Quan sát Nguyệt thực nửa tối vào rạng sáng 17/9
Từ nửa đêm ngày 17/9, ở Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng Nguyệt thực nửa tối. Giống như các loại Nguyệt thực khác, thì Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, cả ba thiên thể nằm gần thẳng hàng nhau. Như vậy, Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, kết quả là Mặt Trăng sẽ bị tối đi.
Nếu như ba thiên thể này nằm thẳng hàng, sẽ xảy ra Nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng sẽ bị che ánh sáng hoàn toàn, và chỉ có ánh sáng bước sóng dài màu đỏ mới truyền qua được lớp khí quyển của Trái Đất, kết quả là Mặt Trăng sẽ có màu đỏ cam khi xảy ra Nguyệt thực toàn phần.
Khi xảy ra Nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng sẽ đi vào phần rìa tối ngoài cùng của Trái Đất, vùng này được gọi là vùng nửa tối, hay penumbra trong tiếng Anh. Khi Mặt Trăng lọt vào phần này, nó sẽ bị Trái Đất che bớt ánh sáng, nhưng chỉ một phần bóng tối mờ, kết quả là ánh sáng của Mặt Trăng sẽ giảm và mờ đi chút xíu.
Mặc dù là độ sáng bề mặt của Mặt Trăng lúc xảy ra Nguyệt thực nửa tối có giảm, nhưng nó không rõ ràng, bạn phải quan sát thật kỹ và có một cặp mắt sắc sảo, hoặc chụp hình lại, mới có thể nhận ra sự thay đổi độ sáng của Mặt Trăng lúc này.
Nguyệt thực nửa tối lần này sẽ diễn ra từ 23:55 ngày 16/9 cho tới 03:54 rạng sáng ngày 17/9. Dưới đây là thời gian Mặt Trăng mọc và thời gian xảy ra ở vài địa phương.
Nguyệt thực diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng nhau, với Trái Đất nằm ở giữa. Lúc này, Trái Đất sẽ che ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, ở Trái Đất sẽ quan sát thấy bề mặt Mặt Trăng dần bị tối đi.
Nếu ba thiên thể nằm thẳng hàng tuyệt đối, bạn sẽ có Nguyệt thực toàn phần, là Trái Đất sẽ che kín hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, nhưng những ánh sáng có bước sóng dài như đỏ và cam sẽ đi qua được lớp khí quyển của Trái Đất và làm cho bề mặt Mặt Trăng có màu đỏ cam.
Bạn hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng Nguyệt thực trực tiếp bằng mắt thường, hãy quan sát qua ống dòm hoặc kính thiên văn để có cái nhìn rõ ràng hơn.
So sánh sự thay đổi độ sáng của Mặt Trăng trước và giữa Nguyệt thực nửa tối ngày 20/11/2002. Độ sáng Mặt Trăng chỉ giảm đi rất ít, và rất khó nhận thấy được bằng mắt thường. Credit: Fred Espenak. |
Nếu như ba thiên thể này nằm thẳng hàng, sẽ xảy ra Nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng sẽ bị che ánh sáng hoàn toàn, và chỉ có ánh sáng bước sóng dài màu đỏ mới truyền qua được lớp khí quyển của Trái Đất, kết quả là Mặt Trăng sẽ có màu đỏ cam khi xảy ra Nguyệt thực toàn phần.
Khi xảy ra Nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng sẽ đi vào phần rìa tối ngoài cùng của Trái Đất, vùng này được gọi là vùng nửa tối, hay penumbra trong tiếng Anh. Khi Mặt Trăng lọt vào phần này, nó sẽ bị Trái Đất che bớt ánh sáng, nhưng chỉ một phần bóng tối mờ, kết quả là ánh sáng của Mặt Trăng sẽ giảm và mờ đi chút xíu.
Mặc dù là độ sáng bề mặt của Mặt Trăng lúc xảy ra Nguyệt thực nửa tối có giảm, nhưng nó không rõ ràng, bạn phải quan sát thật kỹ và có một cặp mắt sắc sảo, hoặc chụp hình lại, mới có thể nhận ra sự thay đổi độ sáng của Mặt Trăng lúc này.
Những vùng quan sát được Nguyệt thực nửa tối nửa đêm 17/9 được tô màu tím. Credit: TimeAndDate.com. |
Nguyệt thực nửa tối lần này sẽ diễn ra từ 23:55 ngày 16/9 cho tới 03:54 rạng sáng ngày 17/9. Dưới đây là thời gian Mặt Trăng mọc và thời gian xảy ra ở vài địa phương.
(1) : Mặt Trăng tiến vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất
(2) : Mặt Trăng mọc
(3) : Cực đại nguyệt thực
(4) : Mặt Trăng rời vùng bóng nửa tối của Trái Đất
(5) : Cao độ của Mặt Trăng so với chân trời hướng đông lúc bắt đầu
Thành phố | (1) 16/9 | (2) 16/9 | (3) 17/9 | (4) 17/9 | (5) |
Cần Thơ | 23:55 | 18:38 | 01:55 | 03:54 | 56° |
Mỹ Tho | 23:55 | 18:35 | 01:55 | 03:54 | 55° |
Sài Gòn | 23:55 | 18:34 | 01:55 | 03:54 | 55° |
Nha Trang | 23:55 | 18:24 | 01:55 | 03:54 | 52° |
Quy Nhơn | 23:55 | 18:23 | 01:55 | 03:54 | 52° |
Đà Nẵng | 23:55 | 18:27 | 01:55 | 03:54 | 51° |
Vinh | 23:55 | 18:38 | 01:55 | 03:54 | 52° |
Hà Nội | 23:55 | 18:37 | 01:55 | 03:54 | 51° |
Lào Cai | 23:55 | 18:45 | 01:55 | 03:54 | 51° |
Nguyệt thực diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng nhau, với Trái Đất nằm ở giữa. Lúc này, Trái Đất sẽ che ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, ở Trái Đất sẽ quan sát thấy bề mặt Mặt Trăng dần bị tối đi.
Nếu ba thiên thể nằm thẳng hàng tuyệt đối, bạn sẽ có Nguyệt thực toàn phần, là Trái Đất sẽ che kín hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, nhưng những ánh sáng có bước sóng dài như đỏ và cam sẽ đi qua được lớp khí quyển của Trái Đất và làm cho bề mặt Mặt Trăng có màu đỏ cam.
Bạn hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng Nguyệt thực trực tiếp bằng mắt thường, hãy quan sát qua ống dòm hoặc kính thiên văn để có cái nhìn rõ ràng hơn.
Anh Tuấn Nguyễn