Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Sao Mộc và sao Aldebaran vào sáng sớm ngày 2/8

Sáng mai bạn hãy dậy sớm trước bình minh để quan sát hai thiên thể đang tỏa sáng ở bầu trời hướng đông : đó là Sao Mộc và trăng khuyết, kèm theo đó là một ngôi sao màu đỏ cam của chòm sao Taurus (Kim Ngưu) - sao Aldebaran - ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này. Ngày 3/8 tới đây thì Mặt Trăng vẫn sẽ nằm ở giữa Sao Mộc và sao Aldebaran nhưng nó sẽ thấp hơn và về gần Sao Mộc hơn.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Sao Mộc và sao Aldebaran vào sáng sớm ngày 2/8.
Mặt Trăng sẽ nằm giữa Sao Mộc và sao Aldebaran vào sáng sớm ngày 2/8.

Tại sao Sao Mộc và sao Aldebaran vẫn ở đó nhưng Mặt Trăng lại di chuyển sang chỗ khác (vào cùng thời điểm 5 giờ sáng vào ngày 2 và ngày 3/8) ? Mặt Trăng di chuyển theo quỹ đạo xung quanh Trái Đất, và điều này làm cho Mặt Trăng di chuyển dần về hướng đông trên bầu trời. Nếu bạn quan sát trăng khuyết vào những ngày tiếp theo bạn cũng sẽ thấy trăng khuyết di chuyển dần thấp xuống chân trời hướng đông (vào cùng thời điểm 5 giờ sáng vào các ngày). Sáng ngày 4/8 thì Mặt Trăng sẽ đến gần Sao Hỏa và sáng ngày 5/8 thì Mặt Trăng sẽ đến gần Sao Thủy.

Cứ mỗi buổi sáng sớm đầu tháng tám này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp Sao Mộc đang tỏa sáng ở trời đông, vì đây là hành tinh khí khổng lồ to lớn nhất trong hệ Mặt Trời và dĩ nhiên nó rất sáng - tuy nhiên nó không phải là hành tinh sáng nhất trên bầu trời, hành tinh sáng nhất trên bầu trời đó chính là Sao Kim - thần Vệ Nữ. Hiện nay Sao Kim đang tỏa sáng ở bầu trời hướng tây sau khi hoàng hôn cùng với chòm sao Leo (Sư Tử) và sẽ đến chòm sao Virgo (Xử Nữ) cùng với Sao Thổ vào cuối tháng.

Do quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời nhỏ hơn quỹ đạo của Sao Mộc quanh Mặt Trời, nên chúng ta sẽ di chuyển nhanh hơn Sao Mộc, điều này đồng nghĩa với việc Sao Mộc sẽ xuất hiện trên bầu trời buổi tối thuận lợi cho chúng ta quan sát vào tháng 1 năm 2014, và nó sẽ ở đó vào mỗi đêm.

Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky