Kính viễn vọng không gian lớn nhất đã hoàn thành, dự kiến phóng đi vào năm 2018
Sau hơn 20 năm xây dựng, Kính Viễn vọng Không gian James Webb đã được hoàn thành. Dự kiến sẽ phóng chiếc kính viễn vọng khổng lồ này lên không gian vào hai năm tới.
NASA vừa tổ chức một buổi họp báo chủ trì bởi ông Charles Bolden, giám đốc NASA, để công bố sự kiện quan trọng này tại Trung tâm Không gian Goddard ở Maryland.
Một chiếc kính viễn vọng với 18 gương kính lớn sẽ thu nhận ánh sáng hồng ngoại nằm đằng sau một tấm chắn Mặt Trời có kích cỡ tương đương một sân quần vợt. Kính Viễn vọng Không gian James Webb là người kế thừa chiếc kính viễn vọng không gian biểu tượng của NASA – kính Hubble.
“Hôm nay, chúng ta có mặt nơi đây trước là để chúc mừng công việc xây dựng chiếc kính viễn vọng đã hoàn thành, và sau là để chứng minh rằng nó thực sự hoạt động. Chúng tôi đã trải qua hai thập niên đầy vất vả, và đây là thành quả đạt được. Chúng tôi sắp mở ra một chương hoàn toàn mới của thiên văn học,” nhà thiên văn John Mather, một người thuộc dự án kính James Webb, cho biết tại buổi họp báo.
Kính James Webb sẽ mạnh mẽ hơn kính Hubble vì hai lý do chính. Trước tiên, nó có những gương kính to lớn nhất từng được bay vào không gian, chiếc kính này sẽ có trường nhìn rộng gấp bảy lần so với kính Hubble. Và thứ hai, nó được thiết kế để quan sát qua ánh sáng hồng ngoại, điều mà kính Hubble không mấy nhạy.
Chúng ta không thể thực hiện quan sát ánh sáng hồng ngoại ở trên mặt đất vì bầu khí quyển của Trái Đất không cho phép điều này. Kính Hubble tự phát ra nhiệt độ để có thể nhìn được ánh sáng hồng ngoại.
Trong khi kính James Webb sẽ hoạt động ở gần mức độ không tuyệt đối và sẽ di chuyển đến một điểm trong không gian, gọi là điểm Lagrange 2. Ở điểm này, kính James Webb sẽ nằm sau lưng Trái Đất từ Mặt Trời, tức là Trái Đất sẽ trở thành lá chắn bảo vệ nó khỏi những phát xạ hồng ngoại hay nhiệt độ cao từ Mặt Trời.
Những hình ảnh khi quan sát bằng ánh sáng hồng ngoại sẽ nhìn xuyên qua được những đám bụi khí dày đặc trong vũ trụ, và từ đó có thể nhìn thẳng đến những thiên hà đầu tiên hay những hệ hành tinh đầu tiên được hình thành trong vũ trụ.
Thậm chí kính James Webb đủ độ nhạy để phân tích khí quyển của một ngoại hành tinh (hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời) khi nó di chuyển qua phía trước ngôi sao chủ của nó, mục đích nhằm tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên ngoại hành tinh đó.
Kính James Webb ban đầu được lên kế hoạch phóng đi vào năm 2014 với chi phí khoảng 5 tỷ Mỹ kim, nhưng do một loạt các trở ngại bao gồm ngân sách hạn hẹp, dự án phải dời ngày liên tục và thậm chí suýt phải hủy bỏ. Giờ đây, dự án đã đi đúng hướng với mức chi ngân sách phù hợp vào khoảng 8,7 tỷ Mỹ kim, và dự kiến sẽ được phóng lên vào tháng 10 năm 2018.
Kính James Webb được phát triển bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), và được sự hỗ trợ bởi các đối tác quốc tế như Cơ quan Không gian Âu châu (ESA) và Cơ quan Không gian Canada (CSA).
Kính James Webb đã được thử nghiệm tại Goddard nhằm đảm bảo nó sẽ chịu đựng được sự rung lắc mạnh cũng như tiếng ồn khi phóng tên lửa lên không gian. Tiếp theo, nó sẽ được chuyển đến bang Texas, nơi nó được kiểm tra chuyên sâu rồi đến bang California để thực hiện khâu lắp ráp cuối cùng. Điều này khác với kính Hubble khi nó được sửa chữa bởi các phi hành gia bằng các sứ mệnh không gian, kính James Webb không có ý định được sửa chữa bởi con người.
“Các khâu thử nghiệm và kiểm tra rất quan trọng, nó đảm bảo tính ổn định và hoàn thiện để được đưa đến Trung tâm Không gian Johnson ở Chamber A, là một buồng chân không khổng lồ, để chuẩn bị cho chuyến bay lên không gian,” ông Bolden cho biết.
“Chúng ta cần chắc chắn rằng sẽ không cần phải sửa chữa một lần nào nữa với chiếc kính James Webb này, chúng tôi không muốn quá khứ của kính Hubble lặp lại,” Bolden cho biết và nói về việc kính Hubble cần phải sửa chữa liên tục bằng cách đưa các phi hành gia lên không gian và làm việc. “Mỗi gương kính của James Webb đều có thể tự điều chỉnh mà không cần phải trang bị thêm một ống kính được mang lên từ Trái Đất như kính Hubble.”
Kính Viễn vọng Không gian James Webb quá to lớn với gương kính rộng 6,5 mét, nên nó không thể để nguyên chiếc như vậy mà phóng lên không gian được. Các nhà khoa học dự định sẽ chia nhỏ và gói gọn từng bộ phận rồi được lắp ráp lại trong không gian suốt hai tuần sau đó. Tiếp theo đó, tấm chắn Mặt Trời sẽ được bung ra rồi sẽ dần làm mát chiếc kính.
Sáu tháng sau khi phóng lên không gian, kính James Webb mới chính thức bắt đầu công việc khoa học của mình. Mather ám chỉ sáu tháng này như bảy phút kinh hoàng của tàu tự hành Curiosity khi hạ cánh xuống Sao Hỏa, ý muốn nói thời gian này đầy rủi ro và có thể xảy ra nhiều sự cố.
NASA vừa tổ chức một buổi họp báo chủ trì bởi ông Charles Bolden, giám đốc NASA, để công bố sự kiện quan trọng này tại Trung tâm Không gian Goddard ở Maryland.
Một chiếc kính viễn vọng với 18 gương kính lớn sẽ thu nhận ánh sáng hồng ngoại nằm đằng sau một tấm chắn Mặt Trời có kích cỡ tương đương một sân quần vợt. Kính Viễn vọng Không gian James Webb là người kế thừa chiếc kính viễn vọng không gian biểu tượng của NASA – kính Hubble.
Những chiếc gương kính khổng lồ màu vàng của Kính Viễn vọng Không gian James Webb. Gương kính rộng khoảng 6,5 mét và nặng khoảng 20 kg. Hình ảnh: NASA/Chris Gunn. |
“Hôm nay, chúng ta có mặt nơi đây trước là để chúc mừng công việc xây dựng chiếc kính viễn vọng đã hoàn thành, và sau là để chứng minh rằng nó thực sự hoạt động. Chúng tôi đã trải qua hai thập niên đầy vất vả, và đây là thành quả đạt được. Chúng tôi sắp mở ra một chương hoàn toàn mới của thiên văn học,” nhà thiên văn John Mather, một người thuộc dự án kính James Webb, cho biết tại buổi họp báo.
Kính James Webb sẽ mạnh mẽ hơn kính Hubble vì hai lý do chính. Trước tiên, nó có những gương kính to lớn nhất từng được bay vào không gian, chiếc kính này sẽ có trường nhìn rộng gấp bảy lần so với kính Hubble. Và thứ hai, nó được thiết kế để quan sát qua ánh sáng hồng ngoại, điều mà kính Hubble không mấy nhạy.
Chúng ta không thể thực hiện quan sát ánh sáng hồng ngoại ở trên mặt đất vì bầu khí quyển của Trái Đất không cho phép điều này. Kính Hubble tự phát ra nhiệt độ để có thể nhìn được ánh sáng hồng ngoại.
Trong khi kính James Webb sẽ hoạt động ở gần mức độ không tuyệt đối và sẽ di chuyển đến một điểm trong không gian, gọi là điểm Lagrange 2. Ở điểm này, kính James Webb sẽ nằm sau lưng Trái Đất từ Mặt Trời, tức là Trái Đất sẽ trở thành lá chắn bảo vệ nó khỏi những phát xạ hồng ngoại hay nhiệt độ cao từ Mặt Trời.
Những hình ảnh khi quan sát bằng ánh sáng hồng ngoại sẽ nhìn xuyên qua được những đám bụi khí dày đặc trong vũ trụ, và từ đó có thể nhìn thẳng đến những thiên hà đầu tiên hay những hệ hành tinh đầu tiên được hình thành trong vũ trụ.
Thậm chí kính James Webb đủ độ nhạy để phân tích khí quyển của một ngoại hành tinh (hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời) khi nó di chuyển qua phía trước ngôi sao chủ của nó, mục đích nhằm tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên ngoại hành tinh đó.
Kính James Webb ban đầu được lên kế hoạch phóng đi vào năm 2014 với chi phí khoảng 5 tỷ Mỹ kim, nhưng do một loạt các trở ngại bao gồm ngân sách hạn hẹp, dự án phải dời ngày liên tục và thậm chí suýt phải hủy bỏ. Giờ đây, dự án đã đi đúng hướng với mức chi ngân sách phù hợp vào khoảng 8,7 tỷ Mỹ kim, và dự kiến sẽ được phóng lên vào tháng 10 năm 2018.
Kính James Webb được phát triển bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), và được sự hỗ trợ bởi các đối tác quốc tế như Cơ quan Không gian Âu châu (ESA) và Cơ quan Không gian Canada (CSA).
Kính James Webb đã được thử nghiệm tại Goddard nhằm đảm bảo nó sẽ chịu đựng được sự rung lắc mạnh cũng như tiếng ồn khi phóng tên lửa lên không gian. Tiếp theo, nó sẽ được chuyển đến bang Texas, nơi nó được kiểm tra chuyên sâu rồi đến bang California để thực hiện khâu lắp ráp cuối cùng. Điều này khác với kính Hubble khi nó được sửa chữa bởi các phi hành gia bằng các sứ mệnh không gian, kính James Webb không có ý định được sửa chữa bởi con người.
Thử nghiệm sức chống chịu của kính James Webb vào 1/9/2016. Hình ảnh: NASA/Chris Gunn. |
“Các khâu thử nghiệm và kiểm tra rất quan trọng, nó đảm bảo tính ổn định và hoàn thiện để được đưa đến Trung tâm Không gian Johnson ở Chamber A, là một buồng chân không khổng lồ, để chuẩn bị cho chuyến bay lên không gian,” ông Bolden cho biết.
“Chúng ta cần chắc chắn rằng sẽ không cần phải sửa chữa một lần nào nữa với chiếc kính James Webb này, chúng tôi không muốn quá khứ của kính Hubble lặp lại,” Bolden cho biết và nói về việc kính Hubble cần phải sửa chữa liên tục bằng cách đưa các phi hành gia lên không gian và làm việc. “Mỗi gương kính của James Webb đều có thể tự điều chỉnh mà không cần phải trang bị thêm một ống kính được mang lên từ Trái Đất như kính Hubble.”
Kính Viễn vọng Không gian James Webb quá to lớn với gương kính rộng 6,5 mét, nên nó không thể để nguyên chiếc như vậy mà phóng lên không gian được. Các nhà khoa học dự định sẽ chia nhỏ và gói gọn từng bộ phận rồi được lắp ráp lại trong không gian suốt hai tuần sau đó. Tiếp theo đó, tấm chắn Mặt Trời sẽ được bung ra rồi sẽ dần làm mát chiếc kính.
Sáu tháng sau khi phóng lên không gian, kính James Webb mới chính thức bắt đầu công việc khoa học của mình. Mather ám chỉ sáu tháng này như bảy phút kinh hoàng của tàu tự hành Curiosity khi hạ cánh xuống Sao Hỏa, ý muốn nói thời gian này đầy rủi ro và có thể xảy ra nhiều sự cố.
Khánh Duy
Theo Space