Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Những gì bạn nên biết về sao chổi PANSTARRS

Cuối cùng cũng đến, sự chờ đợi bấy lâu nay của những người yêu thích bầu trời cũng đã đến, sao chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) sẽ tỏa sáng trên bầu trời tháng ba này.









Một khởi đầu mờ nhạt

“Pan-STARRS” là một từ viết tắt cho Kính viễn vọng Quan sát toàn cảnh và hệ thống phản xạ nhanh (Panoramic Survey Telescope and Rapid Response System). Một thiết kế sáng tạo để chụp lại những bức ảnh trường rộng, được phát triển tại Học viện thiên văn học ở Đại học Hawaii. Hệ thống này kết hợp giữa một gương nhỏ 1,8 mét với một máy ảnh kĩ thuật số độ phân giải 1,4 gigapixel. Những thiết bị này cho ta một hệ thống quan sát toàn bộ bầu trời đêm vào mỗi tháng. Các kính thiên văn sử dụng gương nguyên mẫu chỉ dùng một tấm PSI hiện đang hoạt động tại núi Haleakala. Đây là sự hợp tác của 10 tổ chức nghiên cứu khoa học tại 4 quốc gia mà đang thực hiện công trình nghiên cứu khoa học này.

Lúc người ta khám phá ra sao chổi PANSTARRS thì nó xa Mặt Trời khoảng 8 đơn vị thiên văn (vào khoảng 1,2 tỷ km). Khi đó, nó ở khá xa Mặt Trời cho nên quỹ đạo của nó khó xác định được.

Vị trí sao chổi thay đổi qua các ngày, ở tấm hình này sao chổi sáng với độ sáng cấp 19.5.



May mắn thay, các nhà thiên văn học đã sử dụng những chiếc kính thiên văn khác nhau để có thể giữ sao chổi luôn trong tầm ngắm của mình. Một thời gian sau, họ đã tìm thấy 34 vị trí của sao chổi từ ngày 24/5 đến 8/6/2011.

Nhà thiên văn học người Mỹ Steve Larson báo cáo rằng chiếc kính viễn vọng Kuiper 61 inch của đài quan sát Steward trên núi Bigelow, miền bắc Tucson, Arizona, đã chụp hình lại được sao chổi này vào ngày 24/5, độ sáng biểu kiến của nó vào lúc này rơi vào khoảng 18,9 cho đến 19,2. Và ngày 21/5, những chiếc kính thiên văn đã có thể quan sát được nó, độ sáng biểu kiến lúc này của nó rơi vào khoảng 19,5 đến 19,9.

Chậm chạp, nhưng ổn định

Sao chổi có quỹ đạo quanh Mặt Trời nên nó sẽ không đứng yên một chỗ trong thời gian dài. Khi nhìn từ Trái Đất, đường đi của nó không đơn giản như đường đi của những ngôi sao đi qua bầu trời, nó sẽ di chuyển chậm khi ở xa Mặt Trời và sẽ thay đổi vị trí ngày càng nhanh hơn khi đến Mặt Trời ngày càng gần hơn.

Vào 8/7/2011, sao chổi PANSTARRS di chuyển chỉ 0,2° trên bầu trời lên phía bắc và chỉ 4° qua phía tây về chòm sao Libra trước khi nó mọc lên từ bầu trời hướng nam gần 1 năm trời. Vào ngày 28/5/2012, nó dừng chân tại chòm sao Scorpius một lần nữa và dịch chuyển chỉ 4,4° về phía tây của bầu trời về hướng cụm sao cầu M4. Rồi sau đó nó di chuyển về hướng bắc cho đến ngày 4/8, nó nằm trên bầu trời hướng tây bắc tại ngôi sao Sigma (o) Librae có độ sáng biểu kiến 3,2. Cuộc hội ngộ này đã khiến sao chổi sáng hơn với độ sáng biểu kiến của nó là 13,9.

Thời điểm, độ sáng và vị trí của sao chổi trên bầu trời.



Bảy tháng sau đó, nó dần về bầu trời hướng nam, ngày 5/2/2013, PANSTARRS sẽ nằm giữa xích đạo trời và thiên cực nam. Vào thời điểm đó, nó chỉ cách 5’ trên bầu trời so với ngôi sao SAO 229866 có độ sáng biểu kiến 7,3 trong chòm sao Telescopium. Ngôi sao này góp phần làm sao chổi thêm phần tuyệt vời hơn khi nó đạt độ sáng biểu kiến là 6,3 độ.

Tăng mạnh

Từ đầu cho đến cuối tháng hai, C/2011 L4 nằm cao 130 ° ở bầu trời hướng bắc (với xích kinh từ -45° rồi 85°), sao chổi đang chuẩn bị cho một màn trình diễn từ ngày 21/2 đến 27/3. Trong suốt thời gian này, sao chổi sẽ sáng hơn ngôi sao sáng cấp 2 – sao Bắc cực (Alpha [c] Ursae Minoris). Tuy nhiên hãy nhớ rằng, độ sáng biểu kiến của sao chổi mà chúng ta nói đến trong bài viết này là độ sáng của toàn bộ sao chổi, còn độ sáng biểu kiến của những ngôi sao mà chúng ta so sánh từ đầu bài viết, là độ sáng tính từ một điểm phát sáng của ngôi sao đó, vì thế, sao chổi PANSTARRS lúc này sẽ có độ sáng biểu kiến là 1,5 dĩ nhiên nó sẽ không sáng như những ngôi sao sáng cấp 1,5 vì độ sáng 1,5 của sao chổi đã lan ra diện tích rộng chứ không phải một điểm như những ngôi sao.

Quỹ đạo của sao chổi Panstarrs trên bầu trời.

Vào ngày 5/3 vừa qua, sao chổi đến điểm gần nhất so với Trái Đất, sau đó nó sẽ cách chúng ta 1,09 đơn vị thiên văn (khoảng 164 triệu km). Bạn hãy tìm kiếm sao chổi trên bầu trời hướng tây ngay sau khi mặt trời lặn, cao hơn 17° phía trên Mặt trời - con số này còn tùy thuộc vị trí quan sát. Sử dụng ống nhòm hay kính thiên văn để có thể nhìn thấy cụ thể hơn về sao chổi. Nhưng PANSTARRS chỉ xuất hiện khoảng 15 phút sau khi Mặt Trời lặn.

Năm ngày sau, tức là ngày 10/3, PANSTARRS sẽ đến điểm cận nhật (là điểm gần Mặt Trời nhất), ở khoảng cách chỉ 0,3 AU so với Mặt Trời, điều này làm cho sao chổi sẽ xuất hiện rực rỡ nhất, ước tính sao chổi sẽ có độ sáng biểu kiến là -1,0.

Vào ngày 10/3, sao chổi sẽ nằm ở 15° về phía đông của Mặt Trời, chúng ta sẽ có 1 tiếng đồng hồ sau hoàng hôn để quan sát sao chổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thể quan sát được nó từ bất cứ nơi nào với điều kiện là có một bầu trời thật trong, không mây.

Một sao chổi khác, sao chổi McNaught, xuất hiện vào ngày 18 tháng 1 năm 2007, chỉ 6 ngày sau khi nó đạt đến điểm cận nhật. Liệu Panstarrs có so sánh được với nó không?



Và chưa hết đâu, trăng non sẽ xuất hiện vào 11 tháng 3, tuy nhiên ánh sáng từ Mặt Trăng sẽ không hề phá được bầu trời của chúng ta, vì lúc này sao chổi sẽ xuất hiện trên bầu trời với cường độ sáng nhất, rồi sau đó dần lên cao và biến mất khỏi bầu trời. Ngày 19/4, nó tỏa sáng ở cấp 5, vẫn còn khá sáng cho một sao chổi, nhưng ánh sáng của nó sẽ mờ dần. Sau đó vào ngày 1/7, sao chổi sẽ mờ ở cấp 11, nhưng sự hiện diện của nó trên bầu trời đêm sẽ tốt hơn khi ở gần 80°.

Nhưng mà vẫn chưa kết thúc đâu, tuy sao chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) được cho là một sự kiện quan sát tốt cho những người quan sát bầu trời hay là những nhà thiên văn học. Nhưng nó chỉ là sao chổi mở đầu cho màn trình diễn của sao chổi tuyệt đẹp cuối năm nay: sao chổi C/2012 SI (ISON), sẽ làm mê hoặc bất cứ ai yêu thích vẻ đẹp của bầu trời. Theo dự đoán, sao chổi ISON sẽ sáng gấp 10.000 lần so với sao chổi PANSTARRS. Nó thật sự là một món quà tuyệt vời từ thiên nhiên.

Anh Tuấn Nguyễn trích từ tạp chí Astronomy