Tháng 6 năm 2016 là tháng thứ 14 liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục
Ảnh hưởng từ sự nóng lên của đại dương bởi El Niño và các hiệu ứng nóng lên toàn cầu, hành tinh Trái Đất vừa trải qua tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận. Tháng 6 cũng đánh dấu 14 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục, và chuỗi tháng nóng dài nhất từng được ghi nhận.
Trong một công bố mới nhất của Cơ quan Quốc gia về Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA), cơ quan này cho biết tháng 6 vừa rồi nóng hơn 0,9 độ C so với nhiệt độ trung bình cùng kỳ ở thế kỷ 20, hơn 1,3 độ so với cùng kỳ thế kỷ 19. Sự ấm hơn mức trung bình đang chiếm ưu thế trên hầu hết các nơi của thế giới, dẫn đến tháng 6 có nhiệt độ cao nhất kể từ khi được ghi chép số liệu về nhiệt độ toàn cầu vào năm 1880.
Chuỗi tháng nóng lần này là chuỗi dài nhất trong suốt 137 năm với 14 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục. Chuỗi tháng nóng này bắt đầu từ tháng 4 năm 2015, và nhiệt độ tăng dần qua mỗi tháng bởi sự ảnh hưởng của hiệu ứng El Niño làm nước biển ấm lên ở Thái Bình Dương.
Úc, Anh, Hồng Kông và Tây Ban Nha là một số nơi điển hình cho việc nhiệt độ trung bình tại nơi đó tăng lên một cách nhanh chóng. Cá biệt, New Zealand đã có giai đoạn 6 tháng đầu năm nóng nhất từ trước đến nay.
Mặt khác, cơ quan này cho biết rằng chuỗi tháng nóng sẽ được phá vỡ – ít nhất là tạm thời – khi El Niño cuối cùng cũng 'nhường chỗ' cho La Niña, điều này khiến các vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương sẽ mát mẻ một chút. El Niño bắt đầu tăng mạnh từ năm 2015, nhưng El Niño không phải là nguyên nhân chính của sự tăng nhiệt độ, chúng ta phải nhìn nhận rằng một phần nguyên nhân là do sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi con người.
NASA Goddard cũng cho biết rằng, băng trên biển ở Bắc Cực đang chạm mức thấp nhất kể từ khi những vệ tinh quan sát Trái Đất bắt đầu ghi nhận lượng băng từ năm 1979. Băng ở khu vực này đã giảm đi 40% so với 30 năm trước. Tình hình khí hậu cực đoan ở Bắc Cực trong 6 tháng qua đang trở nên rất nghiêm trọng và nguy hiểm.
Các nhà khoa học cho rằng, sự ấm lên toàn cầu hiện nay được gây ra bởi mức độ carbon dioxide trong khí quyển ngày càng tăng, nó đã vượt quá 400 phần triệu trong tháng 5 tại Nam Cực. Sự gia tăng carbon dioxide nguyên nhân một phần từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Những điều này rõ ràng ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã, nhưng không những thế, nó thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cách Trái Đất dịch chuyển trong không gian.
Nhiệt độ trung bình các khu vực trên thế giới trong tháng 6 năm 2016. |
Trong một công bố mới nhất của Cơ quan Quốc gia về Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA), cơ quan này cho biết tháng 6 vừa rồi nóng hơn 0,9 độ C so với nhiệt độ trung bình cùng kỳ ở thế kỷ 20, hơn 1,3 độ so với cùng kỳ thế kỷ 19. Sự ấm hơn mức trung bình đang chiếm ưu thế trên hầu hết các nơi của thế giới, dẫn đến tháng 6 có nhiệt độ cao nhất kể từ khi được ghi chép số liệu về nhiệt độ toàn cầu vào năm 1880.
Chuỗi tháng nóng lần này là chuỗi dài nhất trong suốt 137 năm với 14 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục. Chuỗi tháng nóng này bắt đầu từ tháng 4 năm 2015, và nhiệt độ tăng dần qua mỗi tháng bởi sự ảnh hưởng của hiệu ứng El Niño làm nước biển ấm lên ở Thái Bình Dương.
Úc, Anh, Hồng Kông và Tây Ban Nha là một số nơi điển hình cho việc nhiệt độ trung bình tại nơi đó tăng lên một cách nhanh chóng. Cá biệt, New Zealand đã có giai đoạn 6 tháng đầu năm nóng nhất từ trước đến nay.
Mặt khác, cơ quan này cho biết rằng chuỗi tháng nóng sẽ được phá vỡ – ít nhất là tạm thời – khi El Niño cuối cùng cũng 'nhường chỗ' cho La Niña, điều này khiến các vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương sẽ mát mẻ một chút. El Niño bắt đầu tăng mạnh từ năm 2015, nhưng El Niño không phải là nguyên nhân chính của sự tăng nhiệt độ, chúng ta phải nhìn nhận rằng một phần nguyên nhân là do sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi con người.
NASA Goddard cũng cho biết rằng, băng trên biển ở Bắc Cực đang chạm mức thấp nhất kể từ khi những vệ tinh quan sát Trái Đất bắt đầu ghi nhận lượng băng từ năm 1979. Băng ở khu vực này đã giảm đi 40% so với 30 năm trước. Tình hình khí hậu cực đoan ở Bắc Cực trong 6 tháng qua đang trở nên rất nghiêm trọng và nguy hiểm.
Các nhà khoa học cho rằng, sự ấm lên toàn cầu hiện nay được gây ra bởi mức độ carbon dioxide trong khí quyển ngày càng tăng, nó đã vượt quá 400 phần triệu trong tháng 5 tại Nam Cực. Sự gia tăng carbon dioxide nguyên nhân một phần từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Những điều này rõ ràng ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã, nhưng không những thế, nó thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cách Trái Đất dịch chuyển trong không gian.
+Anh Tuấn Nguyễn theo Guardian, CNN