Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Sao chổi và tiểu hành tinh khác nhau như thế nào ?

Các nhà thiên văn học vừa công bố một điều đặc biệt với tiểu hành tinh P/2010 A2 vào ngày 3/6 vừa qua. Điều đặc biệt này là nó có một cái đuôi dài ở sau, nó làm mờ ranh giới giữa sao chổi và tiểu hành tinh. Vậy, sự khác biệt giữa sao chổi và tiểu hành tinh là gì ?

Tiểu hành tinh P/2010 A2 là một trong số ít những tiểu hành tinh có đuôi ở sau.
Tiểu hành tinh P/2010 A2 là một trong số ít những tiểu hành tinh có đuôi ở sau.

Tiểu hành tinh là những thiên thể được cấu tạo từ kim loại hoặc đá, trong khi các sao chổi thì được tạo nên từ băng hoặc bụi. Cả hai loại thiên thể này đều được hình thành từ rất sớm trong lịch sử của hệ Mặt Trời vào khoảng 4,5 tỷ năm trước. Tiểu hành tinh được hình thành ở gần Mặt Trời vào giai đoạn đầu của hệ Mặt Trời, nên nó quá nóng đến nỗi rất chắc chắn và không dễ dàng bị vỡ đi được. Còn sao chổi thì được hình thành ở xa Mặt Trời, vì thế vật chất của nó rất dễ bị vỡ ra và tạo thành một cái đuôi dài.

Sao chổi Lovejoy tỏa sáng trên bầu trời nam bán cầu vào cuối năm 2011. Hình ảnh này được chụp lại vào ngày 21/11/2011 ở Mandurah Esturary, gần Perth, miền tây nước Úc. Tác giả : Colin Legg.
Sao chổi Lovejoy tỏa sáng trên bầu trời nam bán cầu vào cuối năm 2011. Hình ảnh này được chụp lại vào ngày 21/11/2011 ở Mandurah Esturary, gần Perth, miền tây nước Úc. Tác giả : Colin Legg.

Một trong những sự khác biệt rõ ràng nhất, là khi sao chổi đến gần Mặt Trời thì nó sẽ bị vỡ tung thành hàng trăm mảnh hoặc những vật chất của nó bị kéo dài ra thành một cái đuôi sáng trên bầu trời đêm, nhiệt độ của Mặt Trời chính là nguyên nhân tạo nên cái đuôi dài và sáng này. Còn tiểu hành tinh thì không như vậy, ngay cả khi đến gần Mặt Trời thì nó vẫn không có đuôi, vì nó rất chắc chắn không dễ gì bị vỡ tung ra. Nhưng vẫn có ngoại lệ, tiểu hành tinh mà chúng ta nói ở trên hay tiểu hành tinh 3200 Phaethon - là thiên thể gốc của mưa sao băng Geminid, chúng có một cái đuôi dù chúng không phải là sao chổi.

Một điểm khác biệt nữa, đó là quỹ đạo của những loại thiên thể này. Sao chổi có xu hướng mở rộng và kéo dài quỹ đạo, nhiều khi quỹ đạo của nó kéo dài đến 50.000 đơn vị thiên văn kể từ Mặt Trời (1 đơn vị thiên văn bằng với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, là 149,6 triệu km). Còn quỹ đạo của tiểu hành tinh thì nhỏ hơn, nhiều tiểu hành tinh có quỹ đạo gần giống nhau sẽ tạo thành vành đai tiểu hành tinh, ở giữa quỹ đạo của Sao Mộc và Sao Hỏa có một vành đai tiểu hành tinh.

Anh Tuấn Nguyễn theo Eleanor Imster và Deborah Byrd