Những sự kiện thiên văn nổi bật năm 2018
Năm 2017 đã khép lại với nhiều sự kiện thiên văn thú vị dành cho bạn quan sát. Năm 2018 này cũng vậy, rất nhiều sự kiện thiên văn chờ đợi bạn. Hãy cùng Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay điểm qua những sự kiện nổi bật trong năm mới này nhé.
4/1. Mưa sao băng Quadrantid
https://lichthienvan.com/2018/01/04
Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới, thiên nhiên đã dành tặng chúng ta một trong ba cơn mưa sao băng lớn và đáng quan sát nhất trong năm. Mưa sao băng Quadrantid với tần suất từ 60 đến 100 sao băng mỗi giờ, chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng.
Để quan sát trận mưa sao băng này, bạn hãy nhìn về bầu trời hướng đông từ 3 giờ rạng sáng ngày 4 tháng 1, lúc này tâm điểm của cơn mưa sao băng nằm trong chòm sao Boötes đang mọc dần cao lên trên bầu trời và tỏa ra những vệt sao băng sáng. Năm nay có sự xuất hiện của Mặt Trăng vừa tròn, có thể làm giảm bớt lượng sao băng quan sát được của bạn.
Để quan sát được mưa sao băng, bạn phải quan sát ở những nơi tối, không có ánh sáng đô thị, không có mây mù hay mưa dông. Để mắt bạn trong bóng tối suốt hơn 15 phút và tránh nhìn vào các nguồn sáng, như vậy mắt bạn sẽ làm quen với bóng tối và quan sát được dễ dàng hơn.
31/1 và 28/7. Nguyệt thực toàn phần
https://lichthienvan.com/2018/01/31c
https://lichthienvan.com/2018/07/28b
Năm 2018 thật sự là một năm đáng nhớ đối với những người yêu thích bầu trời như chúng ta, khi có đến hai lần Nguyệt thực toàn phần quan sát được trọn vẹn tại Việt Nam.
Ngay từ đầu năm, bạn sẽ quan sát được Nguyệt thực toàn phần vào tối ngày 31 tháng 1. Nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 17 giờ 52, đạt cực đại lúc 20 giờ 31 và kết thúc lúc 23 giờ 9 phút. Toàn bộ Châu Á sẽ quan sát được lần nguyệt thực này.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa và trên một đường thẳng với Mặt Trời và Mặt Trăng. Trái Đất che khuất ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng, nhưng những ánh sáng màu đỏ cam với bước sóng dài đi qua được khí quyển của Trái Đất, khiến Mặt Trăng có một màu đỏ cam trên bầu trời.
Một lần Nguyệt thực toàn phần nữa sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 28 tháng 7. Việt Nam cũng sẽ quan sát được toàn bộ lần nguyệt thực này, bắt đầu từ 0 giờ 15, cực đại nguyệt thực lúc 3 giờ 22 và kết thúc lúc 6 giờ 28. Đây là hai sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2018, bạn nhớ đừng bỏ lỡ nó nhé.
9/5. Sao Mộc đạt vị trí trực đối
https://lichthienvan.com/2018/05/09
Đến hẹn lại lên, cư dân địa cầu cứ mỗi 13 tháng sẽ quan sát được Sao Mộc tốt nhất. Hành tinh khí khổng lồ này sẽ đạt vị trí trực đối với hành tinh của chúng ta, tức là nó nằm đối diện thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất. Ở vị trí này, Sao Mộc sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời và có khoảng cách ngắn nhất với Trái Đất, chúng ta sẽ quan sát rất tốt hành tinh này trong suốt đêm ngày 9 tháng 5.
Với độ sáng biểu kiến là -2,5 cùng đường kính góc là 43,8 giây cung, bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát rõ bề mặt của hành tinh này cùng các vệ tinh lớn nhất của nó.
27/6. Sao Thổ đạt vị trí trực đối
https://lichthienvan.com/2018/06/27
Tháng 5 có Sao Mộc, thì tháng 6 đến lượt của Sao Thổ. Đã xong một năm và Trái Đất lại tiếp tục đuổi kịp Sao Thổ trên cuộc đua chu kỳ quỹ đạo. Vì Trái Đất có thời gian quỹ đạo ngắn hơn các hành tinh ở bên ngoài, nên chúng dường như chỉ đứng yên để đợi Trái Đất đuổi kịp sau một năm quay quanh Mặt Trời.
Khi Trái Đất đến điểm gần với Sao Thổ nhất, cũng chính là lúc hành tinh này đạt vị trí trực đối với chúng ta. Nó nằm đối diện với Mặt Trời và Trái Đất, được chiếu sáng đầy đủ nhất và được quan sát tốt nhất từ địa cầu.
Hành tinh Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là +0,1 và đường kính góc là 18,4 giây cung trong đêm 27 tháng 6, hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát được hệ thống vành đai đẹp tuyệt vời của hành tinh này cùng của vệ tinh lớn nhất của nó.
27/7. Sao Hỏa đạt vị trí trực đối
https://lichthienvan.com/2018/07/27
Sao Hỏa nằm gần Trái Đất, chỉ cách 55,4 triệu km; và có chu kỳ quỹ đạo gần gấp hai lần so với Trái Đất, là 365 ngày và 687 ngày; nên cứ sau trung bình 780 ngày hoặc 2,1 năm, Sao Hỏa lại đạt vị trí trực đối với Trái Đất.
Cứ hai năm một lần, hành tinh đỏ rực màu máu này lại tỏa sáng trên bầu trời đêm của chúng ta. Với độ sáng biểu kiến -2,8 là đường kính góc là 24,3 giây cung, bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát hành tinh này thật rõ ràng vào cả đêm ngày 27 tháng 7 trong năm nay.
13/8. Mưa sao băng Perseid
https://lichthienvan.com/2018/08/13
Trong ba cơn mưa sao băng nổi bật nhất trong năm, thì Perseid là mưa sao băng thích hợp nhất để quan sát ở cả hai miền khi miền bắc đang trong những ngày thu khô ráo còn miền nam vẫn chưa vào sâu của mùa mưa.
Mưa sao băng Perseid với khoảng từ 50 đến 75 mưa sao băng mỗi giờ sẽ khiến một đêm thức trắng của bạn không uổng phí. Hãy hướng mắt về bầu trời hướng đông nơi chòm sao Perseus từ sau nửa đêm ngày 13 tháng 8 để quan sát những vệt sao băng tỏa ra từ đây. Năm nay không có sự xuất hiện của Mặt Trăng, để lại cho bạn cả bầu trời tối thật lý tưởng để quan sát mưa sao băng.
17/8. Sao Kim đạt ly giác cực đại đông
https://lichthienvan.com/2018/08/17a
Tất cả các hành tinh sáng trong Hệ Mặt Trời sẽ xuất hiện đầy đủ trên bầu trời của Trái Đất năm nay. Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hỏa đã có mặt, thì Sao Kim cũng đến ngay đây. Ngày 17 tháng 8, nữ thần Vệ Nữ sẽ chiếm lĩnh cả một vùng trời bởi độ sáng đầy choáng ngợp của bà.
Sao Kim là hành tinh sáng nhất trên bầu trời Trái Đất, không chỉ vì nó là hành tinh nằm gần Mặt Trời và nằm gần Trái Đất, mà còn bởi vì những đám mây dày đặc trong khí quyển Sao Kim có thể phản xạ đến 70% lượng ánh sáng nhận được vào không gian.
Các hành tinh nằm ở phía trong của Trái Đất là Sao Thủy và Sao Kim, sẽ vào thời điểm quan sát tốt nhất khi chúng đạt ly giác cực đại so với Mặt Trời và Trái Đất. Vào ngày này, Sao Kim sẽ đạt ly giác cực đại đông, nó sẽ nằm ra xa và thoát được khỏi ánh sáng chói chang của Mặt Trời, do đó nó sẽ lên cao nhất và ở lại lâu nhất trên bầu trời để chúng ta quan sát.
Sao Kim sẽ xuất hiện trên bầu trời hướng tây vào lúc 18 giờ 24, cao 33° và lặn đi vào lúc 20 giờ 43. Vì là hành tinh nằm phía trong so với Trái Đất, nên nó sẽ không xuất hiện cả đêm mà chỉ vào một thời gian ngắn sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Theo dân gian, Sao Kim xuất hiện vào buổi chiều tối được gọi là Sao Hôm, trong khi xuất hiện vào sáng sớm được gọi là Sao Mai.
13/8. Mưa sao băng Geminid
https://lichthienvan.com/2018/12/14
Kết thúc năm với cơn mưa sao băng lớn còn lại, mưa sao băng Geminid với tần suất hơn 100 sao băng mỗi giờ. Để quan sát, bạn hãy nhìn về bầu trời hướng đông nơi chòm sao Gemini vào 9 giờ tối ngày 13 tháng 12 cho đến qua nửa đêm ngày 14 tháng 12.
Mưa sao băng Geminid năm nay càng tuyệt vời hơn nữa khi không có sự xuất hiện của ánh Trăng quấy rối, để lại cho bạn cả bầu trời tối thật lý tưởng để quan sát mưa sao băng. Danh sách đầy đủ những trận mưa sao băng trong năm 2018 được ghi vào cuối video này.
Bạn nhớ đừng bỏ sót bất cứ sự kiện quan sát nào trong năm 2018 này nhé. Ngoài những sự kiện kể trên đây, còn rất nhiều những sự kiện thiên văn lớn nhỏ khác, sẽ được Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay thông báo và hướng dẫn chi tiết cho bạn khi gần đến ngày sự kiện diễn ra.
Để xem chi tiết toàn bộ các sự kiện thiên văn của năm 2018 này, mời các bạn truy cập trang Lịch thiên văn của Ftvh tại địa chỉ: lichthienvan.ftvh.org.
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
Thực hiện bởi
Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay
v4t@ftvh.org
Nội dung
Tuấn Anh
tuananh@ftvh.org
Thuyết minh
Phù Dung Hoa
phudung@ftvh.org
4/1. Mưa sao băng Quadrantid
https://lichthienvan.com/2018/01/04
Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới, thiên nhiên đã dành tặng chúng ta một trong ba cơn mưa sao băng lớn và đáng quan sát nhất trong năm. Mưa sao băng Quadrantid với tần suất từ 60 đến 100 sao băng mỗi giờ, chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng.
Để quan sát trận mưa sao băng này, bạn hãy nhìn về bầu trời hướng đông từ 3 giờ rạng sáng ngày 4 tháng 1, lúc này tâm điểm của cơn mưa sao băng nằm trong chòm sao Boötes đang mọc dần cao lên trên bầu trời và tỏa ra những vệt sao băng sáng. Năm nay có sự xuất hiện của Mặt Trăng vừa tròn, có thể làm giảm bớt lượng sao băng quan sát được của bạn.
Để quan sát được mưa sao băng, bạn phải quan sát ở những nơi tối, không có ánh sáng đô thị, không có mây mù hay mưa dông. Để mắt bạn trong bóng tối suốt hơn 15 phút và tránh nhìn vào các nguồn sáng, như vậy mắt bạn sẽ làm quen với bóng tối và quan sát được dễ dàng hơn.
31/1 và 28/7. Nguyệt thực toàn phần
https://lichthienvan.com/2018/01/31c
https://lichthienvan.com/2018/07/28b
Năm 2018 thật sự là một năm đáng nhớ đối với những người yêu thích bầu trời như chúng ta, khi có đến hai lần Nguyệt thực toàn phần quan sát được trọn vẹn tại Việt Nam.
Ngay từ đầu năm, bạn sẽ quan sát được Nguyệt thực toàn phần vào tối ngày 31 tháng 1. Nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 17 giờ 52, đạt cực đại lúc 20 giờ 31 và kết thúc lúc 23 giờ 9 phút. Toàn bộ Châu Á sẽ quan sát được lần nguyệt thực này.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa và trên một đường thẳng với Mặt Trời và Mặt Trăng. Trái Đất che khuất ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng, nhưng những ánh sáng màu đỏ cam với bước sóng dài đi qua được khí quyển của Trái Đất, khiến Mặt Trăng có một màu đỏ cam trên bầu trời.
Một lần Nguyệt thực toàn phần nữa sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 28 tháng 7. Việt Nam cũng sẽ quan sát được toàn bộ lần nguyệt thực này, bắt đầu từ 0 giờ 15, cực đại nguyệt thực lúc 3 giờ 22 và kết thúc lúc 6 giờ 28. Đây là hai sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2018, bạn nhớ đừng bỏ lỡ nó nhé.
9/5. Sao Mộc đạt vị trí trực đối
https://lichthienvan.com/2018/05/09
Đến hẹn lại lên, cư dân địa cầu cứ mỗi 13 tháng sẽ quan sát được Sao Mộc tốt nhất. Hành tinh khí khổng lồ này sẽ đạt vị trí trực đối với hành tinh của chúng ta, tức là nó nằm đối diện thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất. Ở vị trí này, Sao Mộc sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời và có khoảng cách ngắn nhất với Trái Đất, chúng ta sẽ quan sát rất tốt hành tinh này trong suốt đêm ngày 9 tháng 5.
Với độ sáng biểu kiến là -2,5 cùng đường kính góc là 43,8 giây cung, bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát rõ bề mặt của hành tinh này cùng các vệ tinh lớn nhất của nó.
27/6. Sao Thổ đạt vị trí trực đối
https://lichthienvan.com/2018/06/27
Tháng 5 có Sao Mộc, thì tháng 6 đến lượt của Sao Thổ. Đã xong một năm và Trái Đất lại tiếp tục đuổi kịp Sao Thổ trên cuộc đua chu kỳ quỹ đạo. Vì Trái Đất có thời gian quỹ đạo ngắn hơn các hành tinh ở bên ngoài, nên chúng dường như chỉ đứng yên để đợi Trái Đất đuổi kịp sau một năm quay quanh Mặt Trời.
Khi Trái Đất đến điểm gần với Sao Thổ nhất, cũng chính là lúc hành tinh này đạt vị trí trực đối với chúng ta. Nó nằm đối diện với Mặt Trời và Trái Đất, được chiếu sáng đầy đủ nhất và được quan sát tốt nhất từ địa cầu.
Hành tinh Sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là +0,1 và đường kính góc là 18,4 giây cung trong đêm 27 tháng 6, hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát được hệ thống vành đai đẹp tuyệt vời của hành tinh này cùng của vệ tinh lớn nhất của nó.
27/7. Sao Hỏa đạt vị trí trực đối
https://lichthienvan.com/2018/07/27
Sao Hỏa nằm gần Trái Đất, chỉ cách 55,4 triệu km; và có chu kỳ quỹ đạo gần gấp hai lần so với Trái Đất, là 365 ngày và 687 ngày; nên cứ sau trung bình 780 ngày hoặc 2,1 năm, Sao Hỏa lại đạt vị trí trực đối với Trái Đất.
Cứ hai năm một lần, hành tinh đỏ rực màu máu này lại tỏa sáng trên bầu trời đêm của chúng ta. Với độ sáng biểu kiến -2,8 là đường kính góc là 24,3 giây cung, bạn hãy sử dụng kính thiên văn để quan sát hành tinh này thật rõ ràng vào cả đêm ngày 27 tháng 7 trong năm nay.
13/8. Mưa sao băng Perseid
https://lichthienvan.com/2018/08/13
Trong ba cơn mưa sao băng nổi bật nhất trong năm, thì Perseid là mưa sao băng thích hợp nhất để quan sát ở cả hai miền khi miền bắc đang trong những ngày thu khô ráo còn miền nam vẫn chưa vào sâu của mùa mưa.
Mưa sao băng Perseid với khoảng từ 50 đến 75 mưa sao băng mỗi giờ sẽ khiến một đêm thức trắng của bạn không uổng phí. Hãy hướng mắt về bầu trời hướng đông nơi chòm sao Perseus từ sau nửa đêm ngày 13 tháng 8 để quan sát những vệt sao băng tỏa ra từ đây. Năm nay không có sự xuất hiện của Mặt Trăng, để lại cho bạn cả bầu trời tối thật lý tưởng để quan sát mưa sao băng.
17/8. Sao Kim đạt ly giác cực đại đông
https://lichthienvan.com/2018/08/17a
Tất cả các hành tinh sáng trong Hệ Mặt Trời sẽ xuất hiện đầy đủ trên bầu trời của Trái Đất năm nay. Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hỏa đã có mặt, thì Sao Kim cũng đến ngay đây. Ngày 17 tháng 8, nữ thần Vệ Nữ sẽ chiếm lĩnh cả một vùng trời bởi độ sáng đầy choáng ngợp của bà.
Sao Kim là hành tinh sáng nhất trên bầu trời Trái Đất, không chỉ vì nó là hành tinh nằm gần Mặt Trời và nằm gần Trái Đất, mà còn bởi vì những đám mây dày đặc trong khí quyển Sao Kim có thể phản xạ đến 70% lượng ánh sáng nhận được vào không gian.
Các hành tinh nằm ở phía trong của Trái Đất là Sao Thủy và Sao Kim, sẽ vào thời điểm quan sát tốt nhất khi chúng đạt ly giác cực đại so với Mặt Trời và Trái Đất. Vào ngày này, Sao Kim sẽ đạt ly giác cực đại đông, nó sẽ nằm ra xa và thoát được khỏi ánh sáng chói chang của Mặt Trời, do đó nó sẽ lên cao nhất và ở lại lâu nhất trên bầu trời để chúng ta quan sát.
Sao Kim sẽ xuất hiện trên bầu trời hướng tây vào lúc 18 giờ 24, cao 33° và lặn đi vào lúc 20 giờ 43. Vì là hành tinh nằm phía trong so với Trái Đất, nên nó sẽ không xuất hiện cả đêm mà chỉ vào một thời gian ngắn sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Theo dân gian, Sao Kim xuất hiện vào buổi chiều tối được gọi là Sao Hôm, trong khi xuất hiện vào sáng sớm được gọi là Sao Mai.
13/8. Mưa sao băng Geminid
https://lichthienvan.com/2018/12/14
Kết thúc năm với cơn mưa sao băng lớn còn lại, mưa sao băng Geminid với tần suất hơn 100 sao băng mỗi giờ. Để quan sát, bạn hãy nhìn về bầu trời hướng đông nơi chòm sao Gemini vào 9 giờ tối ngày 13 tháng 12 cho đến qua nửa đêm ngày 14 tháng 12.
Mưa sao băng Geminid năm nay càng tuyệt vời hơn nữa khi không có sự xuất hiện của ánh Trăng quấy rối, để lại cho bạn cả bầu trời tối thật lý tưởng để quan sát mưa sao băng. Danh sách đầy đủ những trận mưa sao băng trong năm 2018 được ghi vào cuối video này.
Bạn nhớ đừng bỏ sót bất cứ sự kiện quan sát nào trong năm 2018 này nhé. Ngoài những sự kiện kể trên đây, còn rất nhiều những sự kiện thiên văn lớn nhỏ khác, sẽ được Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay thông báo và hướng dẫn chi tiết cho bạn khi gần đến ngày sự kiện diễn ra.
Để xem chi tiết toàn bộ các sự kiện thiên văn của năm 2018 này, mời các bạn truy cập trang Lịch thiên văn của Ftvh tại địa chỉ: lichthienvan.ftvh.org.
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
Thực hiện bởi
Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay
v4t@ftvh.org
Nội dung
Tuấn Anh
tuananh@ftvh.org
Thuyết minh
Phù Dung Hoa
phudung@ftvh.org