Thiên hà M74 là một thiên hà thú vị. Nó là một thiên hà xoắn ốc với hình dạng gần như hoàn hảo, và tiếp thêm phần thú vị của nó là một siêu tân tinh thứ ba vừa bùng nổ trong thiên hà này. Thiên thể này được gọi là PSN J01364816+1545310 khi vừa được khám phá với độ sáng biểu kiến của nó là 12,4 bằng Đài quan sát Tìm kiếm các vụ nổ Siêu tân tinh Lick (Lick Observatory Supernova Search) gần San Jose, California. Từ PSN được viết tắt bởi từ "possible supernova" và chuỗi số dài phía sau cho biết vị trí của thiên thể trên bầu trời bằng cách sử dụng xích kinh và xích vĩ. Bây giờ vụ nổ siêu tân tinh này có tên gọi chính thức là SN 2013ej.
|
Một trong những hình ảnh đầu tiên về siêu tân tinh vừa được phát hiện trong thiên hà M74, hình ảnh được thực hiện bởi Dự án Tìm kiếm Siêu tân tinh nước Ý (the Italian Supernova Search Project). Thiên thể này nằm ở 93" đông và 135" nam so với trung tâm của thiên hà. Tác giả : Fabio Martinelli. |
|
Siêu tân tinh 2013ej được chụp hình vào ngày 29/7 vừa qua bởi Đài quan sát Siding Spring thuộc Mạng lưới iTelescope. Credit: Ernesto Guido and Nick Howes/Remanzacco Observatory. |
Xem thêm thông tin và hình ảnh từ Đài quan sát Remanzacco tại
trang chủ của họ. Còn đây là
hình ảnh trước và sau khi vụ nổ siêu tân tinh xảy ra.
|
M74 là một thiên hà xoắn ốc cổ điển với cánh tay mờ dần và phần nhân rực sáng bởi rất nhiều những ngôi sao. Nằm cách chúng ta 32 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Pisces (Song Ngư), M74 chứa khoảng 100 tỷ ngôi sao. Các cách tay xoắn ốc chứa dầy đặc những cụm sao và những đám mây bụi màu hồng tạo nên bởi khí hydro phát quang. Tác giả : Jim Misti. |
Đài quan sát Lick sử dụng một kính thiên văn 30 inch (76 cm) điện tử hoàn toàn tự động dành riêng cho việc quét bầu trời để tìm kiếm những vụ nổ siêu tân tinh mới. Nó vừa phát hiện vụ nổ siêu tân tinh mới nhất trong thiên hà M74 vào ngày 25/7 vừa qua. Hai siêu tân tinh được phát hiện trước đó là SN 2002ap và SN 2003gd với độ sáng biểu kiến lần lượt là 12 và 13.
|
Hình minh họa so sánh kích cỡ giữa Ngân Hà của chúng ta so với thiên hà xoắn ốc M74. Dải Ngân Hà của chúng ta trải rộng đến 100.000 năm ánh sáng trong khi M74 chỉ khoảng 30.000 năm ánh sáng. Credit : NASA (hình trái) và Jim Misti. |
Một nhóm nhà thiên văn học sử dụng máy quang phổ tại Đài quan sát Faulkes Phía nam ở Siding Spring, Úc đã phân tích ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh này và họ đã biết được chính xác những gì đã diễn ra trong vụ nổ này. Ban đầu nó có thể là một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời của chúng ta 8 lần, và sau khi trải qua cuộc đời tương đối ngắn với khoảng vài triệu năm tuổi thì lõi của nó đã cạn hết năng lượng và không còn nhiên liệu để tạo ra năng lượng mới nhằm duy trì lực hấp dẫn. Ngôi sao đã bị nổ tung và những làn sóng rất mạnh đã tăng lên đột ngột rồi đi ngược vào bên trong xé nó ra thành nhiều mảnh.
|
Hình ảnh mô phỏng một ngôi sao đang sắp nổ tung. Credit : ESO. |
Được gọi là siêu tân tinh loại II, các vụ nổ này phóng vật chất ra ngoài không gian với tốc độ 70.000 km/giây (45.000 dặm/giây). Và đặc biệt hơn, một vụ nổ siêu tân tinh cực mạnh mẽ sẽ giải phóng năng lượng nhiều hơn năng lượng mà Mặt Trời có được trong suốt 10 tỷ năm của nó, nếu như vậy thì sẽ không quá khó khăn để quan sát vụ nổ siêu tân tinh như thế này, thậm chí những chiếc kính thiên văn nhỏ cũng dễ dàng quan sát được nó.
|
Thiên hà M74 nằm cách 1,5 độ về hướng đông-đông bắc so với ngôi sao Eta Piscium nằm bên phải chòm sao Aries (Bạch Dương). Đây là bầu trời hướng đông sau nửa đêm. Hình minh họa : Stellarium. |
Để biết thêm thông tin và hình ảnh về những vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất, mời bạn ghé thăm trang
Latest Supernovae site.
Anh Tuấn Nguyễn theo Bob King/UniverseToday