Curiosity đã có thể tự bắn laser trên Sao Hỏa
Tàu thăm dò Curiosity giờ đây đã có thể tự chủ lựa chọn mục tiêu mình muốn nghiên cứu, thiết bị bắn tia laser ChemCam có thể gây ra những vụ nổ đá trên Sao Hỏa và phân tích kết quả các thành phần bốc hơi.
Trước đây các nhà khoa học của sứ mệnh làm việc tại mặt đất vẫn phải xác định mục tiêu cho ChemCam, nhưng giờ đây họ tăng tính độc lập cho Curiosity và nghĩ rằng sẽ có hiệu quả hơn.
"Sự tự chủ này đặc biệt hữu ích vào những thời điểm mà nhóm nhà khoa học ở Trái Đất không thể kết nối với tàu thăm dò – như các sự cố hồi vài tuần trước – hoặc khi thời gian ở Trái Đất, Sao Hỏa và thiết bị không trùng nhau, dẫn tới sự chậm trễ trong việc gửi và nhận thông tin," kỹ sư robot Tara Estlin tại NASA JPL ở Pasadena, California cho biết.
Để có thể lựa chọn mục tiêu một cách tự động, phần mềm phân tích hình ảnh phải được điều chỉnh theo tiêu chí lựa chọn của các nhà khoa học, chẳng hạn như xác định các loại đá dựa trên kích thước hay độ sáng của chúng.
ChemCam là một thiết bị nằm trên cùng của tàu thăm dò Curiosity. Thiết bị này có thể phân tích một vật thể nào đó lớn đến 7 mét. Tàu thăm dò Curiosity 2,5 tỷ dollar hạ cánh xuống miệng núi lửa Gale vào tháng 8 năm 2012, nhiệm vụ của sứ mệnh này là xác định khả năng từng tồn tại sự sống ở khu vực này, dù là dạng sống vi sinh vật.
Bằng việc sử dụng những bộ thiết bị khác nhau, tàu đã nhanh chóng tìm thấy bằng chứng rằng Gale là một nơi có khả năng tồn tại sự sống và hệ thống dòng chảy nước vào hàng tỷ năm trước đây. Trong gần 4 năm hoạt động trên Sao Hỏa, ChemCam trên Curiosity đã phân tích hơn 1400 mẫu vật, bắn ra hơn 350.000 tia laser gây ra các vụ nổ đất đá.
Trước đây các nhà khoa học của sứ mệnh làm việc tại mặt đất vẫn phải xác định mục tiêu cho ChemCam, nhưng giờ đây họ tăng tính độc lập cho Curiosity và nghĩ rằng sẽ có hiệu quả hơn.
"Sự tự chủ này đặc biệt hữu ích vào những thời điểm mà nhóm nhà khoa học ở Trái Đất không thể kết nối với tàu thăm dò – như các sự cố hồi vài tuần trước – hoặc khi thời gian ở Trái Đất, Sao Hỏa và thiết bị không trùng nhau, dẫn tới sự chậm trễ trong việc gửi và nhận thông tin," kỹ sư robot Tara Estlin tại NASA JPL ở Pasadena, California cho biết.
Để có thể lựa chọn mục tiêu một cách tự động, phần mềm phân tích hình ảnh phải được điều chỉnh theo tiêu chí lựa chọn của các nhà khoa học, chẳng hạn như xác định các loại đá dựa trên kích thước hay độ sáng của chúng.
ChemCam là một thiết bị nằm trên cùng của tàu thăm dò Curiosity. Thiết bị này có thể phân tích một vật thể nào đó lớn đến 7 mét. Tàu thăm dò Curiosity 2,5 tỷ dollar hạ cánh xuống miệng núi lửa Gale vào tháng 8 năm 2012, nhiệm vụ của sứ mệnh này là xác định khả năng từng tồn tại sự sống ở khu vực này, dù là dạng sống vi sinh vật.
Bằng việc sử dụng những bộ thiết bị khác nhau, tàu đã nhanh chóng tìm thấy bằng chứng rằng Gale là một nơi có khả năng tồn tại sự sống và hệ thống dòng chảy nước vào hàng tỷ năm trước đây. Trong gần 4 năm hoạt động trên Sao Hỏa, ChemCam trên Curiosity đã phân tích hơn 1400 mẫu vật, bắn ra hơn 350.000 tia laser gây ra các vụ nổ đất đá.