Header Ads

Cực quang đầu tiên của năm 2014

Những cực quang huyền ảo đầu tiên của năm 2014 hứa hẹn một năm đầy những sắc màu từ cực quang. Khi các hạt điện tích từ Mặt Trời đi vào bầu khí quyển Trái Đất, chúng làm các electron nguyên tử trở nên một trạng thái năng lượng cao hơn. Khi các electron trở lại trạng thái năng lượng thấp hơn thì chúng cho ra các photon ánh sáng. Quá trình này tạo nên cực quang tuyệt đẹp.

T. Richardsen đã ở Na Uy và chụp lại bức hình cực quang này vào ngày 9/1/2014 vừa qua trong thời tiết giá lạnh với nhiệt độ là -17 độ C. Trang Facebook của tác giả.

Cực quang vào tối 9 rạng sáng 10/1/2014. Tác giả : Geir-Inge Buschmann. Xem nhiều hình hơn trên Facebook.

Tác giả Robert Rudnik chụp vào ngày 2/1/2014 vừa qua.
Tác giả Robert Rudnik chụp vào ngày 2/1/2014 vừa qua. Xem thêm hình của tác giả trên Facebook.

Tác giả chụp bức hình nầy vào ngày 3/1/2014 vừa qua. Xuất hiện đồng thời trên bầu trời cùng với cực quang phương bắc là một vệt sao băng Quadrantids. Tác giả : Tommy Eliassen.
Tác giả chụp bức hình nầy vào ngày 3/1/2014 vừa qua. Xuất hiện đồng thời trên bầu trời cùng với cực quang phương bắc là một vệt sao băng Quadrantids. Tác giả : Tommy Eliassen. Truy cập trang web của tác giả.

Reisafjorden, Na Uy đắm chìm trong cực quang vào ngày 2/1/2014 vừa rồi. Cực quang thường xuất hiện với hình dạng như là những chiếc màn rèm cửa, đôi khi có hình dạng xoắn ốc. Thường thấy nhất của cực quang là màu xanh lá, đôi khi là màu hồng-đỏ-tím. Tác giả : Tor-Ivar Næss.
Reisafjorden, Na Uy đắm chìm trong cực quang vào ngày 2/1/2014 vừa rồi. Cực quang thường xuất hiện với hình dạng như là những chiếc màn rèm cửa, đôi khi có hình dạng xoắn ốc. Thường thấy nhất của cực quang là màu xanh lá, đôi khi là màu hồng-đỏ-tím. Tác giả : Tor-Ivar Næss. Hình ảnh trên Facebook.

Cực quang ngày 1/1/2014 bởi tác giả Geir-Inge Bushmann. Cực quang thường được nhìn thấy ở những nơi xa về phía bắc của Trái Đất, như là các quốc gia giáp Bắc Băng Dương, Canada và Alaska, các nước Bắc Âu, Iceland, Greenland và Nga.
Cực quang ngày 1/1/2014 bởi tác giả Geir-Inge Bushmann. Cực quang thường được nhìn thấy ở những nơi xa về phía bắc của Trái Đất, như là các quốc gia giáp Bắc Băng Dương, Canada và Alaska, các nước Bắc Âu, Iceland, Greenland và Nga. Xem nhiều hình hơn trên Facebook của tác giả.

Đêm tất niên với cực quang trên bầu trời bởi Robert Rudnik. Oxy phân tử gây ra màu xanh cho cực quang còn Nito phân tử thì gây ra màu hồng-đỏ cho cực quang.
Đêm tất niên với cực quang trên bầu trời bởi Robert Rudnik. Oxy phân tử gây ra màu xanh cho cực quang còn Nito phân tử thì gây ra màu hồng-đỏ cho cực quang. Xem thêm nhiều hình hơn trên Facebook.

Anh Tuấn Nguyễn tổng hợp từ EarthSky