Kính viễn vọng không gian Spitzer quan sát thấy đuôi và bụi khí từ sao chổi ISON
Mặc dù sao chổi ISON đang ở sau lưng Mặt Trời (so với chúng ta) và chúng ta không thể thấy được nó, nhưng kính viễn vọng không gian Spitzer quan sát được sao chổi ISON và bụi khí cùng carbon dioxid từ nó rơi vào không gian tạo thành cái đuôi dài 186.400 dặm.
Hình ảnh trên đây được chụp vào ngày 13/6 khi sao chổi ISON cách Mặt Trời 310 triệu dặm (khoảng 500 triệu km) và bụi khí cùng carbon dioxid từ nó rơi vào không gian tạo thành cái đuôi dài 186.400 dặm. Ước tính sao chổi ISON cho ra ngoài không gian khoảng 2,2, triệu pound (khoảng 997.903 kg) khí carbon dioxid và 120 triệu pound (khoảng 54.431.084 kg) bụi mỗi ngày.
Những lần quan sát sao chổi ISON thật thú vị, NASA đã khởi động chiến dịch mà hầu hết những kính thiên văn của NASA sẽ quan sát sao chổi ISON vào cuối năm nay. Dữ liệu thu thập từ sao chổi ISON sẽ giúp chúng ta giải thích hệ Mặt Trời được hình thành như thế nào.
Sao chổi ISON được cho là xuất phát từ đám mây Oort và sẽ đến khoảng cách 724.000 dặm (khoảng 1.165.165 km) từ Mặt Trời vào ngày 28/11. ISON sẽ nóng dần lên khi đi đến Mặt Trời và khí bụi trong nó sẽ dần bốc hơi để tạo thành một cái đuôi sáng cho những người quan sát trên Trái Đất được chiêm ngưỡng.
Chúng ta sẽ biết nhiều hơn về sao chổi ISON vào tháng 8 tới đây vì lúc đó nó đã đến gần quỹ đạo của Sao Hỏa.
Những hình ảnh này được Kính Spitzer của NASA chụp vào ngày 13/6 khi sao chổi ISON cách 310 triệu dặm (khoảng 500 triệu km) từ Mặt Trời. Bản quyền hình ảnh : NASA/JPL-Caltech/JHUAPL/UCF. |
Những lần quan sát sao chổi ISON thật thú vị, NASA đã khởi động chiến dịch mà hầu hết những kính thiên văn của NASA sẽ quan sát sao chổi ISON vào cuối năm nay. Dữ liệu thu thập từ sao chổi ISON sẽ giúp chúng ta giải thích hệ Mặt Trời được hình thành như thế nào.
Sao chổi ISON được cho là xuất phát từ đám mây Oort và sẽ đến khoảng cách 724.000 dặm (khoảng 1.165.165 km) từ Mặt Trời vào ngày 28/11. ISON sẽ nóng dần lên khi đi đến Mặt Trời và khí bụi trong nó sẽ dần bốc hơi để tạo thành một cái đuôi sáng cho những người quan sát trên Trái Đất được chiêm ngưỡng.
Chúng ta sẽ biết nhiều hơn về sao chổi ISON vào tháng 8 tới đây vì lúc đó nó đã đến gần quỹ đạo của Sao Hỏa.
Anh Tuấn Nguyễn theo NASA JPL