Đón xem mưa sao băng Quadrantids vào những ngày đầu năm mới 2014
Cơn mưa sao băng hằng năm Quadrantids sẽ đạt cực điểm vào những ngày đầu năm này và nó là món quà năm mới thiên nhiên dành tặng cho bạn. Đây là một cơn mưa sao băng trên mức trung bình với lượng sao băng lên đến 40 sao/giờ. Cơn mưa sao băng nầy thường diễn ra từ ngày 1/1 đến 5/1 và năm nay đạt cực điểm là vào 4/1. Trăng lưỡi liềm mỏng sẽ xuất hiện vào đầu buổi tối và để lại cho chúng ta một đêm thật tuyệt vời khi không có ánh trăng.
Mưa sao băng Quadrantids cùng với mưa sao băng Perseids vào tháng 8 và Geminids vào tháng 12 là ba trận mưa sao băng được mong đợi nhất trong năm. Mưa sao băng Quadrantids từng đạt đến 100 sao băng mỗi giờ, và đỉnh điểm năm nay có thể đạt đến 40 sao băng mỗi giờ. Trận mưa sao băng này khác với hai trận mưa sao băng đặc sắc kia : đỉnh điểm của nó chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ, khi bạn đã bỏ qua đỉnh điểm của nó thì thời gian quan sát còn lại có thể sẽ gây thất vọng cho bạn.
Mưa sao băng Quadrantids xuất phát từ một chòm sao ở thế kỷ 19 - chòm Quadrans Muralis mà không còn tồn tại trong nền thiên văn hiện đại ngày nay. Bạn có thể dễ dàng xác định tâm điểm của trận mưa sao băng nầy, nó nằm ở bên dưới nhóm sao Bắc Đẩu, bên trái chòm sao Boötes (Mục Phu) và bên phải chòm sao Draco (Thiên Long).
Nhưng bạn không cần phải tìm ra bằng được tâm điểm của nó để thưởng thức sao băng, chỉ cần hướng mắt lên lưng lửng ở bầu trời hướng đông bắc khoảng 3 giờ sáng tại một nơi thật tối và thời tiết thật tốt là bạn có thể quan sát được những sao băng tỏa ra từ tâm điểm mà không cần phải tìm.
Mưa sao băng này được đặt tên theo một chòm sao ở thế kỷ 19 - chòm Quadrans Muralis. Năm 1928, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế chính thức bỏ chòm sao đó ra khỏi danh sách những chòm sao hiện đại chính thức. Cơn mưa sao băng nầy đôi khi còn được gọi là mưa sao băng Boötids - đặt tên theo chòm sao Boötes (Mục Phu) nằm gần tâm điểm.
Thiên thể gốc của trận mưa sao băng nầy là mảnh vỡ từ phần đuôi của một tiểu hành tinh gần Trái Đất có tên gọi 2003 EH1. Tiểu hành tinh này có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời mỗi 5,5 năm một lần và nó được phát hiện cách đây 10 năm.
Một vài sự thật thú vị :
- Dòng vật chất mà đuôi của tiểu hành tinh gây ra mưa sao băng Quadrantids chứa 10 ngàn tỷ kg vật chất.
- Do sự tác động của Sao Mộc, dòng vật chất này bị thay đổi độ nghiêng ít nhất là 58° trong vài ngàn năm qua.
Một vệt sao băng Quadrantids trên bầu trời Công viên Quốc gia Bnaff ở Alberta, Canada đêm 3/1/2009. |
Mưa sao băng Quadrantids cùng với mưa sao băng Perseids vào tháng 8 và Geminids vào tháng 12 là ba trận mưa sao băng được mong đợi nhất trong năm. Mưa sao băng Quadrantids từng đạt đến 100 sao băng mỗi giờ, và đỉnh điểm năm nay có thể đạt đến 40 sao băng mỗi giờ. Trận mưa sao băng này khác với hai trận mưa sao băng đặc sắc kia : đỉnh điểm của nó chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ, khi bạn đã bỏ qua đỉnh điểm của nó thì thời gian quan sát còn lại có thể sẽ gây thất vọng cho bạn.
Mưa sao băng Quadrantids xuất phát từ một chòm sao ở thế kỷ 19 - chòm Quadrans Muralis mà không còn tồn tại trong nền thiên văn hiện đại ngày nay. Bạn có thể dễ dàng xác định tâm điểm của trận mưa sao băng nầy, nó nằm ở bên dưới nhóm sao Bắc Đẩu, bên trái chòm sao Boötes (Mục Phu) và bên phải chòm sao Draco (Thiên Long).
Tâm điểm mưa sao băng Quadrantids. Hình minh họa bởi Stellarium. |
Nhưng bạn không cần phải tìm ra bằng được tâm điểm của nó để thưởng thức sao băng, chỉ cần hướng mắt lên lưng lửng ở bầu trời hướng đông bắc khoảng 3 giờ sáng tại một nơi thật tối và thời tiết thật tốt là bạn có thể quan sát được những sao băng tỏa ra từ tâm điểm mà không cần phải tìm.
Mưa sao băng này được đặt tên theo một chòm sao ở thế kỷ 19 - chòm Quadrans Muralis. Năm 1928, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế chính thức bỏ chòm sao đó ra khỏi danh sách những chòm sao hiện đại chính thức. Cơn mưa sao băng nầy đôi khi còn được gọi là mưa sao băng Boötids - đặt tên theo chòm sao Boötes (Mục Phu) nằm gần tâm điểm.
Thiên thể gốc của trận mưa sao băng nầy là mảnh vỡ từ phần đuôi của một tiểu hành tinh gần Trái Đất có tên gọi 2003 EH1. Tiểu hành tinh này có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời mỗi 5,5 năm một lần và nó được phát hiện cách đây 10 năm.
Một vài sự thật thú vị :
- Dòng vật chất mà đuôi của tiểu hành tinh gây ra mưa sao băng Quadrantids chứa 10 ngàn tỷ kg vật chất.
- Do sự tác động của Sao Mộc, dòng vật chất này bị thay đổi độ nghiêng ít nhất là 58° trong vài ngàn năm qua.
Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky và Astronomy