Quan sát trăng hạ huyền từ nửa đêm 15/10 tới sáng 16/10
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng hạ huyền vào lúc 02:13 sáng 16/10. Mặt Trăng sẽ mọc lên bầu trời từ lúc 23:44 ngày 15/10 và lặn vào 12:13 trưa ngày 16/10. Trăng hạ huyền sẽ mọc lên cao nhất trên bầu trời là ở 81° so với bầu trời hướng đông bắc vào lúc 5:59 ngày 16/10 nhưng lúc 5:44 thì Mặt Trời đã mọc nên bạn có thể quan sát được trăng nửa-sáng-nửa-tối trong khu vực chòm sao Gemini (Song Tử) từ sau nửa đêm cho tới sáng.
Bạn có biết rằng, bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.
Bạn có thể xem bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10 tại bài viết này.
Bạn có biết rằng, bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.
Bạn có thể xem bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10 tại bài viết này.
+Anh Tuấn Nguyễn theo Astronomy, SkyAndTelescope, EarthSky