Bầu trời trong tuần từ 23/11 tới 29/11/2014
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ tư của tháng 11 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ quan sát được hành tinh Mộc vào sáng sớm cùng chòm sao Sư Tử, ngôi sao Capella thay đổi màu sắc, Mặt Trăng cùng hành tinh Hỏa trên bầu trời chiều và tinh vân Orion của chàng thợ săn Orion.
Chủ nhật, 23/11/2014.
Những vệt sao băng của cơn mưa sao băng Leonid vẫn còn sẵn cho bạn quan sát từ nay cho tới cuối tháng nhưng với số lượng ít vì nó đã qua điểm cực đại vào rạng sáng 18/11 vừa qua, nếu bạn muốn thức đêm để ngắm sao thì bạn sẽ có thể thấy được khoảng 5 vệt sao băng Leonid cho mỗi tiếng đồng hồ từ sau nửa đêm cho tới bình minh.
Nếu bạn muốn quan sát thì hãy thức dậy sớm, từ 2 giờ sáng và hướng mắt nhìn về thấp ở chân trời hướng đông, bạn sẽ thấy những vệt sao băng xuất phát ra từ một vị trí gần hành tinh Mộc. Chú ý rằng nơi bạn quan sát phải thật tối và không có mây, mưa che phủ.
Thứ hai, 24/11/2014.
Hãy dậy sớm và hướng mắt về bầu trời hướng đông, mục tiêu dành cho bạn khi quan sát qua ống dòm hay qua kính thiên văn vào những buổi sáng này là hành tinh Mộc. Nó tỏa sáng với độ sáng biểu kiến –2,1, hành tinh Mộc sẽ ở trong khu vực chòm sao Leo (Sư Tử) từ 2 giờ sáng ở bầu trời hướng đông. Bạn có thể thấy được hành tinh Mộc ở gần những ngôi sao rìa của chòm Sư Tử, điều này làm bạn có thể tưởng tượng ra rằng con sư tử đó đang chuẩn bị ăn lấy hành tinh Mộc. Hãy quan sát qua ống kính thiên văn để thấy rõ đĩa hành tinh dài 38" của hành tinh khí khổng lồ này.
Thứ ba 25/11/2014.
Khi màn đêm buông xuống, bạn hãy nhìn thấp về gần chân trời hướng đông bắc để quan sát một ngôi sao màu đỏ ánh xanh lá, đó là ngôi sao Capella của chòm sao Auriga (người đánh xe). Tuy nhiên khi bạn quan sát Capella trên cao bầu trời thì nó có màu vàng, nếu bạn có thể du hành vào không gian tới vị trí của sao Capella thì bạn sẽ thấy nó là hệ sao đôi với hai ngôi sao màu vàng, cả hai đều có nhiệt độ bề mặt tương tự như nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời nhưng chúng sáng hơn và to lớn hơn Mặt Trời.
Sao Capella nhấp nháy màu đỏ với ánh xanh lá khi ở thấp gần chân trời nhưng khi lên cao trên bầu trời thì nó lại có màu vàng, tại sao vậy ? Thực tế là mỗi ngôi sao trên bầu trời đều trải qua quá trình đổi màu như vậy. Ánh sáng từ ngôi sao nào đó muốn tới mắt bạn phải đi qua bầu khí quyển, khi ngôi sao đó ở thấp gần chân trời thì khí quyển ở đó dầy hơn so với trên thiên đỉnh, nên khí quyển dầy sẽ làm khúc xạ ánh sáng của các ngôi sao, như là một lăng kính và đã làm điều này tương tự khi Mặt Trời vừa mọc hay vừa lặn.
Vậy tóm lại thì màu đỏ ánh xanh lá đó không phải là của sao Capella mà là do khí quyển của Trái Đất. Màu đỏ ánh xanh đó sẽ biến mất khi sao Capella mọc cao lên trên bầu trời. Nhưng tại sao các ngôi sao khác đều trải qua hiện tượng như vậy nhưng người ta lại chú ý nhiều hơn tới sao Capella ? Vì Capella là ngôi sao sáng, nó sáng thứ sáu trên bầu trời đêm, Capella xuất hiện qua đêm và mọc cao trên bầu trời trước khi bình minh tới.
Thứ tư, 26/11/2014.
Hành tinh Hỏa xuất hiện thấp gần chân trời hướng tây nam khi màn đêm vừa buông xuống trong tuần này và vài tuần lễ tới. Hành tinh Hỏa nằm trong khu vực của chòm sao Sagittarius (Người bắn cung) và bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra hành tinh đỏ này bởi vì trăng non đầu tháng sẽ nằm gần với nó trên bầu trời chiều tối 26/11, cả hai chỉ cách nhau không quá 10 thiên độ. Hãy quan sát qua kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 5" của nó.
Thứ năm, 27/11/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt điểm cực cận của tháng này, tức là điểm gần với Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó xung quanh Trái Đất vào 6 giờ 12 sáng ngày 28/11/2014 (giờ Sài Gòn), lúc này nó sẽ cách Trái Đất 369.827 cây số (tức 229.800 dặm). Lần đạt điểm cực cận của năm 2014 là vào ngày 10/8 vừa qua khi nó cách địa cầu chỉ 356.896 cây số, tức là gần hơn gần 13 ngàn cây số so với điểm cực cận tháng 11 này.
Thứ sáu, 28/11/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha thượng huyền vào 10 giờ 8 phút sáng ngày 29/11 (giờ Sài Gòn), pha thượng huyền là lúc trăng trở thành trăng bán nguyệt trước ngày rằm, bề mặt Mặt Trăng sẽ có nửa trái tối và nửa phải sáng. Tối 29/11 bạn sẽ quan sát được trăng nửa sáng nửa tối chiều ở chân trời hướng tây nam rồi nó sẽ lặn đi ở chân trời hướng tây vào khoảng 11 giờ khuya, có chuyện này là vì nó đã mọc từ 11:54 sáng ở bầu trời hướng đông, nhưng vì ánh sáng của Mặt Trời cho nên bạn sẽ khó thấy được nó mà phải tới khi chiều tối bạn mới quan sát được. Trăng thượng huyền tháng 10 âm lịch nằm trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
Thứ bảy, 29/11/2014.
Bầu trời đêm mùa đông với những thiên thể sáng lấp lánh đã sẵn sàng để bạn chiêm ngưỡng nó. Một trong những chòm sao nổi bật và dễ nhận biết ra nhất của mùa này là chòm sao Orion (Thợ săn), chòm sao Orion mọc lên ở chân trời hướng đông từ 8 giờ tối và lặn đi khi ánh Mặt Trời lên. Bạn có thể nhận ra chòm sao này một cách dễ dàng bởi ba ngôi sao cách đều và thẳng hàng nhau nằm giữa hai ngôi sao sáng nhất của chòm là Betelgeuse và Rigel, tuy nhiên chòm sao này không chỉ có vậy, nó còn nhiều tinh vân ẩn chứa bên trong mà bạn cần phải quan sát qua kính thiên văn mới có thể khám phá hết được.
Một khi bạn tìm thấy ba ngôi sao thắt lưng, bạn cũng có thể xác định được Tinh vân Orion (M42), một khu vực đang tạo ra rất nhiều ngôi sao mới. Nếu bạn quan sát kỹ hơn một chút, bạn sẽ nhận ra một đường thẳng của các thiên thể nối từ trên ba ngôi sao thắt lưng của chàng thợ săn. Những ngôi sao này tượng trưng cho Thanh gươm của chàng thợ săn. Tinh vân Lạp Hộ sẽ nằm ở khoảng giữa trở xuống của Thanh gươm này.
Hầu hết các tinh vân - đám mây bụi khí liên sao rất khó nếu không muốn nói là không thể thấy được bằng mắt thường và thậm chí là cả kính thiên văn. Nhưng Tinh vân Orion thì khác biệt gần như hoàn toàn. Nó có thể quan sát được bằng mắt thường ở nơi không bị ô nhiễm ánh sáng, đêm không trăng. Nó giống như một ngôi sao được bao phủ bởi một đám khói phát quang. Bạn hãy đến một vùng quê nào đó, tự mình quan sát Tinh vân Orion để xem nó như thế nào. Một chiếc kính thiên văn, hoặc thậm chí chỉ là một cái ống nhòm để thưởng thức một trong những kho báu tuyệt vời nhất của bầu trời đêm mùa đông.
Bầu trời trong tuần từ 23/11 tới 29/11/2014 |
Chủ nhật, 23/11/2014.
Những vệt sao băng của cơn mưa sao băng Leonid vẫn còn sẵn cho bạn quan sát từ nay cho tới cuối tháng nhưng với số lượng ít vì nó đã qua điểm cực đại vào rạng sáng 18/11 vừa qua, nếu bạn muốn thức đêm để ngắm sao thì bạn sẽ có thể thấy được khoảng 5 vệt sao băng Leonid cho mỗi tiếng đồng hồ từ sau nửa đêm cho tới bình minh.
Một sao băng Leonid xẹt qua bầu trời ở gần chòm sao Orion và sao Sirius vào tháng 11 năm 2012. Tác giả : Scott Tully. |
Nếu bạn muốn quan sát thì hãy thức dậy sớm, từ 2 giờ sáng và hướng mắt nhìn về thấp ở chân trời hướng đông, bạn sẽ thấy những vệt sao băng xuất phát ra từ một vị trí gần hành tinh Mộc. Chú ý rằng nơi bạn quan sát phải thật tối và không có mây, mưa che phủ.
Thứ hai, 24/11/2014.
Hãy dậy sớm và hướng mắt về bầu trời hướng đông, mục tiêu dành cho bạn khi quan sát qua ống dòm hay qua kính thiên văn vào những buổi sáng này là hành tinh Mộc. Nó tỏa sáng với độ sáng biểu kiến –2,1, hành tinh Mộc sẽ ở trong khu vực chòm sao Leo (Sư Tử) từ 2 giờ sáng ở bầu trời hướng đông. Bạn có thể thấy được hành tinh Mộc ở gần những ngôi sao rìa của chòm Sư Tử, điều này làm bạn có thể tưởng tượng ra rằng con sư tử đó đang chuẩn bị ăn lấy hành tinh Mộc. Hãy quan sát qua ống kính thiên văn để thấy rõ đĩa hành tinh dài 38" của hành tinh khí khổng lồ này.
Thứ ba 25/11/2014.
Khi màn đêm buông xuống, bạn hãy nhìn thấp về gần chân trời hướng đông bắc để quan sát một ngôi sao màu đỏ ánh xanh lá, đó là ngôi sao Capella của chòm sao Auriga (người đánh xe). Tuy nhiên khi bạn quan sát Capella trên cao bầu trời thì nó có màu vàng, nếu bạn có thể du hành vào không gian tới vị trí của sao Capella thì bạn sẽ thấy nó là hệ sao đôi với hai ngôi sao màu vàng, cả hai đều có nhiệt độ bề mặt tương tự như nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời nhưng chúng sáng hơn và to lớn hơn Mặt Trời.
Ngôi sao sáng Capella tỏa sáng trên bầu trời nóc nhà của thế giới - đỉnh núi Everest của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Tác giả : Babak Tafreshi. |
Sao Capella nhấp nháy màu đỏ với ánh xanh lá khi ở thấp gần chân trời nhưng khi lên cao trên bầu trời thì nó lại có màu vàng, tại sao vậy ? Thực tế là mỗi ngôi sao trên bầu trời đều trải qua quá trình đổi màu như vậy. Ánh sáng từ ngôi sao nào đó muốn tới mắt bạn phải đi qua bầu khí quyển, khi ngôi sao đó ở thấp gần chân trời thì khí quyển ở đó dầy hơn so với trên thiên đỉnh, nên khí quyển dầy sẽ làm khúc xạ ánh sáng của các ngôi sao, như là một lăng kính và đã làm điều này tương tự khi Mặt Trời vừa mọc hay vừa lặn.
Vậy tóm lại thì màu đỏ ánh xanh lá đó không phải là của sao Capella mà là do khí quyển của Trái Đất. Màu đỏ ánh xanh đó sẽ biến mất khi sao Capella mọc cao lên trên bầu trời. Nhưng tại sao các ngôi sao khác đều trải qua hiện tượng như vậy nhưng người ta lại chú ý nhiều hơn tới sao Capella ? Vì Capella là ngôi sao sáng, nó sáng thứ sáu trên bầu trời đêm, Capella xuất hiện qua đêm và mọc cao trên bầu trời trước khi bình minh tới.
Thứ tư, 26/11/2014.
Hành tinh Hỏa xuất hiện thấp gần chân trời hướng tây nam khi màn đêm vừa buông xuống trong tuần này và vài tuần lễ tới. Hành tinh Hỏa nằm trong khu vực của chòm sao Sagittarius (Người bắn cung) và bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra hành tinh đỏ này bởi vì trăng non đầu tháng sẽ nằm gần với nó trên bầu trời chiều tối 26/11, cả hai chỉ cách nhau không quá 10 thiên độ. Hãy quan sát qua kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 5" của nó.
Mặt Trăng và hành tinh Hỏa nằm gần nhau ở khu vực chòm sao Sagittarius vào chiều 26/11/2014. |
Thứ năm, 27/11/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt điểm cực cận của tháng này, tức là điểm gần với Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó xung quanh Trái Đất vào 6 giờ 12 sáng ngày 28/11/2014 (giờ Sài Gòn), lúc này nó sẽ cách Trái Đất 369.827 cây số (tức 229.800 dặm). Lần đạt điểm cực cận của năm 2014 là vào ngày 10/8 vừa qua khi nó cách địa cầu chỉ 356.896 cây số, tức là gần hơn gần 13 ngàn cây số so với điểm cực cận tháng 11 này.
Thứ sáu, 28/11/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha thượng huyền vào 10 giờ 8 phút sáng ngày 29/11 (giờ Sài Gòn), pha thượng huyền là lúc trăng trở thành trăng bán nguyệt trước ngày rằm, bề mặt Mặt Trăng sẽ có nửa trái tối và nửa phải sáng. Tối 29/11 bạn sẽ quan sát được trăng nửa sáng nửa tối chiều ở chân trời hướng tây nam rồi nó sẽ lặn đi ở chân trời hướng tây vào khoảng 11 giờ khuya, có chuyện này là vì nó đã mọc từ 11:54 sáng ở bầu trời hướng đông, nhưng vì ánh sáng của Mặt Trời cho nên bạn sẽ khó thấy được nó mà phải tới khi chiều tối bạn mới quan sát được. Trăng thượng huyền tháng 10 âm lịch nằm trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
Trăng thượng huyền tháng 10 âm lịch trong chòm sao Aquarius vào chiều ngày 29/11/2014. |
Thứ bảy, 29/11/2014.
Bầu trời đêm mùa đông với những thiên thể sáng lấp lánh đã sẵn sàng để bạn chiêm ngưỡng nó. Một trong những chòm sao nổi bật và dễ nhận biết ra nhất của mùa này là chòm sao Orion (Thợ săn), chòm sao Orion mọc lên ở chân trời hướng đông từ 8 giờ tối và lặn đi khi ánh Mặt Trời lên. Bạn có thể nhận ra chòm sao này một cách dễ dàng bởi ba ngôi sao cách đều và thẳng hàng nhau nằm giữa hai ngôi sao sáng nhất của chòm là Betelgeuse và Rigel, tuy nhiên chòm sao này không chỉ có vậy, nó còn nhiều tinh vân ẩn chứa bên trong mà bạn cần phải quan sát qua kính thiên văn mới có thể khám phá hết được.
Chòm sao Orion, Thắt lưng của Orion, Thanh gươm của Orion và tinh vân Orion. Hình minh họa bởi Stellarium. |
Một khi bạn tìm thấy ba ngôi sao thắt lưng, bạn cũng có thể xác định được Tinh vân Orion (M42), một khu vực đang tạo ra rất nhiều ngôi sao mới. Nếu bạn quan sát kỹ hơn một chút, bạn sẽ nhận ra một đường thẳng của các thiên thể nối từ trên ba ngôi sao thắt lưng của chàng thợ săn. Những ngôi sao này tượng trưng cho Thanh gươm của chàng thợ săn. Tinh vân Lạp Hộ sẽ nằm ở khoảng giữa trở xuống của Thanh gươm này.
Hầu hết các tinh vân - đám mây bụi khí liên sao rất khó nếu không muốn nói là không thể thấy được bằng mắt thường và thậm chí là cả kính thiên văn. Nhưng Tinh vân Orion thì khác biệt gần như hoàn toàn. Nó có thể quan sát được bằng mắt thường ở nơi không bị ô nhiễm ánh sáng, đêm không trăng. Nó giống như một ngôi sao được bao phủ bởi một đám khói phát quang. Bạn hãy đến một vùng quê nào đó, tự mình quan sát Tinh vân Orion để xem nó như thế nào. Một chiếc kính thiên văn, hoặc thậm chí chỉ là một cái ống nhòm để thưởng thức một trong những kho báu tuyệt vời nhất của bầu trời đêm mùa đông.
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ Astronomy, EarthSky