Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

5 sự thật thú vị về tên lửa của Triều Tiên

Chương trình tên lửa của Triều Tiên là một chương trình bí mật quốc gia khiến cho cả thế giới phải suy đoán về nó. Tuy nhiên, các chuyên gia phương tây đã biết được vài thứ về chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng qua phân tích các chuyến bay thử nghiệm, hình ảnh vệ tinh và một số dữ liệu khác về chương trình này. Dưới đây là 5 sự thật thú vị mà họ đã tìm ra.

Hình ảnh mô phỏng tên lửa Unha-3 ra mắt tháng 4 năm ngoái. Hình ảnh: Analytical Graphics, Inc.
Hình ảnh mô phỏng tên lửa Unha-3 ra mắt tháng 4 năm ngoái. Hình ảnh: Analytical Graphics, Inc.

Sử dụng phần mềm gốc của Xô Viết

Chương trình tên lửa Hermit Kingdom của Triều Tiên ngày nay dựa trên phần mềm gốc tên là Scud của Liên Xô, chương trình này dường như cũng được nước Ai Cập sử dụng vào những năm 1970. Triều Tiên đã dựa trên đó để xây dựng phần mềm Scud cho riêng mình, và đã phóng tên lửa Hwasong-5 dựa trên phần mềm Scud vào những năm 1980.

Trạm phóng tên lửa Sohae, Triều Tiên vào ngày 26/11/2012, hình ảnh vệ tinh này cho ta thấy hoạt động ở đây tăng nhiều lên đáng kể. Những hoạt động này gần với ngày phóng tên lửa Unha 3 (Galaxy 3) bị thất bại hôm 13/4/2012, bạn có thể thấy Kwangmyongsong 3 được mang ra, những doan trại, quân nhân, xe tải, nhiên liệu,... được xây dựng và điều động ra đây rất nhiều, có thể Triều Tiên đang chuẩn bị cho một sự kiện phóng tên lửa mới vào vài tuần tới (giữa tháng 12 năm 2012). Hình ảnh: DigitalGlobe via Getty Images.
Trạm phóng tên lửa Sohae, Triều Tiên vào ngày 26/11/2012, hình ảnh vệ tinh này cho ta thấy hoạt động ở đây tăng nhiều lên đáng kể. Những hoạt động này gần với ngày phóng tên lửa Unha 3 (Galaxy 3) bị thất bại hôm 13/4/2012, bạn có thể thấy Kwangmyongsong 3 được mang ra, những doan trại, quân nhân, xe tải, nhiên liệu,... được xây dựng và điều động ra đây rất nhiều, có thể Triều Tiên đang chuẩn bị cho một sự kiện phóng tên lửa mới vào vài tuần tới (giữa tháng 12 năm 2012). Hình ảnh: DigitalGlobe via Getty Images.

Độ chính xác không cao

Những tên lửa của Triều Tiên có độ chính xác rất tệ hại so với kỹ thuật phát triển ở Hoa Kỳ. Thí dụ như dòng tên lửa Hwasong của Bình Nhưỡng có thể đạt đến mục tiêu cách xa vài trăm dặm, nhưng độ chính xác chỉ từ 0,5 đến 1 km.

Một tên lửa khác gọi là Nodong, có thể bay tới từ khoảng 1000 đến 13000 km, nhưng độ sai lệch của nó còn tồi tệ hơn, chỉ ở 3 đến 4 km. Tên lửa như thế không đáng tin cậy để sử dụng cho mục đích quân sự, nhưng nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu lớn như là các thành phố lớn.

Vị trí những mảnh vỡ còn lại từ vụ rơi tên lửa Unha-3 vào ngày 13/4/2012 (những chấm đỏ), Triều Tiên nằm ở bên phải hình. Hình ảnh: Analytical Graphics, Inc.
Vị trí những mảnh vỡ còn lại từ vụ rơi tên lửa Unha-3 vào ngày 13/4/2012 (những chấm đỏ), Triều Tiên nằm ở bên phải hình. Hình ảnh: Analytical Graphics, Inc.

Hợp tác với Iran

Triều Tiên dường như đã từng hợp tác với Iran về công nghệ tên lửa. Thí dụ, kết cấu khoang thứ ba của tên lửa Unha-2 rất giống với khoang trên của tên lửa Safir-2 của Iran, trích từ bản báo cáo của hai nhà vật lý David Wright và Theodore Postol năm 2009.

Hình ảnh vụ phóng vệ tinh Omid lên không gian từ tên lửa Safir-2 hồi tháng 2/2009 của Iran.

Thành công trong việc phóng vệ tinh

Triều Tiên đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo ra không gian vào tháng 12 năm ngoái, vệ tinh nhỏ của Triều Tiên được phóng vào quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa Unha-3.

Bước đột phá này diễn ra sau 3 lần thất bại liên tiếp, một lần vào năm 1998, lần sau vào năm 2009 và lần nữa là vào tháng 4/2012, tuy nhiên các quan chức bắc Triều Tiên không thừa nhận là do rủi ro. Vệ tinh Kwangmyongsong-1 vào quỹ đạo năm 1998 và đã phát sóng bài ca ái quốc vào không gian.

Hình ảnh minh họa cho thấy tên lửa Unha-3 và vệ tinh Kwangmyongsong-3 trên quỹ đạo tính trước vào tháng 4/2012. Hình ảnh: Analytical Graphics, Inc.
Hình ảnh minh họa cho thấy tên lửa Unha-3 và vệ tinh Kwangmyongsong-3 trên quỹ đạo tính trước vào tháng 4/2012. Hình ảnh: Analytical Graphics, Inc.

Có nguy cơ chứa đầu đạn hạt nhân

Bắc Triều Tiên liên tục công bố những lời đe dọa hiếu chiến gần đây, rằng sẽ liên tiếp tấn công hạt nhân để chống lại Washington, hoặc một thành phố lớn khác của Mỹ. 

Chương trình vũ khí hạt nhân của quốc gia này có nguy cơ 'đưa một phần của thế giới về thời nguyên thủy', Bình Nhưỡng có thể đã có một đầu đạn hạt nhân thật sự, đủ nhỏ để thực hiện một tên lửa đạn đạo khoảng cách lớn. Các chuyên gia không biết thật sự đây là gì, nhưng đây là một vấn đề nghiêm túc cần xem xét thật kỹ trước khi thực hiện.

Hầu hết các phân tích là nghi ngờ về khả năng của Triều Tiên, tuy nhiên, rất có thể tên lửa của Triều Tiên đủ mạnh để tấn công hạt nhân vào phần đất liền của nước Mỹ. Những công bố từ Bình Nhưỡng có thể chủ yếu là phô trương nhằm rút khỏi cộng động quốc tế và hỗ trợ nguồn lực cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un.

Tuấn Anh theo Space.com