Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Trăng già tựa lưng Trăng non

Trăng già tựa lưng Trăng nonVào những buổi chiều đầu tháng âm lịch, bạn sẽ thấy Trăng lưỡi liềm treo ở bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn. Nếu quan sát kỹ hoặc chụp ảnh phơi sáng, bạn sẽ thấy Mặt Trăng không chỉ có phần lưỡi liềm mà phần còn lại của bề mặt Mặt Trăng cũng được chiếu sáng, nhưng tối hơn rất nhiều.

Trăng già tựa lưng Trăng non. Hình ảnh: Yuri Beletsky (Carnegie Las Campanas Observatory, TWAN).
Trăng già tựa lưng Trăng non. Hình ảnh: Yuri Beletsky (Carnegie Las Campanas Observatory, TWAN).

“Trăng già tựa lưng Trăng non” chính là để chỉ điều này, khi phần Mặt Trăng không được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời nằm cạnh tựa phần Mặt Trăng lưỡi liềm đang được chiếu sáng. Phần tối hơn được gọi là ánh đất (earthshine), là ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Trái Đất rồi phản chiếu lại Mặt Trăng.

Khung cảnh hoàng hôn cùng ánh trăng tuyệt đẹp này được chụp từ Đài Quan sát Las Campanas, tọa lạc tại Hoang mạc Atacama, nằm chạy dọc theo chiều dài đất nước Chile, vào buổi chiều ngày 18 tháng 1 vừa qua, tức là mùng 2 tháng Chạp âm lịch.

Hãy rời mắt khỏi Mặt Trăng và nhìn thấp hơn một chút, những lớp không khí nằm thấp gần đường chân trời mà ở bên dưới đó là Thái Bình Dương, đang rực rỡ sắc đỏ vì Mặt Trời đang lặn thấp dần và ở phía sau đó.

Vào những đêm trời trong, một cặp mắt tinh anh hay một chiếc máy chụp ảnh phơi sáng, sẽ giúp bạn thấy được rõ ràng phần ánh đất này. Leonardo da Vinci đã mô tả về ánh đất là ánh sáng Mặt Trời chiếu vào các đại dương trên Trái Đất rồi hắt lại Mặt Trăng từ 500 năm trước, và vì thế, ánh đất đôi khi còn được gọi là "The da Vinci Glow".

> Tải hình lớn (1080 px × 1351 px – 324 KB)

Khánh Duy
theo APOD