Header Ads

Sao Kim về đêm qua ánh sáng hồng ngoại chụp bởi tàu Akatsuki

Sao Kim về đêm qua ánh sáng hồng ngoại chụp bởi tàu AkatsukiTại sao Sao Kim lại khác nhiều so với Trái Đất? Để tìm hiểu điều này, Nhật Bản đã phóng một tàu vũ trụ thăm dò là Akatsuki đến bay quanh quỹ đạo của Sao Kim từ cuối năm 2015 sau chuyến bay kéo dài 5 năm trong Hệ Mặt Trời.

Sao Kim về đêm qua ánh sáng hồng ngoại chụp bởi tàu Akatsuki. Hình ảnh: JAXA, ISAS, DARTS; Xử lý hậu kỳ: Damia Bouic.
Sao Kim về đêm qua ánh sáng hồng ngoại chụp bởi tàu Akatsuki. Hình ảnh: JAXA, ISAS, DARTS; Xử lý hậu kỳ: Damia Bouic.

Không chỉ Akatsuki đã vượt nhanh hơn tiến độ ban đầu đề ra, mà con tàu vũ trụ và các thiết bị khoa học được trang bị trên tàu cũng được vận hành tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu của sứ mệnh được đặt ra từ lúc đầu.

Còn được biết đến với tên gọi là Tàu thăm dò quỹ đạo về Khí hậu Sao Kim (Venus Climate Orbiter), những thiết bị khoa học trên tàu Akatsuki được tạo ra với mục đích nghiên cứu về hành tinh chị em của Trái Đất, như tìm ra xem những ngọn núi lửa ở đây còn hoạt động hay không, về những tia sét xảy ra trong bầu khí quyển dày đặc, về tốc độ gió trong hành tinh lại nhanh hơn tốc độ tự quay của hành tinh.

Hình ảnh của ngày hôm nay được chụp bởi máy ảnh IR2 của tàu Akatsuki, cho thấy bán cầu ban đêm của Sao Kim với những dải mây tối màu chạy dọc theo xích đạo của hành tinh này. Hình ảnh được chụp qua ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng trong hình này là từ những lớp mây nóng hơn nằm sâu hơn trong khí quyển của Sao Kim.

Phần màu cam sáng và đen ở góc trên bên phải được thêm vào bằng máy tính trong quá trình xử lý hậu kỳ, che lại phía ban ngày sáng hơn rất nhiều của Sao Kim. Những phân tích về hình ảnh và dữ liệu thu thập được của tàu Akatsuki cho thấy những luồng khí chạy dọc xích đạo của Sao Kim tương tự như ở Trái Đất. Akatsuki trong tiếng Nhật là 暁, nghĩa là bình minh.

> Tải hình lớn (739 px × 739 px – 568 KB)

Tuấn Anh
theo APOD