Header Ads

Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014

Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ nhứt của tháng 10 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát hành tinh Mộc thống trị bầu trời hướng đông trước bình minh, hai thiên thể màu đỏ cam và Mặt Trăng cùng hành tinh Thổ trên bầu trời chiều tối hướng tây nam, và cũng sẽ bắt đầu Tuần lễ Không gian Quốc tế trong tuần này.

Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014

Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014

Chủ Nhật, 28/9/2014.
Quan sát cuộc gặp gỡ thân mật của hành tinh Hỏa và sao Antares khi hai thiên thể này chỉ cách nhau khoảng 3° trời. Cặp thiên thể này sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng tây khi ánh hoàng hôn mờ dần. Hành tinh Hỏa sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 0,8 trong khi sao Antares là 1,0, cả hai đều có màu đỏ cam gần giống nhau. Hãy sử dụng một cái kính thiên văn để quan sát đĩa hành tinh dài 6".

Hành tinh Hỏa nằm cách 3 độ về phía bắc so với ngôi sao Antares vào ngày 27/9. Hình minh họa : Roen Kelly/Astronomy.com.
Hành tinh Hỏa nằm cách 3 độ về phía bắc so với ngôi sao Antares vào ngày 27/9. Hình minh họa : Roen Kelly/Astronomy.com.

Trong khi đó trăng lưỡi liềm cũng lại gần hành tinh Thổ vào buổi chiều tối này, chúng sẽ ở gần khoảng hơn 1° trên bầu trời. Bạn hãy sử dụng ống kính thiên văn để quan sát đĩa của hành tinh có vành đai dài 36" và nghiêng 22°.

Thứ hai, 29/9/2014.
Trăng lưỡi liềm đầu tháng âm lịch sẽ nằm bên dưới hành tinh Hỏa và sao Antares trên bầu trời hướng tây nam vào buổi chiều này. Trăng bữa chiều này sáng 30% so với tổng bề mặt của nó, nó nằm cách 6° so với hành tinh Hỏa và nằm cách 3° so với ngôi sao khổng lồ màu đỏ cam Antares. Bộ ba thiên thể này sẽ cùng cho bạn quan sát chúng khoảng nửa tiếng sau khi Mặt Trời lặn bởi vì sao Antares sẽ lặn vào khoảng 9 giờ tối và Mặt Trăng sẽ lặn luôn vào khoảng 10 giờ khuya.

Thứ ba, 30/9/2014.
Mặt Trăng sẽ chỉ cho bạn nơi mà phi thuyền New Horizons đang ở đâu trên bầu trời đêm. Phi thuyền Chân trời mới hiện đang trên đường tới hành tinh lùn Diêm Vương (trước năm 2006 thì nó là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời) và dự kiến năm 2015 nó sẽ tới nơi. Phi thuyền sẽ nằm gần Mặt Trăng và cụm sao M25 vào tối bữa nay.

Thứ tư, 1/10/2014.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng thượng huyền vào lúc 02:34 sáng 2/10. Mặt Trăng sẽ mọc lên bầu trời từ lúc 11:30 sáng ngày 1/10, nhưng nó sẽ không gây sự chú ý bởi vì Mặt Trời tới 17:46 mới chịu lặn. Bạn sẽ không quan sát được Mặt Trăng vào đúng thời điểm xảy ra pha thượng huyền vì 22:30 là trăng đã lặn, tuy nhiên buổi tối này bạn vẫn quan sát được Mặt Trăng một cách bình thường, nó sẽ nằm ở trên khu vực nhóm sao Bình trà thuộc chòm sao Sagittarius (Người bắn cung).

Thứ năm, 2/10/2014.
Mưa sao băng Orionid sẽ diễn ra vào ngày 21/10 nhưng tối nay bạn đã có thể quan sát được nó dù thấy được rất ít, những vệt sao băng sẽ xuất hiện từ chòm sao Orion (Thợ săn). Và nếu như bạn không thấy sao băng nào hết thì bạn hãy quan sát sao Sirius (Thiên Lang) là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm thuộc chòm sao Canis Major (Chó lớn) bằng cách nối dài ba ngôi sao thẳng hàng tượng trưng cho dây nịt của chàng thợ săn Orion và kéo thẳng về bên dưới.

Ngôi sao Thiên Lang nằm ở bên trái trong khi chòm sao Thợ săn thì ở bên phải, phía trên. Bạn có thể thấy ba ngôi sao thẳng hàng tượng trưng cho dây nịt của chàng thợ săn khi nối dài sẽ gặp ngôi sao Thiên Lang. Hình ảnh bởi Susan Jensen chụp ở Odessa, Washington.
Ngôi sao Thiên Lang nằm ở bên trái trong khi chòm sao Thợ săn thì ở bên phải, phía trên. Bạn có thể thấy ba ngôi sao thẳng hàng tượng trưng cho dây nịt của chàng thợ săn khi nối dài sẽ gặp ngôi sao Thiên Lang. Hình ảnh bởi Susan Jensen chụp ở Odessa, Washington.

Thứ sáu, 3/10/2014.
Tối nay là lúc Thiên hà Andromeda (Tiên Nữ - M31) ở vị trí tốt để bạn quan sát. Thiên hà Tiên Nữ sẽ mọc từ 18:59 ở chân trời hướng đông bắc và lặn lúc 4:53 ở hướng tây bắc rạng sáng hôm sau, nó sẽ đạt vị trí cao nhất là 58° ở bầu trời hướng bắc vào lúc 23:54. Thiên hà M31 sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 4,4 và sẽ nằm trong khu vực chòm sao cùng tên, bạn hoàn toàn có thể quan sát được nó bằng mắt thường trong điều kiện quan sát tốt và thị lực của bạn bình thường, và nó là vật thể xa nhất mà mắt người bình thường có thể quan sát được. Tìm hiểu thêm về Thiên hà của công chúa Andromeda tại bài viết này.

Thứ bảy, 4/10/2014.
Bữa nay là ngày bắt đầu Tuần lễ Không gian Quốc tế (World Space Week hay WSW), tuần lễ này bắt đầu từ 4/10 và kết thúc vào 10/10 hằng năm, các câu lạc bộ thiên văn học ở Việt Nam hằng năm có hưởng ứng tuần lễ này, bạn có thể tham gia để quan sát cùng họ.

Hành tinh Mộc sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là –1,9 ở khu vực chòm sao Cancer (Con cua), hành tinh khí khổng lồ này sẽ mọc lên bầu trời từ 2 giờ sáng cùng với chòm sao Con cua ở chân trời hướng đông-đông-bắc. Trong tuần sau, Sao Mộc sẽ nằm rất gần đường thẳng hoàng đạo và sẽ thống trị bầu trời hướng đông trước khi Mặt Trời mọc. Hãy quan sát qua kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 34" của nó và những đường thẳng song song trên bầu khí quyển.

+Anh Tuấn Nguyễn dịch từ Astronomy và EarthSky