Lần đầu phát hiện vệ tinh tự nhiên bên ngoài Hệ Mặt Trời
Các nhà thiên văn vừa phát hiện một ngoại hành tinh - là hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời, nhưng ngoại hành tinh này khá đặc biệt, là bởi nó sở hữu những vệ tinh riêng cho mình.
Một quan sát mới được thực hiện bởi Kính Viễn vọng Không gian Kepler của NASA, giúp các nhà thiên văn phát hiện được một đối tượng thiên thể mới chưa từng gặp trước đây: một mặt trăng bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Những thử nghiệm ban đầu để xác nhận đã cho thấy đúng thật là có một vệ tinh ở đó. Sau khi hành tinh chuyển động vượt qua phía trước của ngôi sao chủ để lượng ánh sáng giảm bớt khi truyền về Trái Đất, các nhà thiên văn đã nhìn thấy một vệ tinh bên ngoài hành tinh và họ gọi đó là Kepler-1625b I.
“Đây là một phát hiện gây phấn khích, chúng ta vẫn luôn biết rằng có rất nhiều vệ tinh chuyển động quanh những hành tinh bên ngoài kia, nhưng đây là lần đầu chúng ta tìm thấy nó,” David Kipping tại Đại học Columbia, là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Phát hiện này là một phần của dự án lớn hơn được gọi là Cuộc Săn tìm Ngoại vệ tinh với Kính Kepler (The Hunt for Exomoons with Kepler - HEK), trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm những hệ hành tinh ở các thiên hà khác bên ngoài Ngân Hà. Trong khả năng của Kepler, kính có thể quét qua đến 145.000 ngôi sao chỉ trong một trường nhìn.
Ngoại vệ tinh mới này cách chúng ta 4.000 năm ánh sáng, có kích cỡ tương đương Sao Hải Vương, trong khi hành tinh chủ Kepler-1625b của nó thì to lớn cỡ Sao Mộc (nhóm nghiên cứu gọi một cách tên dễ nhớ khác cho ngoại vệ tinh này là Nep-moon.)
Do hành tinh và vệ tinh này có kích cỡ tương đương nhau, nên các nhà thiên văn đặt giả thuyết rằng hành tinh Kepler-1625b với lực hút lớn đã kéo Kepler-1625b I vào và khiến nó phải quay xung quanh mình để rồi trở thành vệ tinh riêng của nó.
Kính Viễn vọng Không gian Hubble sẽ có một quan sát nhằm đến vị trí này vào tháng 10 tới, để xác nhận chính thức có phải đó là một ngoại vệ tinh hay không. Việc phát hiện ra ngoại vệ tinh có nhiều ý nghĩa, chúng có lẽ không như những vệ tinh trong Hệ Mặt Trời, mà sẽ có điều kiện khác hỗ trợ phát triển sự sống tốt hơn so với các hành tinh chủ của chúng chẳng hạn.
Trên thực tế, các nhà thiên văn đã phát hiện một vệ tinh như vậy vào năm 2014 nhưng mãi cho đến nay vẫn chưa xác minh được đó có thực sự là một ngoại vệ tinh hay không. Vậy nên, chúng ta chưa nên vội vui mừng mà hãy chờ kết quả xác thực từ những quan sát tiếp theo.
Một quan sát mới được thực hiện bởi Kính Viễn vọng Không gian Kepler của NASA, giúp các nhà thiên văn phát hiện được một đối tượng thiên thể mới chưa từng gặp trước đây: một mặt trăng bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Hình đồ họa máy tính cho thấy một vệ tinh lớn tương đương Trái Đất đang chuyển động quanh một hành tinh lớn tương đương Sao Thổ tại một hệ hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời. Hình ảnh: Frizaven. |
Những thử nghiệm ban đầu để xác nhận đã cho thấy đúng thật là có một vệ tinh ở đó. Sau khi hành tinh chuyển động vượt qua phía trước của ngôi sao chủ để lượng ánh sáng giảm bớt khi truyền về Trái Đất, các nhà thiên văn đã nhìn thấy một vệ tinh bên ngoài hành tinh và họ gọi đó là Kepler-1625b I.
“Đây là một phát hiện gây phấn khích, chúng ta vẫn luôn biết rằng có rất nhiều vệ tinh chuyển động quanh những hành tinh bên ngoài kia, nhưng đây là lần đầu chúng ta tìm thấy nó,” David Kipping tại Đại học Columbia, là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Phát hiện này là một phần của dự án lớn hơn được gọi là Cuộc Săn tìm Ngoại vệ tinh với Kính Kepler (The Hunt for Exomoons with Kepler - HEK), trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm những hệ hành tinh ở các thiên hà khác bên ngoài Ngân Hà. Trong khả năng của Kepler, kính có thể quét qua đến 145.000 ngôi sao chỉ trong một trường nhìn.
Ngoại vệ tinh mới này cách chúng ta 4.000 năm ánh sáng, có kích cỡ tương đương Sao Hải Vương, trong khi hành tinh chủ Kepler-1625b của nó thì to lớn cỡ Sao Mộc (nhóm nghiên cứu gọi một cách tên dễ nhớ khác cho ngoại vệ tinh này là Nep-moon.)
Do hành tinh và vệ tinh này có kích cỡ tương đương nhau, nên các nhà thiên văn đặt giả thuyết rằng hành tinh Kepler-1625b với lực hút lớn đã kéo Kepler-1625b I vào và khiến nó phải quay xung quanh mình để rồi trở thành vệ tinh riêng của nó.
Kính Viễn vọng Không gian Hubble sẽ có một quan sát nhằm đến vị trí này vào tháng 10 tới, để xác nhận chính thức có phải đó là một ngoại vệ tinh hay không. Việc phát hiện ra ngoại vệ tinh có nhiều ý nghĩa, chúng có lẽ không như những vệ tinh trong Hệ Mặt Trời, mà sẽ có điều kiện khác hỗ trợ phát triển sự sống tốt hơn so với các hành tinh chủ của chúng chẳng hạn.
Trên thực tế, các nhà thiên văn đã phát hiện một vệ tinh như vậy vào năm 2014 nhưng mãi cho đến nay vẫn chưa xác minh được đó có thực sự là một ngoại vệ tinh hay không. Vậy nên, chúng ta chưa nên vội vui mừng mà hãy chờ kết quả xác thực từ những quan sát tiếp theo.
Khánh Duy theo Science Alert