Tàu hỏa đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng hydro
Tàu hỏa đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng hydro đã được ra mắt vào tuần rồi, tàu sẽ vận hành cực kỳ êm và thân thiện với môi trường, dự kiến sẽ có chuyến đi đầu tiên ở Đức vào năm tới.
Con tàu có tên gọi là Coradia iLint đã được ra mắt vào tuần rồi bởi công ty vận tải Alstom của Pháp, tàu sẽ di chuyển mà chỉ thải hơi nước vào bầu khí quyển, nó sẽ thay thế đoàn tàu cũ sử dụng năng lượng hóa thạch của Đức.
Tàu Coradia iLint dự kiến sẽ chạy trên tuyến Buxtehude-Bremervörde-Bremerhaven-Cuxhaven thuộc bang Lower Saxony, phía tây bắc nước Đức. Mọi giấy tờ thủ tục sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay và tàu sẽ được đưa vào phục vụ cộng đồng từ năm 2017.
Dẫn theo nguồn tin từ tờ báo Die Welt của nước Đức, chính quyền địa phương đã nhập về 14 toa tàu từ công ty Alstom, nếu đoàn toàn hydro thành công, mô hình này sẽ được mở rộng ra trên toàn nước Đức. Ngoài ra, chính quyền các quốc gia Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy cũng có ý định thực hiện dự án này.
Tàu iLint vận hành bằng một viên pin ion lithium cỡ lớn, viên pin lớn như một bồn chứa nhiên liệu hydro được thu từ nóc của tàu. Khi bồn chứa đầy, nó sẽ nặng 94 kg và có thể hoạt động được cả ngày với quãng đường đi được khoảng 800 km, tốc độ cao nhất đạt 140 km/giờ.
Công nghệ sử dụng năng lượng hydro đã được sử dụng trong một thập kỷ nay, nhưng nó ít được sử dụng vào việc vận chuyển hành khách, nó được dùng chủ yếu trong ngành vận tải, lưu thông hàng hóa.
Vào năm 2004, Viện Nghiên cứu đường sắt Nhật Bản đã phát triển một đoàn tàu sử dụng năng lượng tái chế được và đã đưa vào sử dụng thực tế hai năm sau đó. Cùng năm đó, Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng hydro làm năng lượng cho tàu điện của mình, trong một nỗ lực giảm thiểu vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở đất nước này.
Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là đoàn tàu iLint ở Đức có thể chở đến 300 hành khách trong cùng một thời điểm và hoàn toàn chạy bằng hydro trên suốt tuyến đường dài.
Trong một diễn biến mới nhất, 95% sản lượng điện năng ở Đức được đáp ứng bằng các nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được. Thậm chí nhiều khu vực có thể tạo ra lượng năng lượng dư thừa so với nhu cầu sử dụng của họ.
“Giá điện ở Đức giảm mạnh, thậm chí ở nhiều khu vực, khách hàng còn được trả tiền cho việc sử dụng điện của họ”, Michael J. Coren cho biết trong báo cáo mới nhất.
Đức đang lên kế hoạch đến năm 2050, có 60% tổng năng lượng sử dụng trong nước đến từ nguồn nhiên liệu có thể tái chế được. Con số này vẫn còn thấp nhiều so với Costa Rica, đất nước này vừa công bố 100% năng lượng sử dụng ở nước họ đều được tạo ra bởi nhiên liệu có thể tái chế được, và họ đã sống như thế trong suốt hai tháng qua.
Một toa tàu Coradia iLint của hãng Alstom (Pháp) sử dụng năng lượng hydro để di chuyển. Credit: Alstom. |
Con tàu có tên gọi là Coradia iLint đã được ra mắt vào tuần rồi bởi công ty vận tải Alstom của Pháp, tàu sẽ di chuyển mà chỉ thải hơi nước vào bầu khí quyển, nó sẽ thay thế đoàn tàu cũ sử dụng năng lượng hóa thạch của Đức.
Tàu Coradia iLint dự kiến sẽ chạy trên tuyến Buxtehude-Bremervörde-Bremerhaven-Cuxhaven thuộc bang Lower Saxony, phía tây bắc nước Đức. Mọi giấy tờ thủ tục sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay và tàu sẽ được đưa vào phục vụ cộng đồng từ năm 2017.
Dẫn theo nguồn tin từ tờ báo Die Welt của nước Đức, chính quyền địa phương đã nhập về 14 toa tàu từ công ty Alstom, nếu đoàn toàn hydro thành công, mô hình này sẽ được mở rộng ra trên toàn nước Đức. Ngoài ra, chính quyền các quốc gia Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy cũng có ý định thực hiện dự án này.
Tàu iLint vận hành bằng một viên pin ion lithium cỡ lớn, viên pin lớn như một bồn chứa nhiên liệu hydro được thu từ nóc của tàu. Khi bồn chứa đầy, nó sẽ nặng 94 kg và có thể hoạt động được cả ngày với quãng đường đi được khoảng 800 km, tốc độ cao nhất đạt 140 km/giờ.
Công nghệ sử dụng năng lượng hydro đã được sử dụng trong một thập kỷ nay, nhưng nó ít được sử dụng vào việc vận chuyển hành khách, nó được dùng chủ yếu trong ngành vận tải, lưu thông hàng hóa.
Vào năm 2004, Viện Nghiên cứu đường sắt Nhật Bản đã phát triển một đoàn tàu sử dụng năng lượng tái chế được và đã đưa vào sử dụng thực tế hai năm sau đó. Cùng năm đó, Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng hydro làm năng lượng cho tàu điện của mình, trong một nỗ lực giảm thiểu vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở đất nước này.
Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là đoàn tàu iLint ở Đức có thể chở đến 300 hành khách trong cùng một thời điểm và hoàn toàn chạy bằng hydro trên suốt tuyến đường dài.
Trong một diễn biến mới nhất, 95% sản lượng điện năng ở Đức được đáp ứng bằng các nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được. Thậm chí nhiều khu vực có thể tạo ra lượng năng lượng dư thừa so với nhu cầu sử dụng của họ.
“Giá điện ở Đức giảm mạnh, thậm chí ở nhiều khu vực, khách hàng còn được trả tiền cho việc sử dụng điện của họ”, Michael J. Coren cho biết trong báo cáo mới nhất.
Đức đang lên kế hoạch đến năm 2050, có 60% tổng năng lượng sử dụng trong nước đến từ nguồn nhiên liệu có thể tái chế được. Con số này vẫn còn thấp nhiều so với Costa Rica, đất nước này vừa công bố 100% năng lượng sử dụng ở nước họ đều được tạo ra bởi nhiên liệu có thể tái chế được, và họ đã sống như thế trong suốt hai tháng qua.
Anh Tuấn Nguyễn theo Science Alert