông đó. Những ngôi sao này có độ sáng biểu kiến từ 1,5 tới 3,0, cho nên bạn có thể thấy được nó bằng mắt thường ở những nơi có điều kiện quan sát tốt như không có ánh đèn hay mây che.
Tiếp theo là bạn hãy nối một đường thẳng từ sao Gamma Cassiopeiae là ngôi sao chánh giữa của chòm sao Thiên hậu, đi theo đường thẳng đó qua ngôi sao Caph lúc nãy, rồi cứ đi thẳng và sẽ tới được ngôi sao Deneb của chòm sao Cygnus (Thiên Nga), nó là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Nhóm sao Tam giác mùa hè thì rất dễ nhận biết, vì xung quanh đó ít sao sáng cho nên bạn cứ nhìn lên bầu trời một lúc là sẽ thấy ngay một hình tam giác rất đẹp. Ba ngôi sao của hình tam giác này thì sáng, chúng có độ sáng biểu kiến từ không quá 1,3 và là ba trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.
Thứ ba, 11/11/2014.
Từ nửa đêm ngày 12/11, bạn có thể quan sát được các vệt sao băng của mưa sao băng Taurid. Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và không có gì nổi bật, dữ lắm nó chỉ có khoảng 10 vệt sao băng cho mỗi giờ, và vào đêm quan sát sao băng còn có sự xuất hiện của trăng sắp tròn nữa, cho nên nếu như bạn rảnh và muốn thức ngắm sao đêm này thì hãy quan sát vài vệt sao băng của nó, còn không thì đừng cố gắng xem mà bỏ giấc ngủ của mình. Mưa sao băng Taurid xuất phát từ một điểm trên bầu trời về phía bắc chòm sao Taurus (Con bò vàng), gần với vị trí của cụm sao Pleiades (M45), nó là tàn dư của sao chổi Encke (2P/Encke) khi sao chổi này đi qua quỹ đạo của Trái Đất và để lại những bụi khí.
Chòm sao Taurus sẽ nằm cao 78° so với chân trời hướng bắc vào lúc nửa đêm. Vì đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và khó quan sát, cho nên nếu bạn muốn quan sát thì hãy lựa chọn địa điểm quan sát thật tối và không có mây, mưa. Lưu ý là vì có sự xuất hiện của Mặt Trăng cho nên số lượng sao băng của bạn quan sát được sẽ bị giảm bớt.
Thứ tư, 12/11/2014.
Một ngôi sao thuộc chòm sao Piscis Austrinus (Nam Ngư) với cái tên Fomalhaut được gọi là Ngôi sao cô đơn, tại sao nó lại được gọi như vậy ? Dễ hiểu vì xung quanh nó toàn là những ngôi sao tối hơn nó, và nó thiệt là đặc trưng khi sáng trưng giữa khu vực như vậy. Cho nên theo thần thoại Hy Lạp, chòm sao Aquarius (Bảo Bình) thường được miêu tả là người đàn ông đổ dòng nước vào ngôi sao Fomalhaut để dập tắt ngôi sao sáng duy nhất trong khu vực này của bầu trời.
Sao Fomalhaut là một ngôi sao thuộc lớp A (sao lớp A là những sao có thể quan sát bằng mắt thường và có màu xanh-trắng), nó cách chúng ta khoảng 25 năm ánh sáng và là là ngôi sao sáng thứ mười tám trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến là 1,15.
Vào tối 12/11, nó sẽ lên cao trên bầu trời từ khoảng 8 giờ tối và sẽ dần thấp rồi lặn ở hướng tây sau nửa đêm. Cách đó chừng 40 độ về bên dưới là một ngôi sao sáng hơn với độ sáng biểu kiến là 0,45 cũng màu xanh-trắng, đó là sao Achernar của chòm sao Eridanus (Con sông cái), ngôi sao này là ngôi sao kết thúc con sông ngoằn ngoèo này trong khi nôi sao Rigel của chòm sao Orion (Lạp Hộ) là điểm bắt đầu của con sông.
Thứ năm, 13/11/2014.
Cặp vợ chồng Cepheus (Tiên Vương) và Cassiopeia (Thiên Hậu) sẽ nằm cao 40 thiên độ so với chân trời hướng bắc. Hai chòm sao này sẽ lặn ở hướng bắc-tây-bắc sau 2 giờ sáng hôm sau. Đây là cặp vợ chồng duy nhất trong các chòm sao trên bầu trời, Cepheus là vua của xứ Ethiopeia còn Cassiopeia là vợ của ông.
Chòm sao Cepheus có một ngôi sao đáng chú ý, đó là ngôi sao Gamma Cephei hay còn gọi là Errai, nó là đỉnh của chòm sao này hay nếu bạn thấy chòm sao Tiên Vương giống một căn nhà thì ngôi sao này nằm trên đỉnh của căn nhà đó. Đây là một ngôi sao không sáng cho lắm, độ sáng biểu kiến của nó là 3,2, nhưng nó được chú ý bởi vì trong tương lai khoảng vào năm 4000, nó sẽ thay thế sao Bắc cực hiện nay là Polaris do hiện tượng tiến động.
Ngoài ra nó cũng là ngôi sao đầu tiên mà người ta phát hiện được có hành tinh nơi đây vào năm 2002 bởi Đài quan sát Hành tinh học McDonald, Gamma Cephei là một hệ hai ngôi sao xoay xung quanh một tâm điểm chung. Cho tới 10/2013, các nhà khoa học đã khám phá ra được tổng cộng 986 ngoại hành tinh - tức là các hành tinh ở ngoài hệ Mặt Trời, trong đó 750 hành tinh và 168 hệ gồm nhiều hành tinh.
Thứ sáu, 14/11/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha hạ huyền vào lúc 22:17 ngày 14/11 nhưng lúc này bạn sẽ không thấy được Mặt Trăng đâu vì sau nửa đêm nó mới mọc lên từ chân trời hướng đông và nó sẽ lên cao 85° so với chân trời hướng đông vào lúc 5:33 sáng 15/11.
Trăng tối nay sẽ nằm trong khu vực chòm sao Leo (Sư Tử) với độ sáng biểu kiến là -10,9 và ngay bên cạnh nó là hành tinh Mộc đang tỏa sáng với ánh sáng màu vàng cùng độ sáng biểu kiến là -1,73. Bộ đôi thiên thể của Thái Dương hệ này sẽ đi cùng nhau cho tới sáng trước khi Mặt Trời mọc ngày 15/11. Những buổi sáng tiếp theo hành tinh Mộc vẫn ở đó nhưng Mặt Trăng càng ngày càng xa dần nó.
Thứ bảy, 15/11/2014.
Hình vuông lớn của con ngựa bay là nơi lý tưởng để tìm ra Thiên hà Andromeda (M31) nổi tiếng. Hình vuông lớn của con ngựa bay sẽ tỏa sáng ở bầu trời hướng bắc vào khoảng 8 giờ tối rồi lặn dần sau nửa đêm. Đây là chòm sao thích hợp để quan sát vào mùa thu, nên bây giờ bạn chỉ có thể quan sát được nó nửa đêm mà thôi.
Giơ thẳng tay ra và bạn sẽ thấy đường chéo của hình vuông tạo bởi 2 đỉnh đối nhau bất kỳ dài hơn gấp đôi khoảng cách của lòng bàn tay của bạn.
Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm thiên hà Andromeda từ hình vuông lớn của con ngựa bay nhé. Trước tiên là bạn phải tìm ra hình vuông này, nó không thật sự là một hình vuông hoàn hảo, nó chỉ là một hình tứ giác gần vuông thôi. Hãy chia khoảng cách từ ngôi sao Markab đến ngôi sao Algenib làm đôi, rồi từ trung điểm của đoạn vừa chia lúc nãy, bạn nối một đường thẳng đến ngôi sao đỉnh trái của hình vuông là ngôi sao Alpheratz rồi đi thêm một đoạn tương đương với khoảng cách của đoạn thẳng vừa nối là sẽ đến vị trí của thiên hà Andromeda.
Ở khoảng cách 2,3 triệu năm ánh sáng, thiên hà Andromeda là thiên hà xoắn ốc gần với dải Ngân Hà (the Milky Way) của chúng ta nhất. Và đây là vật thể xa nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường (trong điều kiện đêm tối, thời tiết tốt và mắt bình thường). Đừng lo phải bỏ lỡ thiên hà này vì bạn sẽ còn gặp lại nó vào mùa xuân năm sau.
Tiếp theo đây bạn sẽ tìm ra thiên hà Tiên Nữ từ chòm sao Thiên Hậu. Bạn sẽ tìm ra thiên hà này từ chòm sao Cassiopeia bằng cách nối một đoạn thẳng từ ngôi sao κ Cas (Kappa Cassiopeiae) đến ngôi sao Shedir của chòm sao Thiên Hậu rồi đi tiếp một đoạn gấp 3 lần đoạn thẳng lúc nãy là bạn sẽ thấy ngay thiên hà Andromeda M31.
Bầu trời trong tuần từ 9/11 tới 15/11/2014 |
Chủ nhật, 9/11/2014.
Chiều tối nay bạn hãy nhìn thấp về bầu trời hướng tây nam để quan sát hai thiên thể màu cam đang tỏa sáng ở đó. Thiên thể đầu tiên xin giới thiệu tới các bạn đó là hành tinh Hỏa, đây là hành tinh anh em với địa cầu và nó có màu đỏ cam trên bầu trời của chúng ta. Nó sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 1,12 vào chiều tối nay ở trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung) và ở gần nhóm sao Cái bình trà cũng thuộc chòm sao này. Như Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay đã giới thiệu vào tuần rồi, gần vị trí của hành tinh Hỏa có một cụm sao cầu xinh đẹp được gọi là M22, bạn hãy xem lại bài viết cũ để quan sát cụm sao này tại đây.
Minh họa bầu trời hướng tây nam lúc 6 giờ chiều ngày 9/11/2014. Hai thiên thể sáng màu đỏ cam cùng tỏa sáng trên bầu trời chiều. |
Thiên thể tiếp theo nữa đó chính là sao Antares màu đỏ cam. Đây là một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng, nó là ngôi sao sáng thứ mười bảy trên bầu trời đêm. Nó thuộc về chòm sao Scorpius (Bò cạp) và chòm sao này sẽ lặn mất sau khi ánh hoàng hôn vừa biến mất vì nó là chòm sao của mùa hè nhưng thời gian này là của mùa đông, tức là bạn sẽ khó quan sát được ngôi sao này vào chiều nay.
Thứ hai, 10/11/2014.
Hãy ngước nhìn thẳng lên bầu trời đêm nay để quan sát hai nhóm sao đặc trưng của bầu trời đêm mùa hè và bầu trời đêm mùa đông. Nhóm sao đầu tiên là Hình vuông lớn của con ngựa bay (The Great Square of Pegasus), hình vuông này được tạo nên từ bốn ngôi sao Algenib, Alpheratz, Scheat và Markab của chòm sao Pegasus (Con ngựa bay). Và nhóm sao tiếp theo là Tam giác mùa hè, nó được tạo nên từ ba ngôi sao Vega (sao Chức Nữ), Altair (sao Ngưu Lang) và sao Deneb lần lượt của ba chòm sao Lyra (Thiên Cầm), Aquila (Thiên Ưng) và Cygnus (Thiên Nga).
Minh họa bầu trời hướng tây bắc vào 9 giờ tối ngày 10/11/2014. Nhóm sao Tam giác mùa hè đang dần lặn xuống chân trời hướng tây và sau đó là nhóm sao Hình vuông lớn của con ngựa bay cũng sẽ lặn theo. |
Từ khi trời vừa tối bạn hãy nhìn thẳng lên trên đỉnh đầu để quan sát được cái hình vuông và thấp hơn bên dưới về hướng tây để quan sát được cái hình tam giác. Nhóm sao Tam giác mùa hè sẽ lặn từ sau 9 giờ tối ở chân trời hướng tây và nhóm sao Hình vuông lớn của con ngựa bay sẽ lặn từ sau 3 giờ sáng cũng ở hướng đó.
Để bắt gặp những nhóm sao này không có gì là khó hết. Đầu tiên bạn hãy xác định cho mình sao Polaris hay còn gọi là sao Bắc cực, nó nằm thấp ở hướng bắc, quanh năm suốt tháng bạn sẽ thấy được ngôi sao này ở vị trí đó mãi. Từ sao Bắc cực hãy kéo một đường thằng lên đi ngang qua ngôi sao Caph của chòm sao Cassiopeia (Thiên hậu) rồi bạn sẽ tới được ngôi sao Alpheratz của hình vuông đó. Những ngôi sao này có độ sáng biểu kiến từ 1,5 tới 3,0, cho nên bạn có thể thấy được nó bằng mắt thường ở những nơi có điều kiện quan sát tốt như không có ánh đèn hay mây che.
Tiếp theo là bạn hãy nối một đường thẳng từ sao Gamma Cassiopeiae là ngôi sao chánh giữa của chòm sao Thiên hậu, đi theo đường thẳng đó qua ngôi sao Caph lúc nãy, rồi cứ đi thẳng và sẽ tới được ngôi sao Deneb của chòm sao Cygnus (Thiên Nga), nó là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Nhóm sao Tam giác mùa hè thì rất dễ nhận biết, vì xung quanh đó ít sao sáng cho nên bạn cứ nhìn lên bầu trời một lúc là sẽ thấy ngay một hình tam giác rất đẹp. Ba ngôi sao của hình tam giác này thì sáng, chúng có độ sáng biểu kiến từ không quá 1,3 và là ba trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.
Thứ ba, 11/11/2014.
Từ nửa đêm ngày 12/11, bạn có thể quan sát được các vệt sao băng của mưa sao băng Taurid. Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và không có gì nổi bật, dữ lắm nó chỉ có khoảng 10 vệt sao băng cho mỗi giờ, và vào đêm quan sát sao băng còn có sự xuất hiện của trăng sắp tròn nữa, cho nên nếu như bạn rảnh và muốn thức ngắm sao đêm này thì hãy quan sát vài vệt sao băng của nó, còn không thì đừng cố gắng xem mà bỏ giấc ngủ của mình. Mưa sao băng Taurid xuất phát từ một điểm trên bầu trời về phía bắc chòm sao Taurus (Con bò vàng), gần với vị trí của cụm sao Pleiades (M45), nó là tàn dư của sao chổi Encke (2P/Encke) khi sao chổi này đi qua quỹ đạo của Trái Đất và để lại những bụi khí.
Bầu trời hướng đông lúc nửa đêm ngày 12/11. Chòm sao Taurus sẽ nằm cao 78° so với chân trời hướng bắc vào lúc nửa đêm. |
Thứ tư, 12/11/2014.
Một ngôi sao thuộc chòm sao Piscis Austrinus (Nam Ngư) với cái tên Fomalhaut được gọi là Ngôi sao cô đơn, tại sao nó lại được gọi như vậy ? Dễ hiểu vì xung quanh nó toàn là những ngôi sao tối hơn nó, và nó thiệt là đặc trưng khi sáng trưng giữa khu vực như vậy. Cho nên theo thần thoại Hy Lạp, chòm sao Aquarius (Bảo Bình) thường được miêu tả là người đàn ông đổ dòng nước vào ngôi sao Fomalhaut để dập tắt ngôi sao sáng duy nhất trong khu vực này của bầu trời.
Minh họa bầu trời hướng đông nam vào lúc 7 giờ tối ngày 12/11/2014. Bảo Bình đang đổ nước để dập tắt ánh sáng của Ngôi sao cô đơn. |
Sao Fomalhaut là một ngôi sao thuộc lớp A (sao lớp A là những sao có thể quan sát bằng mắt thường và có màu xanh-trắng), nó cách chúng ta khoảng 25 năm ánh sáng và là là ngôi sao sáng thứ mười tám trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến là 1,15.
Vào tối 12/11, nó sẽ lên cao trên bầu trời từ khoảng 8 giờ tối và sẽ dần thấp rồi lặn ở hướng tây sau nửa đêm. Cách đó chừng 40 độ về bên dưới là một ngôi sao sáng hơn với độ sáng biểu kiến là 0,45 cũng màu xanh-trắng, đó là sao Achernar của chòm sao Eridanus (Con sông cái), ngôi sao này là ngôi sao kết thúc con sông ngoằn ngoèo này trong khi nôi sao Rigel của chòm sao Orion (Lạp Hộ) là điểm bắt đầu của con sông.
Thứ năm, 13/11/2014.
Cặp vợ chồng Cepheus (Tiên Vương) và Cassiopeia (Thiên Hậu) sẽ nằm cao 40 thiên độ so với chân trời hướng bắc. Hai chòm sao này sẽ lặn ở hướng bắc-tây-bắc sau 2 giờ sáng hôm sau. Đây là cặp vợ chồng duy nhất trong các chòm sao trên bầu trời, Cepheus là vua của xứ Ethiopeia còn Cassiopeia là vợ của ông.
Minh họa bầu trời hướng bắc lúc 8 giờ tối ngày 13/11/2014. Hai chòm sao Cepheus và Cassiopeia ở cao 40° so với chân trời hướng bắc. |
Chòm sao Cepheus có một ngôi sao đáng chú ý, đó là ngôi sao Gamma Cephei hay còn gọi là Errai, nó là đỉnh của chòm sao này hay nếu bạn thấy chòm sao Tiên Vương giống một căn nhà thì ngôi sao này nằm trên đỉnh của căn nhà đó. Đây là một ngôi sao không sáng cho lắm, độ sáng biểu kiến của nó là 3,2, nhưng nó được chú ý bởi vì trong tương lai khoảng vào năm 4000, nó sẽ thay thế sao Bắc cực hiện nay là Polaris do hiện tượng tiến động.
Ngoài ra nó cũng là ngôi sao đầu tiên mà người ta phát hiện được có hành tinh nơi đây vào năm 2002 bởi Đài quan sát Hành tinh học McDonald, Gamma Cephei là một hệ hai ngôi sao xoay xung quanh một tâm điểm chung. Cho tới 10/2013, các nhà khoa học đã khám phá ra được tổng cộng 986 ngoại hành tinh - tức là các hành tinh ở ngoài hệ Mặt Trời, trong đó 750 hành tinh và 168 hệ gồm nhiều hành tinh.
Thứ sáu, 14/11/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha hạ huyền vào lúc 22:17 ngày 14/11 nhưng lúc này bạn sẽ không thấy được Mặt Trăng đâu vì sau nửa đêm nó mới mọc lên từ chân trời hướng đông và nó sẽ lên cao 85° so với chân trời hướng đông vào lúc 5:33 sáng 15/11.
Minh họa bầu trời hướng đông vào lúc 1 giờ sáng ngày 15/11/2014 khi trăng hạ huyền vừa mọc lên. |
Trăng tối nay sẽ nằm trong khu vực chòm sao Leo (Sư Tử) với độ sáng biểu kiến là -10,9 và ngay bên cạnh nó là hành tinh Mộc đang tỏa sáng với ánh sáng màu vàng cùng độ sáng biểu kiến là -1,73. Bộ đôi thiên thể của Thái Dương hệ này sẽ đi cùng nhau cho tới sáng trước khi Mặt Trời mọc ngày 15/11. Những buổi sáng tiếp theo hành tinh Mộc vẫn ở đó nhưng Mặt Trăng càng ngày càng xa dần nó.
Thứ bảy, 15/11/2014.
Hình vuông lớn của con ngựa bay là nơi lý tưởng để tìm ra Thiên hà Andromeda (M31) nổi tiếng. Hình vuông lớn của con ngựa bay sẽ tỏa sáng ở bầu trời hướng bắc vào khoảng 8 giờ tối rồi lặn dần sau nửa đêm. Đây là chòm sao thích hợp để quan sát vào mùa thu, nên bây giờ bạn chỉ có thể quan sát được nó nửa đêm mà thôi.
Mô phỏng bầu trời hướng bắc lúc 8 giờ tối ngày 15/11/2014. Thiên hà Andromeda đang tỏa sáng cao khoảng 50 thiên độ so với chân trời hướng bắc. |
Giơ thẳng tay ra và bạn sẽ thấy đường chéo của hình vuông tạo bởi 2 đỉnh đối nhau bất kỳ dài hơn gấp đôi khoảng cách của lòng bàn tay của bạn.
Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm thiên hà Andromeda từ hình vuông lớn của con ngựa bay nhé. Trước tiên là bạn phải tìm ra hình vuông này, nó không thật sự là một hình vuông hoàn hảo, nó chỉ là một hình tứ giác gần vuông thôi. Hãy chia khoảng cách từ ngôi sao Markab đến ngôi sao Algenib làm đôi, rồi từ trung điểm của đoạn vừa chia lúc nãy, bạn nối một đường thẳng đến ngôi sao đỉnh trái của hình vuông là ngôi sao Alpheratz rồi đi thêm một đoạn tương đương với khoảng cách của đoạn thẳng vừa nối là sẽ đến vị trí của thiên hà Andromeda.
Ở khoảng cách 2,3 triệu năm ánh sáng, thiên hà Andromeda là thiên hà xoắn ốc gần với dải Ngân Hà (the Milky Way) của chúng ta nhất. Và đây là vật thể xa nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường (trong điều kiện đêm tối, thời tiết tốt và mắt bình thường). Đừng lo phải bỏ lỡ thiên hà này vì bạn sẽ còn gặp lại nó vào mùa xuân năm sau.
Tiếp theo đây bạn sẽ tìm ra thiên hà Tiên Nữ từ chòm sao Thiên Hậu. Bạn sẽ tìm ra thiên hà này từ chòm sao Cassiopeia bằng cách nối một đoạn thẳng từ ngôi sao κ Cas (Kappa Cassiopeiae) đến ngôi sao Shedir của chòm sao Thiên Hậu rồi đi tiếp một đoạn gấp 3 lần đoạn thẳng lúc nãy là bạn sẽ thấy ngay thiên hà Andromeda M31.
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky và Astronomy