Cơn bão hoành hành trên Sao Thổ
Cơn bão rộng lớn nhất và kéo dài lâu nhất từng được ghi nhận trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2010, những đám mây bão này lớn hơn cả Trái Đất, chúng di chuyển với tốc độ cực nhanh và không lâu sau đó đã lan khắp cả hành tinh. Cơn bão này không chỉ được theo dõi từ Trái Đất, mà còn được theo dõi bởi tàu vũ trụ Cassini hiện đang quay quanh quỹ đạo Sao Thổ.
Hình này là hình được chụp qua tia hồng ngoại vào hồi tháng hai vừa qua. Màu cam cho thấy những đám mây đó nằm sâu trong khí quyển và những đám mây màu sáng hơn thì nó nằm ở trên cao. Các dải tối nằm ngang ở bên trong là bóng của những vành đai bên ngoài. Nếu bạn đứng ở vị trí này, bạn sẽ nghe được những âm thanh rất chói tai, đó là tiếng sấm sét và tiếng của những cơn gió bão cuốn đi trong khí quyển.
Cơn bão này được cho là có liên quan đến sự thay đổi mùa ở Sao Thổ. Sau khi hoành hành khoảng sáu tháng nữa, cơn bão này sẽ bắt kịp cái đuôi của nó và sẽ biến mất một cách bất ngờ.
>> Tải hình về (977 x 738 - 47.8 KB)
Credit : Cassini Imaging Team, SSI, JPL, ESA, NASA |
Hình này là hình được chụp qua tia hồng ngoại vào hồi tháng hai vừa qua. Màu cam cho thấy những đám mây đó nằm sâu trong khí quyển và những đám mây màu sáng hơn thì nó nằm ở trên cao. Các dải tối nằm ngang ở bên trong là bóng của những vành đai bên ngoài. Nếu bạn đứng ở vị trí này, bạn sẽ nghe được những âm thanh rất chói tai, đó là tiếng sấm sét và tiếng của những cơn gió bão cuốn đi trong khí quyển.
Cơn bão này được cho là có liên quan đến sự thay đổi mùa ở Sao Thổ. Sau khi hoành hành khoảng sáu tháng nữa, cơn bão này sẽ bắt kịp cái đuôi của nó và sẽ biến mất một cách bất ngờ.
>> Tải hình về (977 x 738 - 47.8 KB)