Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Tàu đổ bộ Philae chính thức ngừng hoạt động

Trái Đất đã gửi lời chào tạm biệt đến tàu Philae, chính thức cắt đứt liên lạc sau khoảng thời gian dài hơn một năm không nhận được tín hiệu từ tàu vũ trụ tiên phong đổ bộ lên sao chổi này.

Hình vẽ cho thấy tàu vũ trụ Rosetta đang nhớ về những hoạt động của tàu thăm dò Philae trên sao chổi 67P. Credit: ESA.
Hình vẽ cho thấy tàu vũ trụ Rosetta đang nhớ về những hoạt động của tàu thăm dò Philae trên sao chổi 67P. Credit: ESA.

Tàu đổ bộ Philae đã viết lên một chương mới trong lịch sử thám hiểm không gian, nó là tàu đầu tiên hạ cánh lên một sao chổi – là những thiên thể còn nguyên sơ từ khi hệ Mặt Trời được hình thành. Philae gửi về hành tinh Trái Đất rất nhiều dữ liệu về những trải nghiệm mới trên một thiên thể cách xa chúng ta hàng triệu km.




Nhưng sau hơn 12 tháng không có tin tức mới, Cơ quang Hàng không Châu Âu (ESA) quyết định lưu giữ nguồn năng lượng còn lại để nó có thể quay lại con tàu mẹ Rosetta. Tàu vũ trụ Rosetta vẫn sẽ ở quỹ đạo của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko thêm hai tháng tới.

Tàu Rosetta sẽ thực hiện một cú hạ cánh bằng việc đâm sầm vào bề mặt sao chổi vào ngày 30/9 tới. Nếu Philae không quay về tàu mẹ, cả hai sẽ cùng nhau an nghỉ tại sao chổi này. Chấm dứt một sứ mệnh lịch sử khám phá sao chổi để tìm ra nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất.

Là một phần thuộc dự án trị giá 1,3 tỷ Euro của ESA, tàu thăm dò Philea nằm bên trong tàu vũ trụ Rosetta được phóng vào không gian từ tháng 3 năm 2004. Cả hai thiết bị đã du hành hơn 6,5 tỷ km trong không gian, tận dụng lực hấp dẫn của Trái Đất và Sao Hỏa để tăng tốc độ và tiết kiệm nhiên liệu trước khi tiếp cận thành công sao chổi 67P vào tháng 8 năm 2014.

Hình vẽ cảnh tàu thăm dò Philae được thả xuống bề mặt sao chổi 67P, trong khi tàu vũ trụ Rosetta quay xung quanh sao chổi. Credit: ESA.
Hình vẽ cảnh tàu thăm dò Philae được thả xuống bề mặt sao chổi 67P, trong khi tàu vũ trụ Rosetta quay xung quanh sao chổi. Credit: ESA.




Ba tháng sau đó, Rosetta gửi tàu thăm dò Philae nặng 100 kg xuống bề mặt sao chổi, bắt đầu một sứ mệnh lần đầu tiên trong lịch sử. Philae thất bại trong việc tiếp cận lần đầu, nên nó phải thực hiện việc hạ cánh thêm vài lần nữa.

Tàu thăm dò nhỏ đã đi đến nơi mà ánh sáng Mặt Trời không tiếp cận được, vì thế nguồn năng lượng Mặt Trời của nó bị cạn kiệt. Các nhà khoa học đã cho nó chạy khoảng 60 giờ để thực hiện vài thí nghiệm và gửi dữ liệu về tàu Rosetta trước khi đặt nó vào chế độ chờ.

Khi 67P đến gần Mặt Trời trên quỹ đạo lớn của nó, Philae đã được nạp đầy năng lượng và tắt chế độ chờ vào tháng 6 năm 2015, gửi đoạn dữ liệu dài 2 phút về tàu Rosetta, gây sự phấn khích lớn cho cư dân Trái Đất. Nhưng sau 8 lần liên lạc liên tục, tàu thăm dò đã im lặng từ ngày 9 tháng 7 năm 2015, và nó sẽ không bao giờ giao tiếp với ai nữa.

Rosetta sẽ tiếp tục quay quanh sao chổi, nhưng nó sẽ không thể bắt gặp một tín hiệu nào nữa từ Philae, dù cho ở khoảng cách chỉ 10 km.

Từ bỏ tất cả hy vọng

Vào tháng 2 vừa qua, các nhà khoa học dường như tin rằng Philae đã vào chế độ ngủ đông vĩnh viễn, mặc dù họ vẫn hy vọng một chút gì đó từ thiết bị này. Nhưng vào thứ tư vừa qua, họ đã chính thức công bố trước báo giới rằng “từ bỏ tất cả hy vọng sẽ nhận được gì đó từ Philae,” ông Philippe Gaudon ở Cơ quan Hàng không Pháp (CNES) cho biết.

“Đã đến lúc phải nói lời tạm biệt,” tài khoản Twitter của tàu Philae nói, “mọi liên lạc sẽ được ngắt vĩnh viễn …”

Mô phỏng tàu đổ bộ Philae đang được thả xuống bề mặt sao chổi 67P từ tàu mẹ Rosetta. Credit: ESA/Rosetta/Navcam.
Mô phỏng tàu đổ bộ Philae đang được thả xuống bề mặt sao chổi 67P từ tàu mẹ Rosetta. Credit: ESA/Rosetta/Navcam.




Khi sao chổi di chuyển đến điểm xa Mặt Trời nhất vào tháng 7 này – cách Mặt Trời 520 triệu km – tàu Rosetta sẽ phải tiết kiệm năng lượng cho những tuần cuối cùng của nó.

“Chúng ta cần phải phát huy tối đa sức mạnh sẵn có của những thiết bị trên Rosetta, do đó chúng ta không được tắt hệ thống ESS của tàu, mà phải tận dụng quãng thời gian còn lại,” cố vấn khoa học Mark McCaughrean của ESA cho biết.

ESS hay Electrical Support System là hệ thống điện trên tàu Rosetta, có chức năng giúp tàu hoạt động và nhận tín hiệu từ Philae để gửi về Trái Đất. “Năng lượng đang cạn kiệt dần, vì vậy bây giờ chúng ta phải tập trung để sử dụng những gì còn lại của Rosetta, trước khi nó sẽ chính thức kết thúc vào 30 tháng 9 tới,” ông McCaughrean nói thêm.


Trong những năm qua, các nhà khoa học đã phải luôn bận rộn để xử lý và phân tích dữ liệu được gửi về từ Philae. Sao chổi là những quả cầu bụi băng nguyên sơ từ thuở bình minh của hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học tin rằng những sao chổi đã gieo mầm sống cho Trái Đất – hay thậm chí là các hành tinh khác nữa – bằng những thành phần cần thiết cho sự sống.