Những nhà săn hành tinh bắt đầu nghiên cứu 'siêu cấu trúc ngoài hành tinh'
Các nhà thiên văn vừa bắt đầu chương trình theo dõi ngôi sao được cho là có 'siêu cấu trúc ngoài hành tinh' bao xung quanh, tên gọi phổ biến của nó là ngôi sao Tabby. Ngôi sao này thay đổi độ sáng một cách bất thường, và gần đây nhất là vào năm 2015 vừa rồi.
Chương trình theo dõi ngôi sao bất thường này được thực hiện bởi Kính viễn vọng Green Bank có gương kính rộng 100 mét được đặt tại Tây Virginia. Chiếc kính này sẽ dò tìm bất kỳ tín hiệu vô tuyến nào đáng ngờ và phân tích sự đáng ngờ đó.
“Kính Green Bank là kính viễn vọng vô tuyến được trang bị đầy đủ nhất cho việc tìm kiếm các ngoại hành tinh, nó là kính viễn vọng nhạy nhất hướng nhìn về ngôi sao Tabby. Chúng ta có thể nhìn vào Tabby một cách chi tiết ở góc nhìn rộng hơn so với bất cứ quan sát nào trước đây,” ông Andrew Siemion đến từ SETI (Trung tâm Tìm kiếm Sự sống ngoài Trái Đất tại Đại học California, thành phố Berkeley), là đồng giám đốc của dự án, cho biết.
Ngôi sao của Tabby, là một ngôi sao được đặt tên theo tác giả của nghiên cứu về ngôi sao này, bà Tabetha Boyajian. Ngôi sao này thay đổi độ sang một cách bất thường và vào năm 2015 vừa qua, nó lại một lần nữa gây sự chú ý với các nhà thiên văn khi họ nhận ra ánh sáng của nó mờ nhạt đi từ 15% đến 22% trong 80 ngày một lần.
Thông thường thì những ngôi sao có thể mờ đi 1% độ sáng một cách rất thường xuyên, do một hành tinh chuyển động vượt qua phía trước nó. Nhưng giảm đột ngột đến 22% độ sáng trong một lần là điều chưa từng ghi nhận được trước đây, khiến dấy lên một cuộc tranh luận về những gì đã gây nên sự thay đổi độ sáng của ngôi sao này.
Một nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng có thể nó được bao bọc bởi một siêu cấu trúc khổng lồ, cấu trúc này quay xung quanh và bảo vệ nó ở khoảng cách 1500 năm ánh sáng so với Trái Đất.
Một giả thuyết khác có vẻ hợp lý hơn, rằng có một đám sao chổi quay xung quanh ngôi sao, khiến ngăn chặn ánh sáng phát ra từ nó, bằng một cách nào đó thật sự rất kỳ lạ. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho hai giả thuyết này.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại SETI hy vọng sẽ tìm được sự thật đằng sau bí ẩn này. Chương trình này nhận được khoản bảo trợ trị giá 100 triệu Mỹ kim từ nhà đầu tư Yuri Milner và Stephen Hawking nhằm mục đích tìm kiếm nền văn minh trong vũ trụ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên ngôi sao Tabby được nghiên cứu.
“Tất cả mọi người và mọi chiếc kính thiên văn tại dự án SETI, cụ thể hơn là mọi nhà thiên văn cùng mọi chiếc kính thiên văn đủ loại của họ tại SETI, đều đã từng quan sát Tabby qua rất nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau,” Milner cho biết.
“Ngôi sao Tabby từng được quan sát bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble qua bước sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến, cùng rất nhiều đài quan sát tối tân tại SETI, nhưng kết quả vẫn không thu được gì. Không có gì được tìm thấy.”
Tuy nhiên, dự án mới này sẽ sử dụng một kính viễn vọng vô tuyến lớn hơn rất nhiều để có thể chủ động lắng nghe được tín hiệu từ ngôi sao nếu nó có gì đó bất thường. Hy vọng rằng sự nhạy cao của kính Green Bank sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới về Tabby.
Để thực hiện chương trình mới, một nhóm các nhà nghiên cứu tại SETI, bao gồm cả Tabby Boyajian, sẽ ghi lại 8 lần quan sát trong 3 đêm vào hai tháng tới. Trong thời gian này, nhóm nghiên cứu sẽ ghi âm khoảng 1 petabyte (1 triệu gigabyte) dữ liệu vô tuyến.
“Chúng tôi đã triển khai một công cụ mới rất tuyệt vời của SETI để kết nối với kính viễn vọng vô tuyến, việc này giúp chúng tôi có thể xem xét nhiều gigahertz băng thông cùng một lúc, cũng như nhiều tỷ kênh radio khác nhau cùng lúc để nắm bắt được các phổ tần vô tuyến diễn ra rất nhanh chóng,” Siemion cho biết.
Về cơ bản, nhóm đang tìm kiếm một tín hiệu từ dạng sống thông minh qua các dạng sóng vô tuyến khác nhau, giống như bạn tìm kiếm một đài phát thanh để nghe một bản nhạc khi ở nhà hoặc khi đang lái xe.
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng không tồn tại một nền văn minh nào ở đó cả, có thể rác vũ trụ dày đặc khiến độ sáng của nó suy giảm. Tuy nhiên, các nhà săn hành tinh vẫn quyết định thực hiện chương trình với hy vọng tìm được gì đó mới, hoặc ít nhất cũng học hỏi được rất nhiều điều mới.
Chương trình theo dõi ngôi sao bất thường này được thực hiện bởi Kính viễn vọng Green Bank có gương kính rộng 100 mét được đặt tại Tây Virginia. Chiếc kính này sẽ dò tìm bất kỳ tín hiệu vô tuyến nào đáng ngờ và phân tích sự đáng ngờ đó.
Hình mô phỏng dày đặc sao chổi vây xung quanh ngôi sao KIC 8462852, hay còn gọi là ngôi sao Tabby, một giả thuyết giải thích về sự suy giảm độ sáng bất thường của nó. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech. |
“Kính Green Bank là kính viễn vọng vô tuyến được trang bị đầy đủ nhất cho việc tìm kiếm các ngoại hành tinh, nó là kính viễn vọng nhạy nhất hướng nhìn về ngôi sao Tabby. Chúng ta có thể nhìn vào Tabby một cách chi tiết ở góc nhìn rộng hơn so với bất cứ quan sát nào trước đây,” ông Andrew Siemion đến từ SETI (Trung tâm Tìm kiếm Sự sống ngoài Trái Đất tại Đại học California, thành phố Berkeley), là đồng giám đốc của dự án, cho biết.
Ngôi sao của Tabby, là một ngôi sao được đặt tên theo tác giả của nghiên cứu về ngôi sao này, bà Tabetha Boyajian. Ngôi sao này thay đổi độ sang một cách bất thường và vào năm 2015 vừa qua, nó lại một lần nữa gây sự chú ý với các nhà thiên văn khi họ nhận ra ánh sáng của nó mờ nhạt đi từ 15% đến 22% trong 80 ngày một lần.
Thông thường thì những ngôi sao có thể mờ đi 1% độ sáng một cách rất thường xuyên, do một hành tinh chuyển động vượt qua phía trước nó. Nhưng giảm đột ngột đến 22% độ sáng trong một lần là điều chưa từng ghi nhận được trước đây, khiến dấy lên một cuộc tranh luận về những gì đã gây nên sự thay đổi độ sáng của ngôi sao này.
Một nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng có thể nó được bao bọc bởi một siêu cấu trúc khổng lồ, cấu trúc này quay xung quanh và bảo vệ nó ở khoảng cách 1500 năm ánh sáng so với Trái Đất.
Một giả thuyết khác có vẻ hợp lý hơn, rằng có một đám sao chổi quay xung quanh ngôi sao, khiến ngăn chặn ánh sáng phát ra từ nó, bằng một cách nào đó thật sự rất kỳ lạ. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho hai giả thuyết này.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại SETI hy vọng sẽ tìm được sự thật đằng sau bí ẩn này. Chương trình này nhận được khoản bảo trợ trị giá 100 triệu Mỹ kim từ nhà đầu tư Yuri Milner và Stephen Hawking nhằm mục đích tìm kiếm nền văn minh trong vũ trụ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên ngôi sao Tabby được nghiên cứu.
“Tất cả mọi người và mọi chiếc kính thiên văn tại dự án SETI, cụ thể hơn là mọi nhà thiên văn cùng mọi chiếc kính thiên văn đủ loại của họ tại SETI, đều đã từng quan sát Tabby qua rất nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau,” Milner cho biết.
“Ngôi sao Tabby từng được quan sát bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble qua bước sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến, cùng rất nhiều đài quan sát tối tân tại SETI, nhưng kết quả vẫn không thu được gì. Không có gì được tìm thấy.”
Tuy nhiên, dự án mới này sẽ sử dụng một kính viễn vọng vô tuyến lớn hơn rất nhiều để có thể chủ động lắng nghe được tín hiệu từ ngôi sao nếu nó có gì đó bất thường. Hy vọng rằng sự nhạy cao của kính Green Bank sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới về Tabby.
Để thực hiện chương trình mới, một nhóm các nhà nghiên cứu tại SETI, bao gồm cả Tabby Boyajian, sẽ ghi lại 8 lần quan sát trong 3 đêm vào hai tháng tới. Trong thời gian này, nhóm nghiên cứu sẽ ghi âm khoảng 1 petabyte (1 triệu gigabyte) dữ liệu vô tuyến.
“Chúng tôi đã triển khai một công cụ mới rất tuyệt vời của SETI để kết nối với kính viễn vọng vô tuyến, việc này giúp chúng tôi có thể xem xét nhiều gigahertz băng thông cùng một lúc, cũng như nhiều tỷ kênh radio khác nhau cùng lúc để nắm bắt được các phổ tần vô tuyến diễn ra rất nhanh chóng,” Siemion cho biết.
Về cơ bản, nhóm đang tìm kiếm một tín hiệu từ dạng sống thông minh qua các dạng sóng vô tuyến khác nhau, giống như bạn tìm kiếm một đài phát thanh để nghe một bản nhạc khi ở nhà hoặc khi đang lái xe.
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng không tồn tại một nền văn minh nào ở đó cả, có thể rác vũ trụ dày đặc khiến độ sáng của nó suy giảm. Tuy nhiên, các nhà săn hành tinh vẫn quyết định thực hiện chương trình với hy vọng tìm được gì đó mới, hoặc ít nhất cũng học hỏi được rất nhiều điều mới.
Quang Niên
Theo Science Alert