Header Ads

Quan sát bầu trời của tuần lễ đầu tiên của năm mới 2014

Chúng ta đang ở những ngày cuối năm cũ 2013 và sắp sửa bước sang năm mới 2014, hãy cùng chào đón năm mới bằng bầu trời mùa đông với những kỳ quan tuyệt vời bạn nhé.

Một số ngôi sao sáng nhất của bầu trời mùa đông thì nằm trong chòm sao Orion (Lạp Hộ), điều này được công nhận dù cho bạn quan sát ở vùng quê hay trong thành phố ô nhiễm ánh sáng. Tác giả : Ruben Kier.
Một số ngôi sao sáng nhất của bầu trời mùa đông thì nằm trong chòm sao Orion (Lạp Hộ), điều này được công nhận dù cho bạn quan sát ở vùng quê hay trong thành phố ô nhiễm ánh sáng. Tác giả : Ruben Kier.

Ngôi sao Algol thuộc chòm sao Perseus (Anh Tiên) sẽ xuất hiện mờ nhạt vào tối 30/12/2013 từ khi màn đêm buông xuống và đạt vị trí cao nhất vào lúc 9 giờ tối với độ sáng biểu kiến là 3,4 và độ cao 60 độ so với đường chân trời. Bạn hãy quan sát nó trong đêm và chứng kiến sự thay đổi độ sáng biểu kiến từ 3,4 còn 2,1 của nó. Đây là một hệ sao đôi nên độ sáng biểu kiến của nó thay đổi từ cực đại cho đến cực tiểu cứ mỗi 2,87 ngày là một chu kỳ.

Tìm hiểu thêm về ngôi sao Algol - ngôi sao tượng trưng cho ma quỷ

Hình minh họa bởi Stellarium.

Ngôi sao Algol thuộc chòm sao Perseus nằm gần những chòm sao và thiên thể đặc trưng của mùa đông. Bạn có thể tìm ra nó ở khoảng 60 độ so với đường chân trời ngay khi màn đêm vừa buông xuống, nó nằm gần cụm sao Pleiades trong chòm sao Taurus (Kim Ngưu).

Algol chỉ cho bạn những cụm sao quan sát tốt nhất qua ống nhòm trên bầu trời mùa đông vào tối 31/12/2013. Ngay khi màn đêm vừa buông xuống, hãy hướng ống kính về ngôi sao Algol. Phía trên của ống nhòm là một mảng sáng mờ với kích thước cỡ trăng rằm trên bầu trời, đó là M34 - một cụm gồm khoảng 100 ngôi sao gần biên giới của chòm sao Perseus (Anh Tiên) và Andromeda (Tiên Nữ). Thông qua ống nhòm 10x50, những ngôi sao sáng nhất của M34 sẽ xuất hiện lấp lánh bên cạnh ánh sáng mờ của những ngôi sao ít sáng hơn.

Mục tiêu tuyệt vời cho ống nhòm, M34 có diện tích cỡ trăng rằm trên bầu trời. Tác giả : Bob Franke.
Mục tiêu tuyệt vời cho ống nhòm, M34 có diện tích cỡ trăng rằm trên bầu trời. Tác giả : Bob Franke.

Ngày 1/1/2014, ngày bắt đầu năm mới dương lịch, bắt đầu tháng mới - tháng 12 trong âm lịch, và cũng là ngày bắt đầu tuần trăng mới. Trăng non sẽ diễn ra vào 18:14 (giờ Việt Nam), lúc này Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời nên chúng ta không thể quan sát được nó. Mặt Trăng sẽ đạt điểm cận địa (điểm gần Trái Đất nhất) chỉ 10 tiếng đồng hồ ngay sau khi trăng non diễn ra (tức là 4:14 sáng ngày 2/1), cư dân sống ở ven sông, biển sẽ thấy thủy triều đạt mức cao hơn bình thường. Khi đạt cận điểm, Mặt Trăng sẽ cách chúng ta 356.923 cây số.

Sao Hỏa sẽ đạt điểm viễn nhật (điểm xa Mặt Trời nhất) vào lúc 7 giờ sáng ngày 2/1/2014, lúc này nó sẽ cách Mặt Trời 249,2 triệu km. Sao Hỏa sẽ xuất hiện ở chân trời hướng đông từ 1 giờ sáng và ở cao trên bầu trời hướng đông nam khi bình minh đến. Mặc dù có nhiều ngôi sao tỏa sáng với độ sáng lớn hơn độ sáng biểu kiến 0,8 của Sao Hỏa, nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó vì màu sắc đỏ-cam đặc trưng, khi quan sát qua ống nhòm bạn sẽ thấy đĩa hành tinh dài 7".

Vào rạng sáng 3/1/2014 tới đây, mưa sao băng Quadrantids sẽ đạt cực điểm và Mặt Trăng đã rời khỏi bầu trời từ 2 ngày trước nên bạn sẽ có được một buổi trình diễn tuyệt vời nếu điều kiện quan sát thật tốt. Với điều kiện quan sát lý tưởng, bạn có thể mong đợi được xem đến 120 sao băng/giờ. Các sao băng xuất hiện từ một điểm ở phía bắc chòm sao Bootes (Mục Phu), khu vực này xuất hiện ở bầu trời đông bắc sau nửa đêm vài tiếng đồng hồ. Xem bài viết.

Tâm điểm Mưa sao băng Quadrantids. Hình minh họa bởi Stellarium.
Tâm điểm Mưa sao băng Quadrantids. Hình minh họa bởi Stellarium.

Trái Đất sẽ đạt điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) vào 7 giờ tối ngày 4/1/2014, cặp thiên thể nầy sẽ cách nhau 147,1 triệu km trong không gian. Tại sao Trái Đất đến gần Mặt Trời nhưng thời tiết ở bắc bán cầu lại lạnh ? Đó là vì đang trong mùa đông, bắc bán cầu nghiêng xa hơn về Mặt Trời nên ánh sáng và sức nóng đến bắc bán cầu ít hơn nam bán cầu. Xem bài viết.

Sao Mộc sẽ đạt điểm đối lập vào 4 giờ sáng ngày 6/1/2014, nó mọc lên ở bầu trời hướng đông từ khi màn đêm vừa buông xuống, hành tinh khí khổng lồ sẽ nằm trong khu vực chòm sao Gemini (Song Tử). Tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là -2,7, nó là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm (trừ Mặt Trăng và Sao Kim ra). Khi quan sát qua kính thiên văn, đĩa hành tinh sẽ dài 47 cung giây và dành sự ngạc nhiên cho bạn về những đám mây trên khí quyển của nó. Xem bài viết.

Bầu trời hướng tây vào 4 giờ sáng ngày 6/1/2014, lúc này đang là thời điểm Sao Mộc đạt vị trí đối lập. Sao Mộc tỏa sáng với độ sáng lớn nhất nhưng nó sắp lặn ở chân trời tây nên bạn nên quan sát nó từ tối 5/1 cho đến sáng 6/1. Hình minh họa bởi Stellarium, tiếng Việt bởi Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay.
Bầu trời hướng tây vào 4 giờ sáng ngày 6/1/2014, lúc này đang là thời điểm Sao Mộc đạt vị trí đối lập. Sao Mộc tỏa sáng với độ sáng lớn nhất nhưng nó sắp lặn ở chân trời tây nên bạn nên quan sát nó từ tối 5/1 cho đến sáng 6/1. Hình minh họa bởi Stellarium, tiếng Việt bởi Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay.

Chúc bạn năm mới thật thành công và thắng lợi, có những đêm trời thật trong vắt để thỏa sức chiêm ngưỡng những kỳ quan của bầu trời.

Anh Tuấn Nguyễn theo Tạp chí Astronomy