Ngày này năm xưa: Phát hiện thiên thể đầu tiên trong Vành đai Kuiper
Ngày 30 tháng 8 năm 1992, (15760) 1992 QB1 được phát hiện bởi David C. Jewitt và Lưu Lệ Hằng từ Đài Quan sát Mauna Kea, Hawaii. Đây là thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương đầu tiên được phát hiện sau Sao Diêm Vương và vệ tinh Charon.
*Chú ý ở tựa bài viết: Đây là thiên thể đầu tiên được phát hiện sau Sao Diêm Vương và Charon, chứ không phải thiên thể đầu tiên như tựa bài đã ghi.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng lúc này là nghiên cứu sinh tại Đại học California-Berkeley và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), với sự hướng dẫn của giáo sư thiên văn học David C. Jewitt, họ đã phát hiện được (15760) 1992 QB1 sau 5 năm quan sát.
Nhờ phát hiện này, nhanh chóng sau đó họ đã phát hiện thêm hơn 30 thiên thể tương tự và tìm thấy sự tồn tại của Vành đai Kuiper, cũng như dự đoán có khoảng 70.000 thiên thể thuộc vành đai này. Khám phá này là một trong những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành của Hệ Mặt Trời.
Loại thiên thể này được gọi là cubewano, tức là các thiên thể thuộc Vành đai Kuiper với độ lệch tâm nhỏ, độ nghiêng không lớn và không bị kiểm soát bởi sự cộng hưởng quỹ đạo của Sao Hải Vương. Những thiên thể loại này có bán trục lớn vào khoảng từ 40 đến 50 AU (đơn vị thiên văn, bằng 149,6 triệu km).
Theo quy tắc định danh tạm thời, QB1 là thiên thể thứ 27 được phát hiện trong nửa cuối tháng 8 của năm đó. Đã có hơn 1.500 thiên thể khác cũng được tìm thấy trong khu vực bên ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương và tất cả chúng đều là thiên thể cubewano. Đến tận hôm nay, thiên thể này vẫn chưa có tên gọi chính thức và vẫn được gọi bằng tên định danh tạm thời.
Theo đó, con số đầu tiên viết trong ngoặc là số định danh, con số tiếp theo là năm phát hiện, chữ cái thứ nhất chỉ tháng phát hiện (mỗi chữ cái thực hiện nửa tháng, A: nửa đầu tháng 1, B: nửa sau tháng 1, P: nửa đầu tháng 8, Q: nửa sau tháng 8, ...), chữ cái thứ hai chỉ thứ tự phát hiện (A: thiên thể thứ 1, B: thiên thể thứ 2, bỏ qua chữ I ngắn, A1: thiên thể thứ 26, B1: thiên thể thứ 27, ...). Vậy tóm lại, 1992 QB1 là: năm 1992, nửa sau tháng 8, thiên thể thứ 27.
Jane Luu hay Lưu Lệ Hằng là một nhà thiên văn người Mỹ gốc Việt. Bà sinh năm 1963 tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa. Nhờ những phát hiện và nghiên cứu về vành đai Kuiper, bà cùng thầy mình là giáo sư David C. Jewitt nhận được giải thưởng Kavli năm 2012 về vật lý thiên văn. Họ Lưu của bà được đặt cho thiên thạch 5430 Luu trong Vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa Sao Mộc và Sao Hỏa.
Bà hiện là giáo sư làm việc tại khoa thiên văn học thuộc Viện Đại học Harvard và Phòng Thí nghiệm Lincoln thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ. Gần đây nhất, bà có một chuyến về thăm Việt Nam vào tháng 7 năm 2015 và tham gia các chương trình nói chuyện khoa học tại Quy Nhơn, cũng trong dịp này bà đã có buổi gặp mặt và nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Văn phòng Chính phủ [xem].
> Mời bạn đọc bài Thiên thể mang họ Lưu trong không gian vũ trụ.
*Chú ý ở tựa bài viết: Đây là thiên thể đầu tiên được phát hiện sau Sao Diêm Vương và Charon, chứ không phải thiên thể đầu tiên như tựa bài đã ghi.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng lúc này là nghiên cứu sinh tại Đại học California-Berkeley và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), với sự hướng dẫn của giáo sư thiên văn học David C. Jewitt, họ đã phát hiện được (15760) 1992 QB1 sau 5 năm quan sát.
Nhờ phát hiện này, nhanh chóng sau đó họ đã phát hiện thêm hơn 30 thiên thể tương tự và tìm thấy sự tồn tại của Vành đai Kuiper, cũng như dự đoán có khoảng 70.000 thiên thể thuộc vành đai này. Khám phá này là một trong những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành của Hệ Mặt Trời.
Loại thiên thể này được gọi là cubewano, tức là các thiên thể thuộc Vành đai Kuiper với độ lệch tâm nhỏ, độ nghiêng không lớn và không bị kiểm soát bởi sự cộng hưởng quỹ đạo của Sao Hải Vương. Những thiên thể loại này có bán trục lớn vào khoảng từ 40 đến 50 AU (đơn vị thiên văn, bằng 149,6 triệu km).
Theo quy tắc định danh tạm thời, QB1 là thiên thể thứ 27 được phát hiện trong nửa cuối tháng 8 của năm đó. Đã có hơn 1.500 thiên thể khác cũng được tìm thấy trong khu vực bên ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương và tất cả chúng đều là thiên thể cubewano. Đến tận hôm nay, thiên thể này vẫn chưa có tên gọi chính thức và vẫn được gọi bằng tên định danh tạm thời.
Theo đó, con số đầu tiên viết trong ngoặc là số định danh, con số tiếp theo là năm phát hiện, chữ cái thứ nhất chỉ tháng phát hiện (mỗi chữ cái thực hiện nửa tháng, A: nửa đầu tháng 1, B: nửa sau tháng 1, P: nửa đầu tháng 8, Q: nửa sau tháng 8, ...), chữ cái thứ hai chỉ thứ tự phát hiện (A: thiên thể thứ 1, B: thiên thể thứ 2, bỏ qua chữ I ngắn, A1: thiên thể thứ 26, B1: thiên thể thứ 27, ...). Vậy tóm lại, 1992 QB1 là: năm 1992, nửa sau tháng 8, thiên thể thứ 27.
Jane Luu hay Lưu Lệ Hằng là một nhà thiên văn người Mỹ gốc Việt. Bà sinh năm 1963 tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa. Nhờ những phát hiện và nghiên cứu về vành đai Kuiper, bà cùng thầy mình là giáo sư David C. Jewitt nhận được giải thưởng Kavli năm 2012 về vật lý thiên văn. Họ Lưu của bà được đặt cho thiên thạch 5430 Luu trong Vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa Sao Mộc và Sao Hỏa.
Bà hiện là giáo sư làm việc tại khoa thiên văn học thuộc Viện Đại học Harvard và Phòng Thí nghiệm Lincoln thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ. Gần đây nhất, bà có một chuyến về thăm Việt Nam vào tháng 7 năm 2015 và tham gia các chương trình nói chuyện khoa học tại Quy Nhơn, cũng trong dịp này bà đã có buổi gặp mặt và nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Văn phòng Chính phủ [xem].
> Mời bạn đọc bài Thiên thể mang họ Lưu trong không gian vũ trụ.
Tuấn Anh