Header Ads

Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014

Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ nhì của tháng 10 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát hành tinh Hỏa vào những buổi chiều hoàng hôn, ngôi sao Capella màu đỏ ánh xanh lá, cụm sao phân tán M103 và nguyệt thực toàn phần lần thứ nhì cũng là lần chót trong năm nay.

Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014

Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014

Chủ Nhật, 5/10/2014.
Mưa sao băng Orionid sẽ diễn ra vào ngày 21/10 nhưng tối nay bạn đã có thể quan sát được nó dù thấy được rất ít, những vệt sao băng sẽ xuất hiện từ phía bắc chòm sao Orion (Thợ săn).

Bầu trời hướng đông nam vào lúc diễn ra cực điểm mưa sao băng Orionid. Hình minh họa : Astronomy/ Roen Kelly.
Bầu trời hướng đông nam vào lúc diễn ra cực điểm mưa sao băng Orionid. Hình minh họa : Astronomy/ Roen Kelly.

Và nếu như bạn không thấy sao băng nào hết thì bạn hãy quan sát sao Sirius (Thiên Lang) là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm thuộc chòm sao Canis Major (Chó lớn) bằng cách nối dài ba ngôi sao thẳng hàng tượng trưng cho dây nịt của chàng thợ săn Orion và kéo thẳng về bên dưới.

Thứ hai, 6/10/2014. Xem bài viết.
Hằng năm cứ vào mùa thu, bạn sẽ quan sát được một ngôi sao màu đỏ ánh xanh lá thấp ở bầu trời hướng đông bắc, đó là sao Capella của chòm sao Auriga (người đánh xe). Tuy nhiên khi bạn quan sát Capella trên cao bầu trời thì nó có màu vàng, nếu bạn có thể du hành vào không gian tới vị trí của sao Capella thì bạn sẽ thấy nó là hệ sao đôi với hai ngôi sao màu vàng, cả hai đều có nhiệt độ bề mặt tương tự như nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời nhưng chúng sáng hơn và to lớn hơn Mặt Trời.

Nhận ra sao Capella bằng sao Bắc cực và chòm sao hoàng hậu Cassiopeia từ bầu trời hướng đông bắc. Hình ảnh : AstroBob.
Nhận ra sao Capella bằng sao Bắc cực và chòm sao hoàng hậu Cassiopeia từ bầu trời hướng đông bắc. Hình ảnh : AstroBob.

Thứ ba, 7/10/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Thiên Vương sẽ đạt vị trí đối lập so với Trái Đất của chúng ta vào lúc 3:44 sáng ngày 8/10/2014. Lúc này hành tinh Thiên Vương sẽ nằm đối diện với Mặt Trời và với Trái Đất trong không gian. Hành tinh Thiên Vương sẽ mọc lên bầu trời vào lúc 19:05 tối 7/10 ở hướng đông và lên cao trên bầu trời ở 84° so với bầu trời hướng nam vào lúc 23:41 và lặn vào lúc 4:22 sáng 8/10 ở trời tây. Hành tinh Thiên Vương sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến 5,7 ở phía nam khu vực chòm sao Pisces (hai con cá), cụ thể là cách 3,5° về phía tây nam so với ngôi sao sáng 4 độ tên Epsilon Piscium của chòm sao hai con cá. Mặc dù bạn hoàn toàn có thể quan sát hành tinh Thiên Vương bằng mắt thường khi quan sát ở nơi tối thiệt là tối và thời tiết khô ráo, nhưng hãy quan sát nó qua ống nhòm hay ống kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 3,7" màu xanh-dương-lá.

Thứ tư, 8/10/2014. Xem bài viết.
Nguyệt thực toàn phần quan sát được vào lúc hoàng hôn. Đây là lần nguyệt thực thứ nhì trong chuỗi bốn nguyệt thực toàn phần liên tiếp cách nhau 6 lần trăng tròn, lần nguyệt thực toàn phần trước đã xẩy ra vào ngày 15/4 và hai lần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 4/4 và 28/9/2015. Bạn sẽ bắt đầu quan sát được nó từ lúc Mặt Trăng mọc lên từ bầu trời hướng đông, tuy nhiên nguyệt thực bắt đầu sớm hơn trăng mọc, tức là vào 17:26, cho nên bạn sẽ phải quan sát nguyệt thực khi Mặt Trăng cao không quá 30 độ so với chân trời.

Nguyệt thực toàn phần vào ngày 15/4/2014 ở Mansfield, Victoria, nước Úc. Tác giả : Louise Ankers.
Nguyệt thực toàn phần vào ngày 15/4/2014 ở Mansfield, Victoria, nước Úc. Tác giả : Louise Ankers.

Một sự kiện khác hiển nhiên cũng sẽ phải xẩy ra khi có nguyệt thực, đó là trăng tròn. Trăng rằm sẽ diễn ra vào 17:52 cùng ngày 8/10, đây là lần trăng rằm đầu tiên của mùa thu năm nay. Trăng lúc này sẽ cách xa Trái Đất trong không gian là 365,000 km. Trăng sẽ mọc lên vào 17:46 (giờ miền nam Việt Nam), lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 23:55 và lặn vào 05:05 sáng hôm sau.

Thứ năm, 9/10/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa sẽ xuất hiện thấp trên bầu trời hướng tây nam trong tuần lễ này, hành tinh sẽ tỏa sáng ánh sáng màu đỏ với độ sáng biểu kiến là 0,8 ở phía nam chòm sao Ophiuchus (người giữ rắn). Và thấp hơn về bên phải 10° so với hành tinh Hỏa là ngôi sao màu đỏ cam tên Antares của chòm sao Scorpius (bọ cạp). Hãy quan sát hành tinh Hỏa qua ống nhòm hay kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 6".

Thứ sáu, 10/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng nằm gần sao Aldebaran của chòm sao Taurus (bò vàng) và cụm sao Pleiades (Thất Nữ) vào tối 10/10 và sẽ gần hơn nữa trong vài ngày tới. Tối 10/10, Mặt Trăng sẽ mọc từ lúc 19:27 trong khi cụm sao Thất Nữ mọc lên từ 9 giờ tối và chòm sao Bò vàng sẽ mọc lên từ 10 giờ khuya. Vậy bạn hay quan sát những thiên thể này từ sau nửa đêm để quan sát được tốt nhất. Mặt Trăng sẽ nằm giữa cụm sao Thất Nữ và ngôi sao Aldebran vào tối ngày 12/10 và từ ngày 15 trở đi, Mặt Trăng sẽ dần đi xa hai thiên thể này.

Mặt Trăng cùng tỏa sáng với sao Aldebaran, cụm sao Thất Nữ, hành tinh Mộc và hành tinh Kim trên bầu trời hồ Washington. Tác giả : Mitchell Spector.
Mặt Trăng cùng tỏa sáng với sao Aldebaran, cụm sao Thất Nữ, hành tinh Mộc và hành tinh Kim trên bầu trời hồ Washington. Tác giả : Mitchell Spector.

Thứ bảy, 11/10/2014. Xem bài viết.
Hãy tìm ra chòm sao Cassiopeia ở bầu trời hướng đông bắc sau khi Mặt Trời lặn, chòm sao này với 4 ngôi sao sáng trung bình tạo nên chữ M hay W trên bầu trời. Sau khi tìm ra thì bạn sử dụng ống nhòm hay kính thiên văn để nhìn vào khu vực gần ngôi sao Delta Cassiopeiae sáng 2,7 độ biểu kiến của chòm sao này và tìm ra cụm sao phân tán M103. Cụm sao này được Pierre Méchain phát hiện vào năm 1781 và có tuổi thọ khoảng 25 triệu năm tuổi, cách Trái Đất 10.000 năm ánh sáng. Cụm sao này gồm khoảng 40 ngôi sao thành viên, trong đó có hai ngôi sao khổng lồ đỏ với độ sáng biểu kiến là 10,5 và 10,8, đó là hai ngôi sao sáng nhất trong cụm.

Cụm sao phân tán M103 trong khu vực chòm sao hoàng hậu Cassiopeia. Hình minh họa : UniverseToday.

+Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky và Astronomy.com