Messier 1: Con cua giãn nở vô cực
Tinh vân Con cua được xếp vị trí thứ nhất trong cuốn danh mục Thiên thể Messier, cuốn sách nổi tiếng của nhà thiên văn học Charles Messier người Pháp, liệt kê những thiên thể giống nhưng không phải sao chổi để các nhà quan sát biết được mà tránh đi.
> Bài chi tiết: Messier 1 - Tinh vân Con Cua.
Và đúng như vậy, Tinh vân Con cua không phải là một sao chổi, mà nó là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh trong quá khứ, một đám mây khí đang mở rộng với những vật chất còn sót lại của một ngôi sao sau khi đã chết.
Cái chết kịch tính của ngôi sao mà tạo ra Tinh vân Con cua đã được các nhà thiên văn học quan sát vào năm 1054. Ngày nay, nó trải rộng khoảng 10 năm ánh sáng trong không gian thực tế và tinh vân này hiện vẫn còn đang tiếp tục giãn nở ra nữa với tốc độ hơn 1.000 km/giây.
Trong suốt một thập niên vừa qua, sự mở rộng của nó đã được ghi lại trong đoạn video timelapse ngắn này. Cứ trong mỗi năm từ 2008 đến 2017, một hình ảnh sẽ được chụp lại với cùng một kính thiên văn và cùng một máy ảnh được đặt tại một đài quan sát ở nước Áo.
Mười hình ảnh đơn đều được phơi sáng với thời gian trung bình là 3,2 tiếng, tạo ra những hình ảnh sắc nét. Hình ảnh ghi lại chi tiết đến nỗi, bạn có thể thấy được sự phát ra năng lượng mạnh mẽ trong quá trình tinh vân mở rộng. Tinh vân Con cua nằm cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng trong chòm sao Taurus.
> Xem tập tin GIF
> Xem tập tin video
> Bài chi tiết: Messier 1 - Tinh vân Con Cua.
Và đúng như vậy, Tinh vân Con cua không phải là một sao chổi, mà nó là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh trong quá khứ, một đám mây khí đang mở rộng với những vật chất còn sót lại của một ngôi sao sau khi đã chết.
Hình ảnh: Detlef Hartmann.
Cái chết kịch tính của ngôi sao mà tạo ra Tinh vân Con cua đã được các nhà thiên văn học quan sát vào năm 1054. Ngày nay, nó trải rộng khoảng 10 năm ánh sáng trong không gian thực tế và tinh vân này hiện vẫn còn đang tiếp tục giãn nở ra nữa với tốc độ hơn 1.000 km/giây.
Trong suốt một thập niên vừa qua, sự mở rộng của nó đã được ghi lại trong đoạn video timelapse ngắn này. Cứ trong mỗi năm từ 2008 đến 2017, một hình ảnh sẽ được chụp lại với cùng một kính thiên văn và cùng một máy ảnh được đặt tại một đài quan sát ở nước Áo.
Mười hình ảnh đơn đều được phơi sáng với thời gian trung bình là 3,2 tiếng, tạo ra những hình ảnh sắc nét. Hình ảnh ghi lại chi tiết đến nỗi, bạn có thể thấy được sự phát ra năng lượng mạnh mẽ trong quá trình tinh vân mở rộng. Tinh vân Con cua nằm cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng trong chòm sao Taurus.
> Xem tập tin GIF
> Xem tập tin video
Quang Niên
theo APOD