Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ tư của tháng 10 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát mưa sao băng Orionid, sao chổi PANSTARRS đạt độ sáng biểu kiến lớn nhất của nó trong năm nay và thử thách quan sát hành tinh Thổ vào buổi hoàng hôn.
> Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014
Chủ nhật, 19/10/2014. Xem bài viết.
Một sự kiện quan sát thú vị và hiếm gặp dành cho những bạn có trang bị "súng ống" mạnh đầy đủ. Sao chổi Siding Spring (C/2013 A1) sẽ cách hành tinh Hỏa khoảng 140 ngàn cây số — là khoảng cách gần nhất trong lịch sử của các sao chổi tới gần hành tinh Hỏa, và thậm chí là trong lịch sử của các sao chổi tới gần Trái Đất. Để quan sát được tụi nó cũng là một cái thử thách, bạn hãy quan sát chúng khi màn đêm vừa buông xuống ở gần chân trời hướng tây nam, sao chổi này sẽ có độ sáng biểu kiến là 10 hoặc 11 độ - mờ hơn hành tinh Hỏa tới một ngàn lần. Bạn cần phải có một kính thiên văn 8 inch hoặc lớn hơn cùng với một bầu trời và thời tiết lý tưởng để quan sát. Nếu như bạn chưa trang bị, bạn hoàn toàn có thể quan sát nó trực tuyến bằng dự án Kính thiên văn ảo (Virtual Telescope project) vào lúc 23:45 tối ngày 19/10 hoặc chương trình thu lại để xem sau tại trang này.
Thứ hai, 20/10/2014. Xem bài viết.
Đón xem mưa sao băng Orionid vào rạng sáng 21/10. Mưa sao băng Orionid là một cơn mưa sao băng được diễn ra vào cuối tháng 10 hằng năm, nó được tạo nên bởi bụi, khí, vật chất bị rớt dọc đường của sao chổi Halley. Sao chổi này đã ghé qua chào hỏi cư dân Trái Đất vào năm 1986 và nó sẽ trở lại lần nữa vào năm 2061. Bạn đã có thể quan sát những vệt sao băng của cơn mưa sao băng này từ ngày 16 tới 30/10 rồi, nhưng rạng sáng mai nó sẽ đạt cực đại và tức là bạn sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn so với những đêm khác.
Rạng sáng mai từ nửa đêm bạn hãy ra ngoài trời và lựa cho mình một chỗ quan sát lý tưởng như không có đèn đường hay mây mù che phủ, dòm lên bầu trời hướng đông và bắt gặp khoảng 25 vệt sao băng mỗi giờ. Sẽ có sự xuất hiện của trăng khuyết cuối tháng trong buổi quan sát, nhưng Mặt Trăng mọc lên từ 3:36 sáng, tức là sẽ không ảnh hưởng tới bạn khi bạn quan sát từ lúc nửa đêm. Bạn có thể quan sát mưa sao băng dễ dàng bằng mắt thường ở nơi có điều kiện quan sát tốt, bạn không cần phải sử dụng ống dòm hay ống kính thiên văn.
Thứ ba, 21/10/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa sẽ tiếp tục tỏa sáng thấp ở bầu trời hướng tây nam khi màn đêm vừa buông xuống sau sự kiện sao chổi Siding Spring tới gần nó vào Chủ Nhật vừa rồi. Hành tinh Hỏa chiều nay sẽ băng qua từ khu vực chòm sao Ophiuchus (Người giữ rắn) tới chòm sao Sagittarius (Người bắn cung), với độ sáng biểu kiến là 0,9 và ánh sáng màu đỏ đặc trưng nó sẽ sáng và nổi bật hơn so với các ngôi sao khác của hai chòm sao này. Thời điểm này nếu bạn quan sát hành tinh Hỏa qua kính thiên văn, bạn sẽ không thấy được gì nhiều bởi đĩa hành tinh của nó chỉ có 6".
Thứ tư, 22/10/2014. Xem bài viết.
Sao chổi C/2012 K1 (PANSTARRS) sẽ đạt độ sáng biểu kiến lớn nhất trong năm nay vào khoảng 6,0 độ, lúc này nó sẽ ở cách Mặt Trời 1,39 AU và cách Trái Đất 1 AU (1 AU là khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, nó bằng khoảng 150 triệu cây số). Nếu bạn không biết hay đã quên sao chổi này, bạn có thể coi lại bài viết của Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay viết về nó vào hồi tháng 3/2013 tại đây.
Ở Việt Nam bạn sẽ quan sát được nó từ sau nửa đêm, cụ thể là ở thành phố Mỹ Tho nó sẽ xuất hiện từ 23:41 và ở thành phố Đà Nẵng thì là từ 23:39 ở độ cao 43° so với chân trời hướng nam trong khu vực chòm sao Puppis (Đuôi thuyền) trước khi nó mờ nhạt vào lúc gần 5 giờ sáng. Bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát được sao chổi này.
Những dữ liệu trên đây được Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay tổng hợp từ Trung tâm Hành tinh nhỏ (Minor Planet Center - MPC) và dữ liệu được trung tâm cập nhật thường xuyên (lần gần đây nhất là ngày 19/10/2014). Bạn nên biết rằng vị trí của các sao chổi được dự đoán trước với mức độ chính xác khá cao, nhưng độ sáng của chúng thì khó có thể nói trước được, bởi vì chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra với nó khi nó tiến lại gần Mặt Trời.
Sao chổi PANSTARRS sẽ cho bạn quan sát nó vào những tháng tiếp theo đó nhưng càng ngày càng mờ nhạt hơn, bạn phải cần kính thiên văn để quan sát được nó. Cụ thể là vào đầu tháng 12, nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 8,5 và xuất hiện trong chòm sao Phoenix (Phượng hoàng) từ khoảng 18:20 tới khoảng 22:00 ở độ cao khoảng 30° so với chân trời hướng nam. Tiếp theo nó sẽ đi từ từ qua chòm sao Sculptor (Nhà điêu khắc) vào đầu tháng 1/2015 với độ sáng biểu kiến là 9,6 từ khoảng 18:30 tới khoảng 21:15 ở độ cao khoảng 40° so với chân trời hướng nam. Rồi sẽ biến mất ở bầu trời nước Việt cho tới khi nó tái xuất vào tháng 6/2015 với độ sáng biểu kiến là 13,14 (rất mờ) ở chòm sao Cetus (Con quái vật biển) từ khoảng 4 giờ sáng tới khi bình minh lên ở khoảng 30° so với chân trời hướng đông nam.
Thứ năm, 23/10/2014. Xem bài viết.
Nếu bạn ưa thích quan sát hành tinh Mộc và đang sống trong khu vực múi giờ từ Thái Bình Dương tới bờ đông nước Mỹ, hãy chuẩn bị kính thiên văn để quan sát sự kiện sau đây. Quỹ đạo của bốn vệ tinh lớn nhất của hành tinh Mộc sẽ nghiêng và chúng nó sẽ tới gần cạnh của hành tinh Mộc, sau đó sẽ dẫn tới hiện tượng vệ tinh này che lại vệ tinh kia, vệ tinh kia sẽ đi vô vùng bóng tối của vệ tinh này, tụi nó che khuất lẫn nhau. Vào lúc 4:24 sáng (giờ EDT) ngày 24/10, tức là 15:24 cùng ngày khi ở Việt Nam, vệ tinh Io (i ngắn o) sẽ nằm trong bóng tối của vệ tinh Callisto lớn hơn, trong quá trình diễn ra, người quan sát sẽ thấy hai đĩa vệ tinh hợp nhất và ánh sáng của tụi nó sẽ giảm đi gần 20%.
Thứ sáu, 24/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng non vào lúc 4:58 sáng ngày 24/10, lúc này bạn sẽ không thấy Mặt Trăng ở đâu hết vì Mặt Trăng đang nằm ở phần bán cầu ban ngày trong khi bạn đang ở ban đêm, và khi ban ngày lên ở chỗ bạn ở, Mặt Trăng sẽ mọc lên và đứng gần Mặt Trời vào giữa ban ngày, nên bạn sẽ không thấy nó đâu. Mặt Trăng thường nằm gần Mặt Trời trên bầu trời ban ngày vào những ngày diễn ra pha trăng non, nên nếu tụi nó không đứng gần nữa mà chồng lên nhau trên bầu trời luôn thì sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực. Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng nhau trong không gian và Mặt Trăng nằm ở giữa hai thiên thể còn lại, điều này dẫn tới việc Mặt Trăng sẽ che đi ánh sáng của Mặt Trời chiếu tới Trái Đất.
Và trong ngày hôm nay, sẽ có hiện tượng nhật thực một phần khi Mặt Trăng chỉ che một chút xíu của Mặt Trời. Hiện tượng sẽ diễn ra vào lúc 4:45 sáng ngày 24/10/2014 theo giờ Việt Nam, tức là ở Việt Nam sẽ không quan sát được vì Mặt Trời và Mặt Trăng phải tới lúc 5:43 và 5:58 mới chịu mọc. Các khu vực sẽ quan sát được là Canada (Mặt Trời bị che 75%), Hoa Kỳ (Mặt Trời bị che 65%), vùng viễn đông nước Nga (Mặt Trời bị che 50%) và Mexico (Mặt Trời bị che 30%).
Thứ bảy, 25/10/2014. Xem bài viết.
Một thử thách quan sát dành cho bạn đây. Chiều ngày 25/10, hành tinh Thổ sẽ tỏa sáng trên bầu trời chiều hoàng hôn và nó sắp sửa không còn được tỏa sáng ở đó nữa rồi. Bên phải nó là trăng lưỡi liềm đầu tháng rất mỏng. Hành tinh Thổ sẽ có độ sáng biểu kiến là 0,6 và bạn hãy quan sát qua ống dòm để coi được chi tiết về hành tinh này, hãy quan sát từ 6 giờ chiều để thấy nó nằm rất thấp chưa tới 10° so với chân trời hướng tây-tây-nam và nó sẽ lặn nhanh vào 6 giờ rưỡi chiều.
> Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
> Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014
Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014 |
Chủ nhật, 19/10/2014. Xem bài viết.
Một sự kiện quan sát thú vị và hiếm gặp dành cho những bạn có trang bị "súng ống" mạnh đầy đủ. Sao chổi Siding Spring (C/2013 A1) sẽ cách hành tinh Hỏa khoảng 140 ngàn cây số — là khoảng cách gần nhất trong lịch sử của các sao chổi tới gần hành tinh Hỏa, và thậm chí là trong lịch sử của các sao chổi tới gần Trái Đất. Để quan sát được tụi nó cũng là một cái thử thách, bạn hãy quan sát chúng khi màn đêm vừa buông xuống ở gần chân trời hướng tây nam, sao chổi này sẽ có độ sáng biểu kiến là 10 hoặc 11 độ - mờ hơn hành tinh Hỏa tới một ngàn lần. Bạn cần phải có một kính thiên văn 8 inch hoặc lớn hơn cùng với một bầu trời và thời tiết lý tưởng để quan sát. Nếu như bạn chưa trang bị, bạn hoàn toàn có thể quan sát nó trực tuyến bằng dự án Kính thiên văn ảo (Virtual Telescope project) vào lúc 23:45 tối ngày 19/10 hoặc chương trình thu lại để xem sau tại trang này.
Mô phỏng quỹ đạo của hành tinh Hỏa và của sao chổi Siding Spring. Hình minh họa : NASA. |
Thứ hai, 20/10/2014. Xem bài viết.
Đón xem mưa sao băng Orionid vào rạng sáng 21/10. Mưa sao băng Orionid là một cơn mưa sao băng được diễn ra vào cuối tháng 10 hằng năm, nó được tạo nên bởi bụi, khí, vật chất bị rớt dọc đường của sao chổi Halley. Sao chổi này đã ghé qua chào hỏi cư dân Trái Đất vào năm 1986 và nó sẽ trở lại lần nữa vào năm 2061. Bạn đã có thể quan sát những vệt sao băng của cơn mưa sao băng này từ ngày 16 tới 30/10 rồi, nhưng rạng sáng mai nó sẽ đạt cực đại và tức là bạn sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn so với những đêm khác.
Bầu trời hướng đông vào rạng sáng 21/10. Hình minh họa : StarDate. |
Rạng sáng mai từ nửa đêm bạn hãy ra ngoài trời và lựa cho mình một chỗ quan sát lý tưởng như không có đèn đường hay mây mù che phủ, dòm lên bầu trời hướng đông và bắt gặp khoảng 25 vệt sao băng mỗi giờ. Sẽ có sự xuất hiện của trăng khuyết cuối tháng trong buổi quan sát, nhưng Mặt Trăng mọc lên từ 3:36 sáng, tức là sẽ không ảnh hưởng tới bạn khi bạn quan sát từ lúc nửa đêm. Bạn có thể quan sát mưa sao băng dễ dàng bằng mắt thường ở nơi có điều kiện quan sát tốt, bạn không cần phải sử dụng ống dòm hay ống kính thiên văn.
Thứ ba, 21/10/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa sẽ tiếp tục tỏa sáng thấp ở bầu trời hướng tây nam khi màn đêm vừa buông xuống sau sự kiện sao chổi Siding Spring tới gần nó vào Chủ Nhật vừa rồi. Hành tinh Hỏa chiều nay sẽ băng qua từ khu vực chòm sao Ophiuchus (Người giữ rắn) tới chòm sao Sagittarius (Người bắn cung), với độ sáng biểu kiến là 0,9 và ánh sáng màu đỏ đặc trưng nó sẽ sáng và nổi bật hơn so với các ngôi sao khác của hai chòm sao này. Thời điểm này nếu bạn quan sát hành tinh Hỏa qua kính thiên văn, bạn sẽ không thấy được gì nhiều bởi đĩa hành tinh của nó chỉ có 6".
Trăng non đầu tháng cùng hành tinh Hỏa và sao Antares tỏa sáng trên bầu trời bãi biển Allens Pond, thị trấn Dartmouth, bang Massachusetts, nước Hoa Kỳ vào chiều ngày 27/9/2014 vừa qua. Tác giả : Greg Stone. |
Thứ tư, 22/10/2014. Xem bài viết.
Sao chổi C/2012 K1 (PANSTARRS) sẽ đạt độ sáng biểu kiến lớn nhất trong năm nay vào khoảng 6,0 độ, lúc này nó sẽ ở cách Mặt Trời 1,39 AU và cách Trái Đất 1 AU (1 AU là khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, nó bằng khoảng 150 triệu cây số). Nếu bạn không biết hay đã quên sao chổi này, bạn có thể coi lại bài viết của Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay viết về nó vào hồi tháng 3/2013 tại đây.
Ở Việt Nam bạn sẽ quan sát được nó từ sau nửa đêm, cụ thể là ở thành phố Mỹ Tho nó sẽ xuất hiện từ 23:41 và ở thành phố Đà Nẵng thì là từ 23:39 ở độ cao 43° so với chân trời hướng nam trong khu vực chòm sao Puppis (Đuôi thuyền) trước khi nó mờ nhạt vào lúc gần 5 giờ sáng. Bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát được sao chổi này.
Mô phỏng quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời vào ngày 22/10/2014. Hình minh họa : In-the-sky.org. |
Những dữ liệu trên đây được Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay tổng hợp từ Trung tâm Hành tinh nhỏ (Minor Planet Center - MPC) và dữ liệu được trung tâm cập nhật thường xuyên (lần gần đây nhất là ngày 19/10/2014). Bạn nên biết rằng vị trí của các sao chổi được dự đoán trước với mức độ chính xác khá cao, nhưng độ sáng của chúng thì khó có thể nói trước được, bởi vì chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra với nó khi nó tiến lại gần Mặt Trời.
Sao chổi PANSTARRS sẽ cho bạn quan sát nó vào những tháng tiếp theo đó nhưng càng ngày càng mờ nhạt hơn, bạn phải cần kính thiên văn để quan sát được nó. Cụ thể là vào đầu tháng 12, nó sẽ có độ sáng biểu kiến là 8,5 và xuất hiện trong chòm sao Phoenix (Phượng hoàng) từ khoảng 18:20 tới khoảng 22:00 ở độ cao khoảng 30° so với chân trời hướng nam. Tiếp theo nó sẽ đi từ từ qua chòm sao Sculptor (Nhà điêu khắc) vào đầu tháng 1/2015 với độ sáng biểu kiến là 9,6 từ khoảng 18:30 tới khoảng 21:15 ở độ cao khoảng 40° so với chân trời hướng nam. Rồi sẽ biến mất ở bầu trời nước Việt cho tới khi nó tái xuất vào tháng 6/2015 với độ sáng biểu kiến là 13,14 (rất mờ) ở chòm sao Cetus (Con quái vật biển) từ khoảng 4 giờ sáng tới khi bình minh lên ở khoảng 30° so với chân trời hướng đông nam.
Thứ năm, 23/10/2014. Xem bài viết.
Nếu bạn ưa thích quan sát hành tinh Mộc và đang sống trong khu vực múi giờ từ Thái Bình Dương tới bờ đông nước Mỹ, hãy chuẩn bị kính thiên văn để quan sát sự kiện sau đây. Quỹ đạo của bốn vệ tinh lớn nhất của hành tinh Mộc sẽ nghiêng và chúng nó sẽ tới gần cạnh của hành tinh Mộc, sau đó sẽ dẫn tới hiện tượng vệ tinh này che lại vệ tinh kia, vệ tinh kia sẽ đi vô vùng bóng tối của vệ tinh này, tụi nó che khuất lẫn nhau. Vào lúc 4:24 sáng (giờ EDT) ngày 24/10, tức là 15:24 cùng ngày khi ở Việt Nam, vệ tinh Io (i ngắn o) sẽ nằm trong bóng tối của vệ tinh Callisto lớn hơn, trong quá trình diễn ra, người quan sát sẽ thấy hai đĩa vệ tinh hợp nhất và ánh sáng của tụi nó sẽ giảm đi gần 20%.
Sự kiện hai vệ tinh Io và Callisto của hành tinh Mộc che khuất nhau sẽ diễn ra vào 4:24 sáng giờ EDT ngày 24/10. Hình minh họa : Roen Kelly. |
Thứ sáu, 24/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng non vào lúc 4:58 sáng ngày 24/10, lúc này bạn sẽ không thấy Mặt Trăng ở đâu hết vì Mặt Trăng đang nằm ở phần bán cầu ban ngày trong khi bạn đang ở ban đêm, và khi ban ngày lên ở chỗ bạn ở, Mặt Trăng sẽ mọc lên và đứng gần Mặt Trời vào giữa ban ngày, nên bạn sẽ không thấy nó đâu. Mặt Trăng thường nằm gần Mặt Trời trên bầu trời ban ngày vào những ngày diễn ra pha trăng non, nên nếu tụi nó không đứng gần nữa mà chồng lên nhau trên bầu trời luôn thì sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực. Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng nhau trong không gian và Mặt Trăng nằm ở giữa hai thiên thể còn lại, điều này dẫn tới việc Mặt Trăng sẽ che đi ánh sáng của Mặt Trời chiếu tới Trái Đất.
Các khu vực được khoanh vùng màu đỏ là có thể quan sát được, trong đó không có Việt Nam. Hình minh họa : In-the-sky.org. |
Và trong ngày hôm nay, sẽ có hiện tượng nhật thực một phần khi Mặt Trăng chỉ che một chút xíu của Mặt Trời. Hiện tượng sẽ diễn ra vào lúc 4:45 sáng ngày 24/10/2014 theo giờ Việt Nam, tức là ở Việt Nam sẽ không quan sát được vì Mặt Trời và Mặt Trăng phải tới lúc 5:43 và 5:58 mới chịu mọc. Các khu vực sẽ quan sát được là Canada (Mặt Trời bị che 75%), Hoa Kỳ (Mặt Trời bị che 65%), vùng viễn đông nước Nga (Mặt Trời bị che 50%) và Mexico (Mặt Trời bị che 30%).
Thứ bảy, 25/10/2014. Xem bài viết.
Một thử thách quan sát dành cho bạn đây. Chiều ngày 25/10, hành tinh Thổ sẽ tỏa sáng trên bầu trời chiều hoàng hôn và nó sắp sửa không còn được tỏa sáng ở đó nữa rồi. Bên phải nó là trăng lưỡi liềm đầu tháng rất mỏng. Hành tinh Thổ sẽ có độ sáng biểu kiến là 0,6 và bạn hãy quan sát qua ống dòm để coi được chi tiết về hành tinh này, hãy quan sát từ 6 giờ chiều để thấy nó nằm rất thấp chưa tới 10° so với chân trời hướng tây-tây-nam và nó sẽ lặn nhanh vào 6 giờ rưỡi chiều.
Minh họa bầu trời buổi chiều 25/10 tới. Các thiên thể sẽ nằm rất thấp gần chân trời, bạn hãy cố gắng quan sát được thử thách khó khăn này nhé. Hình minh họa : EarthSky. |
+Anh Tuấn Nguyễn dịch từ Astronomy.com, EarthSky