Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Nhịp tim của Tinh vân Con cua

Nằm trong lõi của Tinh vân Con cua là một ngôi sao neutron từ hóa quay 30 lần một giây có kích thước tương đương một thành phố. Được biết đến với tên gọi Crab Pulsar, nó nằm bên phải cùng của hai ngôi sao sáng, bên dưới vòng xoáy ở giữa tấm hình tuyệt đẹp này được chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble.

> Bài chi tiết: Messier 1 - Tinh vân Con Cua.

Nhịp tim của Tinh vân Con cua. Credit : NASA, ESA - Acknowledgment: J. Hester (ASU), M. Weisskopf (NASA / GSFC).
Nhịp tim của Tinh vân Con cua. Credit : NASA, ESA - Acknowledgment: J. Hester (ASU), M. Weisskopf (NASA / GSFC).

Với diện tích trải rộng khoảng 3 năm ánh sáng trong không gian, khung hình bạn đang xem cho thấy những dòng khí phát sáng xoáy trong thứ ánh sáng màu xanh lam kì lạ. Ánh sáng màu lam được phát ra từ xoắn ốc mang điện trong nguồn từ trường mạnh có tốc độ gần như tốc độ ánh sáng. Giống như một cỗ máy phát của vũ trụ, sức mạnh của pulsar phát xạ ra từ các tinh vân, dẫn một làn sóng xung kích qua đám vật chất xung quanh rồi tăng tốc ở các xoắn ốc mang điện.

Với khối lượng lớn hơn Mặt Trời và mật độ như hạt nhân của nguyên tử, pulsar quay là cốt lõi sau vụ sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ đã phát nổ. Tinh vân Con cua là tàn dư mở rộng của lớp bên ngoài một ngôi sao đã phát nổ, vụ nổ siêu tân tinh này đã cho hành tinh chúng ta chiêm ngưỡng vào năm 1054.

Credit : NASA, ESA - Acknowledgment: J. Hester (ASU), M. Weisskopf (NASA / GSFC)