Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Mặt Trời tỏ vẻ lo lắng bởi những vết đen

Mặt Trời gần đây đã tạo ra một gương mặt đầy lo lắng, nhưng bạn cũng sẽ lo lắng như vậy nếu có một cái lỗ khổng lồ mở toạc ra trên đầu bạn. Sự lo lắng ra mặt của Mặt Trời đã được chụp lại trong bức ảnh chụp vài ngày trước bởi tàu SDO của NASA.

Mặt Trời tỏ vẻ lo lắng bởi những vết đen. Hình ảnh được chụp vào ngày 14/7 bởi tàu SDO của NASA. Credit: NASA/SDO/AIA.
Mặt Trời tỏ vẻ lo lắng bởi những vết đen. Hình ảnh được chụp vào ngày 14/7 bởi tàu SDO của NASA. Credit: NASA/SDO/AIA.

"Đôi mắt" của Mặt Trời là một khu vực hoạt động thực sự, trong đó nó đóng vai trò như là bệ phóng bức xạ Mặt Trời và sự phun trào của những luồng plasma siêu nóng của Mặt Trời được biết đến với tên gọi phun trào nhật hoa (CMES). Và cái miệng lo lắng, nhăn nhó là một miệng hố nhật hoa, một khu vực tương đối mát hơn và tối hơn, nơi từ trường của Mặt Trời được phóng ra vào không gian liên hành tinh.

Vật chất phóng ra từ vành nhật hoa là một phần của gió Mặt Trời với tốc độ cao, có thể gây ra bão từ trên Trái Đất. Thật vậy, các hạt phóng ra từ một vành nhật hoa vào cuối mùa thu có thể tạo ra cực quang mạnh mẽ. Một cái "miệng" khác to lớn hơn có thể nhìn thấy rõ ràng ở góc trên bên phải trong hình này, như một mái tóc giả xấu xí.

Bộ não con người rất thích việc tìm kiếm những hình ảnh có ý nghĩa trong các dữ liệu mà nó phân tích, điều này giải thích tại sao người ta có thể nhìn thấy một khuôn mặt trong ánh sáng Mặt Trời hoặc trên Sao Hỏa, một người đàn ông trên Mặt Trăng, hay Chúa Jesus trên một miếng bánh mì nướng. Hiện tượng này được gọi là pareidolia.

Sứ mệnh SDO trị giá 800 triệu Mỹ kim được bắt đầu vào tháng 2 năm 2010. Hình ảnh có độ nét cao của tàu vũ trụ đang giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về từ trường của Mặt Trời và hoạt động của năng lượng Mặt Trời, bao gồm chúng hoạt động như thế nào và tại sao lại thay đổi theo thời gian.

Tiểu Hồ theo Space.com